LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nghệ thuật: Quê hương mỗi người chỉ một, Như là chỉ một Mẹ thôi, Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người

1 trả lời
Hỏi chi tiết
366
1
0
Cún ♥
29/11/2019 12:05:00
“Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành"
Quê hương luôn là nỗi niềm day dứt luôn thường trú trong ký ức mỗi người xa quê. Cũng như Chế Lan Viên đã từng viết:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở.
Khi ta đi đất bổng hoá tâm hồn”
Trong bài thơ “QUÊ HƯƠNG” của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói về quê hương:
“Quê hương là gì hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…
…Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”.
Cũng với bài thơ” QUÊ HƯƠNG” thi Giang Nam lại mở đầu bằng những kí ức tuổi thơ của một thời, cắp sách tới trường.
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường.
Yêu quê hương qua từng trang sách mở…”
Nhà thơ Tế Hanh lại có những tâm sự về con sông quê hương trong bài “NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG” như sau:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ thang
Giữ bao nhiêu kỉ niệm của dòng trôi…”
Quê hương là vậy, mọi thứ tưởng như đời thường trong cuộc sống thường nhật của mỗi người đã tự nó lưu lại trong ký ức và thỉnh thoảng bổng dâng trào lên trong tâm trí, trong khóe mắt của người xa quê. Cũng trong nỗi niềm da diết đó, cũng trong cái vời vợi xa xăm của hương đồng cỏ nội quê hương, cũng như các nhà thơ: Đỗ trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh…, thì Ngô Hữu Đoàn đã bộc bạch nỗi nhớ quê hương của mình bằng những ngôn từ hết sức mộc mạc chân tình nhưng cũng không kém phần thiêng liêng và sâu thẳm !
Chúng ta ai cũng có quê hương nói chung. Riêng ở quê nội Tùng Ảnh quê tôi lại lại rất đặc biệt, không biết tự bao giờ quê tôi lại được ở bên cạnh dòng sông La, hiền hòa sâu lắng, đã làm xao động lòng người, nhất là những người con của Tùng Ảnh khi ở xa quê.
Tôi rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến hai chữ “Quê hương” của mình, nơi có dòng sông La (thuộc địa phận xã Tùng Ảnh, Đức Thọ) vùng “địa linh” với biết bao “nhân kiệt” như Phan Đình Phùng, Trần Phú…( mảnh đát đã sinh ra Cố tổng bí thư đầu tiên “TRẦN PHÚ”, nhà chí sĩ yêu nước “PHAN ĐÌNH PHÙNG”, “NGUYỄN ĐÔ LƯƠNG” và bao anh hùng của quê hương Tùng Ảnh quê tôi…) nơi có bến “TAM SOA”, là điểm hội tụ của 2 nhánh sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, đổ vào sông La. Con “SÔNG LA” cũng hiền hòa như con người ở nơi đây, là cảm hứng cho các nhạc sĩ đã sáng tác nên những ca khúc, tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời làm rung động lòng người. Bài hát “Ai về Hà Tĩnh” đã có những làn điệu mang âm hưởng dân ca sau:
“Có ai về quê tôi Hà Tĩnh, ơ ơ mà nghe/ Bến Tam Soa đưa ví ân tinh…/Trên dòng La Giang chiếc thuyền ai xuôi chèo, trên bến Tam Soa mái chèo đưa tiếng hò ngân vang/ Thẳng cánh chim trời bay mỏi/Quê ta đã lớn lên rồi…/Hồng Lam dải đát anh hùng ta ơi…”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư