Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt trong giai đoạn 2

Câu 1: Em hãy trình bày diễn biến , kết quả , ý nghĩa cuộc kháng chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt trong giai đoạn 2 của cuộc kháng chiến chống Tống ?
Câu 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời đại nhà Lý?
Câu 3: Em hãy trình bày diễn biến , kết quả , ý nghĩa cuộc chiến đấu trên sông Bạch Đằng trong giai đoạn 3 của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên của quân dân nhà Trần ?
Câu 4: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa  lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.
Câu 5: Em hãy kể một câu chuyện  về một nhân vật lịch sử dưới thời Lý-Trần mà em thích ?
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
321
1
1
Đỗ Dũng
02/12/2019 18:41:27

1
- Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.

- Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.

- Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.

- Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

- Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.

- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Đỗ Dũng
02/12/2019 18:41:53
2.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

Ý nghĩa lịch sử:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.



 
1
1
Đỗ Dũng
02/12/2019 18:42:25
4.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.



 
2
0
câu 1
ý ngĩa 

Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt là trận quyết định số phận của quân Tống xâm lược.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang, quân Tống buộc phải từ bỏ giấc mộng xâm lược Đại Việt, nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững.

- Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Tên tuổi của ông - Lý Thường Kiệt mãi là niềm tự hào của dân tộc.

2
0
Câu 3: 

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và thế tử Đinh Liễn bị ám sát. Tháng 5 năm 980 (dương lịch), sứ nhà Tống ở Đại Cồ Việt là Lư Tập về nước báo cáo; triều đình nhà Tống biết được tình hình rối ren ở Đại Cồ Việt. Tháng 8 năm 980, Hầu Nhân Bảo, quan trấn thủ châu Ung của Đại Tống dâng thư lên hoàng đế Đại Tống báo cáo việc Đại Cồ Việt có nội loạn và là thời cơ để đánh chiếm và xin được về kinh đô để trình bày rõ hơn. Hoàng đế Đại Tống theo lời khuyên của Lư Đa Tốn không triệu Hầu Nhân Bảo về kinh đô để giữ bí mật việc chinh phạt Đại Cồ Việt. Thay vào đó, Hữu Tráng là quan cai quản lộ Quảng Nam Tây (thuộc vùng Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay) được gọi về kinh đô báo cáo tình hình Đại Cồ Việt. Hữu Tráng tâu rằng: "ở Giao Châu thì vua cuối họ Đinh là Đinh Toàn còn nhỏ dại, bị giặc hãm hại, nước loạn mãi chưa yên, dân không biết dựa vào ai làm chủ. Ta nên kíp sai quân sang, nói là đến cứu...".

Nắm được tình hình Đại Cồ Việt rồi, Tống Thái Tông phong Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lộ thủy lục kế độ chuyển vận sứ, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực giữ chức Binh mã đô bộ thự lập tức chuẩn bị chiến tranh với Đại Cồ Việt. Đồng thời ban chiếu chinh phạt Đại Cồ Việt. Nội dung như sau:

Thanh giáo và oai linh của nước nhà vang khắp cả mọi nơi, gần đây đất Diên-Chỉ, chưa sáp nhập vào địa đồ Trung Quốc, chúng ở một phương, gần nơi Ngũ Lĩnh. Từ cuối đời Đường rối loạn, chia sẻ đất đại, rồi chúng làm ra một nước tiếm ngụy, ở xa thanh giáo thành ra phong tục như đứa mù đứa điếc. Kịp khi Phiên-Ngung đã bình định, mới ban cho Chính-Sóc mà tuân hành, tuy đã phục tùng chịu làm phiên thuộc, nhưng cứ tu luyện binh lính, có ý quật cường. Lễ thờ phụng nước trên, lẽ nào như thế? Vậy ta bất đắc dĩ phải trị tội gian nguỵ để cứu dân, phải cử binh qua đánh để khai hoá xứ mọi rợ; nay cho bọn Tôn Toàn Hưng xuất quân qua đánh.”

Lời chiếu cho thấy việc vua Đinh và thế tử bị ám sát thực tế không liên quan đến việc Đại Tống muốn chinh phạt Đại Cồ Việt.

Mùa thu năm 980, quan trấn thủ châu Lạng (Lạng Sơn) báo tin cho triều đình việc quân Tống chuẩn bị đánh xuống Đại Cồ Việt. Lê Hoàn liền lên ngôi vua và gấp rút chuẩn bị kháng chiến.

Mùa Đông năm 980, Tống đế gửi thư tuyên chiến. Trong thư có đoạn: "Hiện nay ta đã sửa sang binh xa và bộ tốt, hiệu lệnh chiêng trống rất nghiêm minh; nếu vâng theo giáo hóa thì được tha; nếu chống lại mệnh lệnh thì sẽ bị trị tội".

Lê Đại Hành một mặt chuẩn bị kháng chiến, một mặt vẫn sai sứ mang thư sang triều đình Đại Tống báo cáo việc đã lập Đinh Toàn nối ngôi Đinh Tiên Hoàng. Nhà Tống không đồng ý. Tống Thái Tông sai Lư Đa Tốn viết thư trả lời Lê Hoàn. Thư có đoạn:

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×