Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về hình tượng nhân vật Huấn Cao

2 trả lời
Hỏi chi tiết
530
1
0
Kiên
06/12/2019 09:14:34
Nguyễn Tuân là một cây bút lớn trong nền văn chương Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông có chiều sâu tư tưởng rất lớn với những nhân vật mang phẩm chất phi thường, kể cả là người lao động bình thường. Ông là người đặc biệt yêu thích cái đẹp và những giá trị truyền thống. Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù là một trong những nhân vật tiêu biểu cho những ý nguyện về cuộc đời và con người của ông.
Truyện miêu tả tài năng và phẩm chất thiên lương cao cả của Huấn Cao. Cái tâm, cái tầm của Huấn Cao cao cả đến mức có thể cảm hóa được cái xấu, cái ác. Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao có thể khẳng định về cái tâm, cái tài cần phải song hành, sóng đôi cũng như lời Bác Hồ nói về quan niệm tài và đức không thể tách rời.
Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân dựa vào nhân vật cụ thể ngoài hiện thực là Cao Bá Quát. Cao Bá Quát là một con người thông minh, học giỏi nổi tiếng, rất mực tài hoa, sống dưới triều đại phong kiến thối nát khiến nhân dân đói khổ, lầm than, ông đã đứng lên lãnh đạo phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình. Điều này cho ta thấy được tấm lòng rất trân trọng người tài, trân trọng những người anh hùng đã hy sinh vì nghĩa lớn của Nguyễn Tuân. Qua đó, ta cũng thấy được tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Tuân, tấm lòng mà ông dành cho đất nước là rất đáng quý.
Trong truyện, Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật Huấn Cao là một người anh hùng thất thế, vốn là thũ lĩnh những người “phản nghịch” đứng lên chống lại triều đình, nay bị kết án tử, giam cầm và chờ ngày ra pháp trường xử lý. Huấn Cao là người tử tù chuẩn bị đưa ra pháp trường xử tử.
Huấn Cao là một con người rất tài hoa, văn võ song toàn. Ông là người nổi tiếng có tài viết chữ đẹp, “ chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, thiên hạ truyền rằng “ có được chữ Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời “.
Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, không khuất phục trước uy quyền bạo lực. Đứng đầu cuộc bạo động khởi nghĩa chống triều đình phong kiến thối nát, là tử tù nhưng rất ung dung, bình thản. Trước hành động giễu cợt của tên lính, ông ngang tàn rỗ gong “ Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thanh gông xuống thềm đá tảng đáng thuỳnh một cái". Khi viên quản ngục có lời hỏi thăm, Huấn Cao tỏ thái độ ngạo nghễ, khinh bạc, trả lời một cách lạnh lùng, đanh thép: "Ngươi hỏi ta muốn gì ? Ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây “, “đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là cái trò tiểu nhân oái thị này “. Cái chết ngay cận kề nhưng Huấn Cao vẫn ung dung, bình thản đón nhận, không chút run sợ, không chút sợ hãi.
Ông cũng là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp. Không tham quyền hám lợi mà bán rẻ giá trị “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà bắt mình phải viết câu đối bao giờ”. Ông rất trọng nghĩa khí, vốn khinh bạc nhưng khi biết phẩm chất tốt đẹp và sở thích cao quý của quản ngục thì Huấn Cao đã sẵn sàng cho chữ, đồng thời có chút ân hận, băn khoăn vì "thiếu chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ “. Không chỉ giữ gìn, quý trọng thiên lương của mình, Huấn Cao còn thân thành khuyến thiện con người, cho quản ngục những lời khuyên hết sức chân thành, ý nghĩa : “Thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Man
06/12/2019 09:16:42
Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa – khí phách. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám, ngòi bút ấy đã biết hướng thiện, hướng mỹ để tìm ra và lưu giữ lại cho đời những vẻ đẹp của một thời vang bóng. Trong nhiều vẻ đẹp của Vang bóng một thời xuất bản năm 1940, nổi lên một vẻ đẹp chói lòa, rực rỡ, vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù nổi tiếng của ông.
Nhân vật Huấn Cao được sáng tạo từ một nguyên mẫu có thực trong cuộc đời, đó là nhà thơ Cao Bá Quát anh hùng khí phách lại nổi tiếng viết chữ đẹp một thời. Nguyên mẫu vốn đã đẹp, nhưng khi đi vào tác phẩm, nhờ điển hình hoá nghệ thuật, đã trở thành một hình tượng nhân vật lung linh tỏa sáng với ba vẻ đẹp rực rỡ chói loà: vẻ đẹp của tài hoa; của khí phách hiên ngang bất khuất, của "thiên lương" trong sáng. Ba vẻ đẹp này không tách rời nhau mà gắn bó chặt chẽ với nhau để làm nên vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng của Nguyễn Tuân.
Huấn Cao là một người nghệ sĩ chân chính rất mực tài hoa, hiếm có trong nghệ thuật thư pháp. Ông "viết chữ rất nhanh và đẹp". Chữ viết của ông đã trở thành những bức tranh nghệ thuật và là niềm khao khát của những con người say mê cái đẹp: "có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời". Nhưng Huấn Cao là một con người sống có nhân cách, biết tự trọng. Ông luôn luôn đặt chữ tâm trên chữ tài, trên cả bạc vàng, địa vị: "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ". Cho nên xin đượ chữ của ông không phải là chuyện dễ, không phải ai cũng xin được trừ ba người bạn tri âm, tri kỷ của ông: "Tính ông vốn khoảng, từ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ". Tuy vậy, nhưng khi ông "thấy cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục thì ông lại bằng lòng cho chữ "nào ta có biết đâu một người thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".
Những lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục đã thể hiện rõ quan điểm thống nhất giữa cái tâm và cái tài, giữa cái đẹp và cái thiện: "Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người", "tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ cái thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời người lương thiện đi". Lời khuyên chân thành này của Huấn Cao đã gây xúc động mạnh và cảm hoá được viên quản ngục.
Loading... Huấn Cao còn là một người anh hùng, đầy khí phách, sống hiên ngang không hề khuất phục trước uy quyền và bạo lực. Huấn Cao là một lãnh tự của phong trào nông dân khởi nghĩa, ngang nhiên chống lại triều đình, Khi bị bắt, cổ đeo gông, bị giải vào nhà lao chờ ngày xử chém ông vẫn ung dung, không hề sợ sệt: "Huấn Cao đứng đầu gông, quay cổ lại bảo mấy bạn đồng chí: rệp cắn tôi, đỏ cả cổ lên rồi. Phải dỗ gông đi". Lời viên quản ngục nói với thầy thơ lại càng làm nổi bật cái tài và cái khí phách của Huấn Cao: "Thầy có nghe người ta đồn Huấn Cao ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khoá và vượt ngục nữa không?". Trong tù "Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm", Huấn Cao còn khinh bỉ viên quản ngục, kẻ nắm trong tay quyền lực có thể hành hạ, đánh đập mình vì ông những tưởng viên quản ngục này cũng như bao nhiêu viên quản ngục khác. Thái độ khinh bỉ của ông được thể hiện khá rõ trong câu trả lời câu hỏi của viên quản ngục: "Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất", "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây".
Huấn Cao là một con người rất yêu cái đẹp, cái thiện. Chính vì vậy mà ông cảm thông được tấm lòng biết yêu cái đẹp của viên quản ngục, cho chữ viên quản ngục. Và cũng chính vì có quan niệm thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện nên Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục nên về quê, rời bỏ cái nghề quản ngục để giữ lấy cái đẹp và cái thiện.
Cảnh cho chữ diễn ra ở cái thời điểm đêm đã về khuya và trong một cái không gian chật hẹp, tối tăm của nhà ngục với "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián". Trong cảnh này, tác giả đã khéo tạo những hình ảnh đối lập. Thứ nhất là sự đối lập giữa cái đẹp của "tấm lụa trắng tinh", "phiến lụa óng", "nét chữ vuông tươi tắn", thoi mực thơm" với cái dơ dáy, bẩn thỉu của "buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián". Thứ hai là sự đối lập giữa hình ảnh người tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván" với hình ảnh viên quản ngục "khúm núm" và thầy thơ lại gầy gò "run run bưng chậu mực". Sự đối lập thứ nhất cho ta thấy giữa cái ác, nơi tăm tối của nhà ngục cái đẹp vẫn sống, không hề bị tiêu diệt. Trong sự đối lập thứ hai ta thấy một sự chuyển hoá quyền lực. Viên quản ngục nắm trong tay quyền hành hạ, đánh đập Huấn Cao lại trở thành "khúm núm" trước Huấn Cao. Đó phải chăng chính là sức mạnh của cái đẹp, cái thiện đã chiến thắng cái xấu cái ác.
Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của mình về cái đẹp. Với Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k