Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được tác giả Huy Cận sáng tác ngày 4-10-1958, trong chuyến đi thực tế tại Hòn Gai, Quảng Ninh, in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958), bài thơ là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui. Đó là đặc điểm quy định nội dung và phong cách nghệ thuật của bài thơ.
Thông thường người ta lao động ban ngày. Ở đây, Huy Cận chọn một thời điểm lao động đặc biệt. Khi mặt trời lặn xuống, màn đêm bao phủ vùng biển thì một ngày lao động mới của người đánh cá mới bắt đầu. Như vậy, tạo được ấn tượng về một cuộc sống khẩn trương, nhộn nhịp ngày đêm không lúc nào ngừng…
Hai câu đầu vẽ lên cảnh hoàng hôn trên biển và đêm tối thật lộng lẫy. Mặt trăng xuống biển như hòn lửa vĩ đại, báo hiệu ngày tàn. Dĩ nhiên vịnh Hạ Long nước ta ở phía đông và nếu đứng từ bờ nhìn ra thì chỉ thấy mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển được. Nhà thơ có thể đứng phía Hòn Gai hoặc xa hơn nhìn về phía tây thì mới thấy được cảnh này (có thể nhà thơ cũng đi trên một chiếc thuyền ra khơi chăng?).
Với Huy Cận, vũ trụ là một mái nhà, màn đêm sập xuống như cánh cửa; còn những làn sóng chạy lăn tăn qua lại như những chiếc then cài vào màn đêm. Tất cả báo hiệu nhưng trời đã tối hoàn toàn.
Chính vào lúc đó, Đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Chữ lại cho ta biết đây là một hoạt động thường nhật lặp đi lặp lại hằng ngày chứ không phải đột xuất, cá biệt. Nhưng chữ lại còn biểu hiện nghĩa ngược lại, như muốn nói trời biển đã nghỉ ngơi còn con người sáng tạo. Câu thơ Câu hát căng buồm cùng gió khơi càng gợi lên cảnh tượng hùng vĩ. Thuyền ra khơi xa không chỉ nhờ cánh buồm no gió mà tiếng hát cũng có thể thổi căng cánh buồm. Đoàn thuyền ra đi nhờ buồm gió và buồn vui, chan hòa giữa con người và vũ trụ. Tính chất hành khúc của bài thơ biểu hiện rõ trong hình ảnh, câu chữ và nhịp điệu. Bài thơ là lời ca của chính người lao động ca ngợi niềm say sưa hứng khởi lao động của chính mình.
Khổ thơ thứ hai trực tiếp thể hiện khúc ca say mê của người đánh cá. Một khúc ca gọi cá vào lưới thật vui vẻ, rộn ràng. Cá bạc là loài cá nhỏ, thân bầu dục dài, dẹt hai bên, màu trắng đục, còn họi là cá mắm mỡ, sống gần bờ ở độ sâu 30-60m nước. Có lẽ vì thế nhà thơ nhắc đến trước tiên và loài cá làm mặt biển lặng chăng? Khác với cá bạc là loài cá chim, cá thu là hai loài cá nổi điển hình của đại dương. Hằng năm chúng bơi hàng đàn lớn vào gần bờ để đẻ và vỗ béo. Chúng đi rào rào sát mặt nước như đoàn thoi, làm sóng biển chứa lân tinh nổi lên muôn luồng sáng. Lời mời gọi cuối khổ thơ thật thân thiết. Khổ thơ cho thấy nhà thơ miêu tả thật chính xác nhưng không hề tẻ nhạt, lời thơ vẫn bay bổng trong tưởng tượng.
Khổ thơ thứ ba tiếp tục khúc ca vui, tự hào của những người lao động làm chủ đất nước…
Hình như trăng đã lên, làm cho cánh buồm hòa vào ánh trăng trở nên to rộng với tầm cỡ vũ trụ. Gió trăng trong thơ cổ chỉ sự thanh nhàn, ở đây mang ý nghĩa hoàn toàn mới, mạnh mẽ. Thuyền lướt giữa mây cao và biển bằng cũng gợi không gian bao la, phóng thoáng còn con người thì dò bụng biển, dàn trận, bủa lưới như những chủ nhân đầy sức mạnh và quyền uy.
Khổ thơ thứ tư ca ngợi sự phong phú, giàu có của biển. Phương thức liệt kê thích hợp nhưng nhà thơ không làm dụng nó…
Câu thơ Gõ thuyền đã có nhịp trăng sao là một hình ảnh tinh vi. Nhịp gõ thuyền và nhịp hát đã làm ánh trăng rung động, có cảm tưởng như trăng ở trên cao giữ nhịp cho tiếng gõ thuyền. Thực sự là bài ca lao động say sữa, hùng tráng, thơ mộng, đầy lòng biết ơn. Ví von biển cho ta cá như lòng mẹ vô tận, vô tư đã thành khúc ca. Ân tình thủy chung trong bài tráng ca…
Đêm tàn, trời sắp sáng nên sao mờ. Câu thơ gợi lên vẻ đẹp lao động đầy sáng tạo và giàu chất tạo hình. Cơ bắp cuồn cuộn. Dưới những cánh tay săn chắc là mẻ lưới trĩu nặng cá bạc, cá vàng. Hai câu cuối tạo sự nhịp nhàng giữa lao động con và sự vận hành của vũ trụ. Chữ lóe thật hay, vừa gợi ánh bình minh đang đến, vừa gợi sự nhảy nhót của đàn cá trong lưới. Gam màu rực rỡ, lộng lẫy.
Câu thơ đầu tạo cảm giác tuần hoàn. Câu hát căng buồm đưa thuyền đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời. Và trong cuộc đua này, con người đã về đích trước, đã chiến thắng. Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đem màu đỏ sáng cho đất trời thì thuyền đã về bến từ rất lâu, cá đã dỡ xuống phơi dài muôn dặm. Ánh nắng ban mai làm cho thành quả lao động thêm rực rỡ, huy hoàng. Lại diễn ra sự hòa hợp nhịp nhàng giữa con người và lao động và vũ trụ. Câu thơ mặt trời đội biển nhô màu mới miêu tả chính xác chuyển động của mặt trời, từ từ, ánh sáng nhô lên, mặt trời ló mặt. Mặt trời nhô lên kết thúc một đêm lao động hô ứng với mặt trời xuống biển như hòn lửa ở đầu bài thơ.
Đoàn thuyền đánh cá là một tráng ca đẹp ca ngợi người lao động biển cả làm chủ lao động và Tổ quốc. Bài thơ khắc họa sự nhịp nhàng của lao động của con người với sự vận hành của thời gian và thiên nhiên vũ trụ. Trong cảnh trời biển bao la, con người trở nên hùng vĩ, lãng mạn. Trong cảnh biển đêm, một vùng thiên nhiên của Tổ quốc hiện lên thật giàu đẹp, thơ mộng.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |