* Tác hại của mưa axit:
- Mưa axit sẽ làm tăng độ chua trong đất khiến đất bị suy thoái, cây cối kém phát triển. Không những vậy, khi gặp mưa axit, lá cây sẽ bị “cháy”, mầm bị chết khô, khả năng quang hợp giảm…
- Mưa axit sẽ làm giảm độ pH trong ao hồ. Điều này khiến các sinh vật sinh sống trong ao hồ suy yếu, thậm chí là chết. Dần dần, ao hồ này sẽ thành “thuỷ vực chết”.
- Các bức tượng đá cũng không tránh khỏi nguy cơ “diệt vong”. Nếu đá làm từ đá vôi, đá cẩm thạch chứa canxi cacbonat thì chắc chắn các bức tượng này sẽ bị phá huỷ.
- Mưa axit còn phản ứng hoá học với các vật liệu kim loại như sắt, đồng, kẽm…khiến chúng bị giảm tuổi thọ.
- Ngoài việc ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên, mưa axit còn tác động không nhỏ đến con người. Theo đó, con người có thể mắc các bệnh về đường hô hấp như ho gà, hen suyễn; hoặc các bệnh khác như nhức đầu, đau họng, đau mắt… Đặc biệt, mưa axit còn khiến cơ thể con người gián tiếp hấp thụ và tích tụ kim loại trong cơ thể khi sử dụng các thực phẩm bị nhiễm kim loại. Bên cạnh đó, mưa axit còn khiến hạn chế tầm nhìn.
* Phương hướng khắc phục :
- Lắp thiết bị khử sunphua tại các nhà máy nhiệt điện.
- Kiểm soát lượng khí thải từ các phương tiện giao thông. Cụ thể là làm giảm lượng oxit nitơ hoặc cải tiến động cơ chuẩn Euro trong các phương tiện giao thông
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định hạn chế phát tán SOx và NOx vào bầu khí quyển.
- Nâng cao chất lượng nguyên liệu đốt. Theo đó, tìm biện pháp loại bỏ lưu huỳnh và nitơ có trong than đá và dầu mỏ.
- Sử dụng năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường và hydro thay cho các nguyên liệu truyền thống.