LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của anh( chị ) về bài thơ 'Tỏ lòng' của Phạm Ngũ Lão

cảm nhận của anh( chị ) về bài thơ 'Tỏ lòng' của Phạm Ngũ Lão
3 trả lời
Hỏi chi tiết
228
0
0
Dương Anh Anh
14/12/2019 13:43:48
Hòa chung cùng khí thế chiến đấu hào hùng, oanh liệt cùng với biết bao công trạng lẫy lừng của những vị tướng tài ba, Phạm Ngũ Lão là một trong những vị danh tướng được muôn đời mến mộ. Ông còn là một nhà thi sĩ xuất sắc của nền văn học Việt nam, nổi bật trong số ấy là bài thơ Tỏ Lòng. Bằng tình yêu nước thương dân và khát vọng được cống hiến với sự nghiệp của đất nước, những tư tưởng tình cảm đấy đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn trong tác phẩm Tỏ lòng.
Tỏ lòng là một lời tâm sự của nhà thơ về những khát khao, hi vọng của một đấng nam nhi sống trên đời. Qua đó, tác giả đã thể hiện sự yêu mến, lòng tự hào của những người lính chiến đấu của quân đội nhà Trần. Mở đầu bài thơ, ta đã thấy hình ảnh của danh tướng Phạm Ngũ Lão hiện lên thật oai hùng biết bao:
“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu. ”
Câu thơ đầu tiên là một câu thơ có hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ mang tầm vóc to lớn của cả giang sơn. “Hoành sóc” tức chỉ những người anh hùng tay cầm ngang ngọn giáo tung hoành ngang dọc khắp muôn nơi. Họ đã kiên cường chiến đấu muôn nẻo của chốn giang sơn đất nước này, không quản thời gian mệt mỏi suốt bao “kỷ thu”. Câu thơ mang cả chiều dài của không gian và thời gian vào từng câu chữ. Nó càng thể hiện được tư thế của người chiến sĩ thuở “Bình Nguyên” khi ra trận chiến đấu. Trong trận chiến ấy ta còn thấy được sự đoàn kết sức mạnh của ba quân kể có thể chiến thắng được giặc thù. Tác giả dùng hình ảnh “nuốt trôi trâu” tức là những kẻ thù giặc, tuy hung hăng to lớn nhưng cũng không khiến sức mạnh của quân ta bị lung lay. Hình ảnh ẩn dụ so sánh ấy quả thực vô cùng độc đáo, để biểu hiện vị thế không bao giờ bị khuất phục của đội quân ta mà còn khơi nguồn cảm hứng, tự hào của muôn dân với những cống hiến của những vị danh hùng thời ấy.
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
Một người “nam nhi” khi quyết tâm được ra trận luôn mang trong mình một tâm thế chiến đấu rằng: luôn phải chiến đấu hết mình không quản ngại gian khó để lập được chiến công, giành được chiến thắng cho dân tộc. Khát vọng ấy là khát vọng chung của tất cả những đấng nam nhi thời bấy giờ. Tư tưởng “làm trai cho đáng nên trai”, những sứ mệnh trách nhiệm đang được giao trên đôi vai của họ về sự nghiệp giải phóng đất nước là mục tiêu sống của những người lính chiến đấu ấy. Họ mơ ước và tự hào về những chiến công oanh liệt của mình. Sẽ thật vui sướng, hạnh phúc biết bao nhiêu khi tên tuổi của mình được sánh vai cùng với anh hùng Vũ Hầu Gia Cát lương. Nhân đây, Phạm Ngũ Lão đã nhắc tới tài năng của Vũ Hầu như một tấm gương, điển tích điển cố mà muôn đời cần noi gương. Tác giả muốn nhắc nhở những tướng sĩ cần phải luôn trau dồi học tập, rèn luyện lòng dũng cảm và không bao giờ được ngủ quên trên chiến thắng. Có như vậy, tên tuổi của họ mới không bị hổ thẹn với những thời tuyên thệ như trong thơ của Nguyễn Công Trứ:
“Đã có tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Tức đã sinh ra trên thế gian này, nhất định phải được cống hiến, ghi danh với non sông để không làm hổ thẹn với đấng sinh thành, với vua cha. Vậy nên khi nghe thuyết kể về Vũ hầu, thì những công lao mà Phạm Ngũ Lão đã cống hiến vẫn còn khiến tác giả cảm thấy e thẹn.
Bài thơ “Tỏ lòng” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, từng lời thơ như một lời khẳng định hào hùng, đanh thép về ý chí chiến đấu và khát vọng cống hiến của tác giả đối với đời. Xuyên suốt bài thơ, Phạm Ngũ Lão đã bộc bạch những nỗi lo lắng và mong muốn được phục vụ đất nước, thật khiến cho người đọc cảm thấy khâm phục biết bao nhiêu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Kiên
14/12/2019 13:54:39
Trong kho tàng văn học thời Trần, "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão là một bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ tinh thần của thời đại nhà Trần với "Hào khí Đông A". Được sáng tác theo khuynh hướng yêu nước - sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tác phẩm đã khắc họa thành công bức chân dung người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ với vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ toát lên từ lí tưởng đến tầm vóc, tư thế và hành động.
Trước hết, bài thơ đã khắc họa tư thế hiên ngang và tầm vóc kì vĩ của người anh hùng Phạm Ngũ Lão và vẻ đẹp của thời đại Đông A:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu"
Dịch thơ:
"Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu"
Với ý nghĩa "cầm ngang ngọn giáo", từ ngữ "hoành sóc" đã tái hiện thành công hình ảnh người anh hùng trấn giữ đất nước trong tư thế hiên ngang, mang tầm vóc vũ trụ và hào khí dường như bao trùm đất trời. Trong bản dịch của tác phẩm "Chinh phụ ngâm" cũng miêu tả hình ảnh người chinh phu với hành động "Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo". Với hào khí đó, ắt hẳn người anh hùng đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thời đại nói riêng và của dân tộc nói chung: "Ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu". Câu thơ đã tái hiện hình ảnh cụ thể của quân đội nhà Trần, đồng thời khái quát sức mạnh của dân tộc. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi nghệ thuật so sánh "Tam quân tì hổ" (Ba quân dũng mãnh như hổ báo) với khí thế "nuốt trôi trâu", diễn đạt thành công tinh thần quyết chiến quyết thắng của "Hào khí Đông A".
Không chỉ khắc họa vẻ đẹp về tầm vóc, tư thế, hành động; bài thơ còn vẽ nên bức chân dung về ý chí của người anh hùng:
"Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu"
"Công danh" vốn là một phạm trù quen thuộc khi người anh hùng bày tỏ ý chí của mình mang màu sắc của tinh thần, tư tưởng Nho giáo với ý nghĩa: để lại sự nghiệp và để lại tiếng thơm. Xuyên suốt thời đại phong kiến, đây là quan niệm lí tưởng của các bậc anh hùng. Tác giả Nguyễn Công Trứ cũng đã từng dõng dạc tuyên bố rằng:
"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"
Như vậy, chúng ta có thể thấy được lí tưởng mà tác giả hướng đến hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực, thể hiện rõ ý chí quyết tâm đối với sự nghiệp cứu nước, cứu đời. Mặc dù là một vị tướng có nhiều công lao to lớn đối với công cuộc đánh đuổi ngoại xâm và bảo vệ đất nước nhưng Phạm Ngũ Lão vẫn cho rằng mình vẫn còn "vương nợ" công danh. Bởi vậy, ông mang trong mình nỗi thẹn khi "tai nghe chuyện Vũ hầu". Đó là nỗi "thẹn" khi chưa có tài thao lược lớn như Gia Cát Lượng. Qua đó, chúng ta có thể thấy được nhân cách cao đẹp của tác giả.
Như vậy, bài thơ "Tỏ lòng" đã thể hiện rõ bức chân dung về người anh hùng Phạm Ngũ Lão với tầm vóc, tư thế lớn lao mang tầm vóc vũ trụ cùng ý chí của tác giả. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện rõ khí thế ba quân và hào khí cũng như sự lớn mạnh của thời đại nhà Trần.
0
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư