Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy trình bày những yêu cầu về nấu ăn

C1: Em hãy trình bày những yêu cầu về nấu ăn 
C2:  Em hãy nêu quy trình chế biến món ăn nộm su hào 
C3: Em hãy nêu quy trình thực hiện chế biến món ăn nem cuốn
C4: Em hãy nêu cách bố trí các khu vực trong nhà bếp
C5: Vì sao phải thực hiện ăn toàn lao động trong nấu ăn ? .Em hãy nêu cách viện pháp rui do vì lửa ga điện trong nấu ăn 
5 trả lời
Hỏi chi tiết
264
2
1
Anzu
17/12/2019 19:49:43
Câu 2:
Bước 1: Su hào, cà rốt gọt vỏ rồi thái sợi, cho vào bát to, bỏ 1 thìa muối vào trộn đều, ướp trong vòng 30 phút.
Bước 2: Chuẩn bị khăn tay mỏng, cho từng ít cà rốt và su hào vào khăn tay rồi vắt kiệt nước, để món nộm làm xong sẽ khô không bị ra nước, để gọn ra bát khô.
Bước 3: Chuẩn bị nước chấm chua ngọt để trộm nộm, cho vào bát con nước lọc, nước mắm, đường, mì chính, tỏi tỉ lệ tuỳ thuộc vào khẩu vị của từng gia đình. Sau đó thêm nước cốtchanhvà ớt thái lát bỏ hạt vào khuấy đều.
Bước 4: Rưới toàn bộ nước chấm lên phần su hào và cà rốt, trộn đều để cho món nộm ngấm đều gia vị. Thêm lạc rang giã nhỏ, rau mùi và húng đã thái vào, đảo đều rồi để tầm 10 phút thì cho ra đĩa.
CHẤM ĐIỂM CHO MÌNH NHÉ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
NGUYỄN THANH THỦY ...
17/12/2019 19:53:39
Câu 1 : Muốn việc nấu ăn có hiêu quả thiết thực phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể, người làm nghề nấu ăn phải :
- Có đạo đức nghề nghiệp;
- Nắm vững kiến thức chuyên môn;
- Có kĩ năng thực hành nấu nướng;
- Biết tính toán, chọn lựa thực phẩm;
- Sử dụng thành thạo và hợp lí những nguyên liệu,dụng cụ cần thiết;
- Biết chế biến mon ăn ngon, hợp khẩu vị,đảm bảo vệ sinh và an toan thực phẩm, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của món ăn,làm cho món ăn trở nên ngon miệng, đẹp mắt, kích thích tiêu hoá, tạo cơ sở tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khoẻ.
Câu 2 :
I. NGUYÊN LIỆU (2 đĩa to)
- Su hào non: 1000g
- Thịt ba chỉ (thịt dọi): 100g
- Tôm biển tươi: 200g
- Hành khô: 50g
- Lạc (đậu phộng): 50g
- Muối: 5g
- Đường: 12g
- Nước mắm: 6g
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị: sơ chế
Su hào:
  • Gọt rửa sạch, thái sợi;
  • Trộn đều với 1 thìa súp muối, để khoảng 5 phút, rửa lại, vắt ráo nước;
  • Cho su hào vào thau (âu) sạch cùng với 2 thìa súp đường, trộn đều (để giữ lại độ giòn), cho nước chanh vào, nêm hơi chua, ngọt.

Tôm: rửa sạch, cho vào soong cùng 1 thìa cà phê muối, đậy nắp lại, nấu khoảng 10 phút; tôm chín, bóc vỏ chừa đuôi, rút bỏ chỉ đất ở sống lưng, nếu tôm to nên chẻ đôi.
Thịt ba chỉ:
  • Luộc chín, thái sợi hoặc thái lát mỏng.
  • Ngâm tôm, thịt với nước mắm + chanh + tỏi + ớt pha loãng.

Lạc: rang vàng, xát vỏ, giã giập.
Hành khô: thái mỏng, rán (phi) vàng, để ráo mỡ.
Rau răm, mùi tàu, rau thơm: nhặt, rửa sạch, thái (xắt) nhỏ.
Ớt: ½ tỉa hoa, ½ băm nhỏ.
Làm nước mắm chanh, tỏi, ớt pha loãng: Hòa nước chanh (hoặc giấm) + đường + tỏi + ớt + nước mắm ngon, quấy đều, nêm vừa ăn.
2. Chế biến: trộn hỗn hợp
Trộn hỗn hợp su hào + 1 phần tôm thịt + 1 phần rau răm, rau thơm, mùi tàu thái nhỏ + ½ lạc rang + ½ hành phì, sau đó nêm lại với chút nước mắm ngon cho vừa ăn, tạo thành hỗn hợp nộm.
1
1
NGUYỄN THANH THỦY ...
17/12/2019 19:55:29
Câu 3 :
1. Nguyên liệu (20 cái)
  • 500g tôm tươi;

  • 30

  • 500g bún;

  • Bánh đa nem (bánh tráng);

  • Rau xà lách, rau thơm, hẹ;

  • Lạc (đậu phộng), bột đao (bột năng);

  • Giá đỗ, ớt, me, tỏi;

  • Giấm, đường, tương hạt;

2. Quy trình thực hiện

a. Chuẩn bị: Sơ chế

  • Tôm:  rửa sạch, cho vào soong cùng 1 thìa cà phê muối, đậy nắp lại, nấu khoảng 10 phút, tôm chín, bóc vỏ, rút bỏ chỉ đất ở lưng.

  • Thịt: luộc chín, thái mỏng.

  • Lạc rang: rang vàng, xát vỏ, giã giập.

  • Tương hạt:

    • Quấy với một ít nước để lắng cát (khoảng ½ giờ).

    • Vớt hạt tương ra, giã nhuyễn, lọc nước tương qua rây.

  • Tỏi, ớt: băm nhỏ.

  • Rau xà lách, rau thơm, hẹ, giá đỗ: nhặt, rửa sạch.

  • Me: cạo sạch vỏ, đun sôi với ½ bát nước, gạn lấy nước trong.

b. Chế biến

  • Làm tương chấm

    • Trộn hỗn hợp: tương, bột đao + đường (có thể thay bột đao và đường bằng chè đỗ trắng), tỏi, nấu hơi sền sệt, sau đó cho nước me + giấm vào, nêm vừa ăn.

    • Múc tương chấm ra bát, cho ớt vào băm vào và rắc lạc rang lên trên.

  • Cuốn nem (gỏi)

    • Bánh đa nem thấm vào nước lọc cho dẻo, để rau xà lách, rau thơm, giá đỗ, bún lên trên, trên cùng đặt dàn đều thịt và tôm;

    • Gấp mép hai bên vào, cuốn lại, trong lúc cuốn đặt cọng hẹ cắt đôi vào giữa.

  • Tùy khẩu vị, có thể thay thế hoặc bổ sung nguyên liệu khác như trứng tráng, giò lụa thái chỉ, nem chua…

3. Trình bày
  • Sắp nem cuốn vào đĩa, bày lên bàn cùng với bát tương đã pha chế.

2
1
NGUYỄN THANH THỦY ...
17/12/2019 19:57:03
Câu 4 : 1. Những công việc cần làm trong nhà bếp
 
  • Cất giữ thực phẩm chưa dùng;
     
  • Cất giữ dụng cụ dùng làm bếp;
     
  • Chuẩn bị sơ chế thực phẩm: cắt, thái, rửa..
     
  • Bày dọn thức ăn và bàn ăn.
     

                              Hình 1a - Sắp xếp và trang trí nhà bếp thời xưa



                         Hình 1b - Sắp xếp và trang trí nhà bếp thời nay
 

                                    Hình 1c - Cấu trúc nhà bếp thời hiện đại


2. Những đồ dùng cần thiết để thực hiện các công việc nhà bếp
 
  • Tủ cất giữ thực phẩm hoặc tủ lạnh;
     
  • Bàn sửa soạn thức ăn (hoặc bàn gỗ hoặc nhôm, tôm hay gạch men…);
     
  • Bàn cắt, thái, chậu rửa;
     
  • Bếp đun;
     
  • Bàn để các nồi thức ăn vừa nấu xong;
     
  • Tủ, kệ chứa thức ăn và các đồ dùng cho chế biến và dọn ăn.
Câu 5 : 
  • Công việc nấu ăn được thực hiện trong nhà bếp, đây là nơi rất dễ xảy ra tai nạn vì khối lượng công việc được triển khai mỗi ngày rất nhiều và dồn dập như:

    • Chuẩn bị thức ăn;

    • Nấu nướng;

    • Bày dọn…

 

  • Những công việc làm trong nhà bếp thường phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng dễ gây nguy hiểm.

  • Cần phải đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn, để tránh xảy ra tai nạn nguy hiểm như: đứt tay, bỏng lửa, bỏng nước sôi, cháy nổ bình gas, phụt bếp dầu, điện giật, trượt ngã..

0
0
Anzu
17/12/2019 19:59:45
Câu 4:
C
ách bố trí các khu vực trong nhà bếp:
- Chia ra thành 5 khu vực:
  + Cất, giữ thực phẩm
​  + Sửa soạn thực phẩm
​  + Thái, rửa thực phẩm
​  + Nấu nướng
​  + Bày, dọn thức ăn
Ví dụ:
- Tủ cất giữ thực phẩm nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp.
- Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm.
- Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp.
- Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

CHẤM ĐIỂM CHO MÌNH NHÉ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Công nghệ Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo