Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tương quan lực lượng giữa các nước trên thế giới trước và sau chiến tranh thế giới lần 1, 2

Tương quan lực lượng giữa các nước trên thế giới trước và sau chiến tranh thế giới lần 1, 2
1 trả lời
Hỏi chi tiết
799
1
0
KT
19/12/2019 12:01:02
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ.

Lính xung kích Sturmtruppen (Lực lượng Bão tố) của Đức tham chiến ở mặt trận phía Tây năm 1917
  • Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của 4 đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo - Hung (1918), Ottoman (1923) với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.
  • Chiến tranh này cho thấy rõ mâu thuẫn ghê gớm của hệ thống thuộc địa một nguyên nhân của đại chiến thế giới, tuy rằng sau chiến tranh nó còn tiếp tục tồn tại theo quán tính nhưng sau Thế chiến II, nó bị tất cả các nước, cả thuộc địa và cả một số chủ thuộc địa cùng tìm cách phá bỏ.
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng ngay lập tức đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu. Tại Đức, nền quân chủ bị lật đổ, Cộng hòa Weimar ra đời. Tuy nhiên nền cộng hòa này cũng sớm đối mặt liên tục với những khó khăn chồng chất về kinh tế và xã hội, và tồn tại được 15 năm trước khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết. Chiến tranh đã làm cho người dân Nga lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hoàn cảnh này đã đẩy Nga vào cuộc Cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Điều đó khiến cho các nước phương Tây vô cùng lo sợ và đề phòng sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, làm nảy sinh những mối nghi ngờ liên tục lẫn nhau giữa các nước này và Liên Xô gần như suốt cả thế kỷ XX. Thế chiến I kết thúc cũng là sự mở màn cho thế lực phát xít lên ngôi tại nhiều nước trong bối cảnh xã hội bất ổn như tại Ý và Đức. Như vậy châu Âu sau cuộc chiến đã có sự chia rẽ rõ rệt về mặt chính trị giữa các thế lực cộng sản, phát xít và phương Tây, tạo bệ phóng cho một cuộc thế chiến mới.
Ảnh hưởng tâm lý - xã hội Chiến tranh đồng thời gây ra các xu hướng tâm lý - xã hội đối nghịch:
  • Một mặt trước đây rất nhiều tầng lớp người châu Âu bị cuốn theo tình cảm dân tộc chủ nghĩa và sau chiến tranh họ nhận thức ra được kết quả mà chủ nghĩa dân tộc quá đáng có thể mang lại nên họ bắt đầu định hướng lại theo một tinh thần mới với tinh thần chủ nghĩa quốc tế và xu hướng hoà bình chủ nghĩa, nhân đạo chủ nghĩa. Sau chiến tranh, thế giới đã tổ chức ra Hội Quốc Liên và phong trào hoà bình nảy nở mạnh ra trên khắp toàn cầu đó là các thể hiện của xu thế này.
  • Mặt khác có một xu hướng hoàn toàn đối nghịch hẳn lại: Đó là sự thất vọng vào các giá trị nhân văn của loài người và phát sinh tâm lý tôn sùng sức mạnh, tôn sùng bạo lực với sự tin tưởng rằng chỉ có sức mạnh và sự cứng rắn mới là chỗ dựa đáng tin cậy trong thời đại bất ổn này. Đây là cơ sở để nảy nở tâm lý thô bạo và chủ nghĩa hư vô, hoài nghi, tâm lý này là đất đai rất tươi tốt cho chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít và các xu hướng cực đoan nảy nở và bám rễ trong xã hội sau chiến tranh. Sau khi Triều đình Ottoman phải ký Hiệp định Sevres, ngọn lửa dân tôc chủ nghĩa đã bùng cháy, với cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ do Chính phủ đối lập của lãnh tụ Mustafa Kemal Atatürk phát động tại Ankara, nhằm phản đối việc Sultan Mehmed VI ký kết Hiệp định Sevres và đánh đuổi quân Entente (lần này bao gồm Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp). Lợi dụng quân Entente còn quá mỏi mệt với cuộc Đại chiến vừa qua, phe dân tộc chủ nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tiến công đánh tan tác quân Entente, buộc địch phải ký Hiệp định Lausanne (1923). Với Hiệp định này, Đế quốc Ottoman sụp đổ, Sultan Mehmed VI thoái vị, và nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời vào tháng 10 năm 1923.[52][53][54][55]
  • Chiến tranh cũng đồng thời gây ra cảm giác đây là kết thúc của "thế giới cũ" là kết thúc của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Trên nền tảng đó các phong trào cộng sản và phong trào chủ nghĩa xã hội nảy nở và phát triển rất mạnh mẽ ở châu Âu và trên thế giới.
  • Tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều bị Chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng ít nhiều. Phần lớn đã tham chiến theo phía Đồng Minh hay phe Trục, và một số đã theo cả hai. Một số nước được thành lập vì chiến tranh, và một số không tồn tại được.
    8 Cường Quốc tham chiến quan trọng nhất được liệt kê sau đây:
  • Đức: Cường quốc chính của phe Trục tại châu Âu và nước cầm đầu trong chủ nghĩa phát xít, chiến tranh bắt đầu khi Đức xâm lược Ba Lan, và chiến tranh chấm dứt tại chiến trường châu Âu sau khi Đức đầu hàng.
  • Pháp: Lực lượng chính của Đồng Minh tại lục địa châu Âu, Pháp đã tuyên chiến với Đức sau việc xâm lược Ba Lan. Pháp không hăng hái trong việc tham chiến và không chống cự nổi lực lượng Đức sau khi bị xâm lược vào năm 1940. Khi chính quyền Pháp đầu hàng nhục nhã, đất nước bị mất vào tay Phát Xít, một chính quyền bù nhìn thân Đức được thành lập ở miền nam với danh nghĩa cai quản phần còn lại của nước Pháp không bị Đức chiếm đóng, nhưng một số thuộc địa của Pháp vẫn trung thành với lực lượng Pháp Tự do vốn đứng về phía Đồng minh.
    Thống chế Wilheim Keitel thay mặt nước Đức Quốc xã ký giấy chấp nhận đầu hàng Đồng Minh Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp ngày 9 tháng 5 năm 1945 tại Karlshorst, Berlin
  • Anh: Trong khi Anh không có khả năng sản xuất và nhân lực to lớn như Mỹ hay Liên Xô, họ vẫn là một cường quốc quan trọng, có nhiều đóng góp trong chiến thắng của lực lượng Đồng Minh trên cả hai chiến trường. Anh được coi là lực lượng có vai trò lớn nhất trong chiến thắng của phe Đồng minh tại chiến trường Bắc Phi. Sau thế chiến thứ hai nước Anh suy yếu, mất phần lớn thuộc địa và mất luôn vai trò là cường quốc hàng đầu thế giới. Anh phải dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ để tái thiết đất nước.
  • Ý: Một đồng minh của Đức vào ban đầu, Ý có rất nhiều tham vọng lãnh thổ. Họ chỉ tham chiến sau khi số phận của Pháp đã an bài. Nỗ lực chiếm Hy Lạp và Ai Cập thất bại, thêm vào đó nhiều thất bại hải quân tại vùng Địa Trung Hải đã cho thấy Ý không đủ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Sức chiến đấu kém, tinh thần bạc nhược ngay cả khi chiến đấu trên lãnh thổ của mình cũng như sự lãnh đạo yếu kém đã khiến Ý thất bại. Sau khi bị quân Đồng Minh xâm chiếm, nước Ý phát xít bị sụp đổ, một chính quyền mới thành lập theo phía Đồng Minh và đánh lại đồng minh Đức của họ.
  • Liên Xô: Ban đầu họ muốn lập liên minh với Anh, Pháp nhưng không thành, nên sau đó chuyển sang ký hòa ước với Đức. Tuy nhiên, sau khi Đức thình lình tấn công vào năm 1941, Liên Xô theo phía Đồng Minh. Liên Xô bị nhiều tổn thất trước quân đội Đức, nhưng cuối cùng cũng thay đổi chiều hướng và chiếm đóng Berlin để chiến thắng tại châu Âu. Chính tại mặt trận Xô - Đức, quân đội phe Trục đã phải gánh chịu những tổn thất to lớn nhất: theo số liệu gần đây thì tổng số quân Đức bị chết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh trong chiến tranh thế giới lần thứ hai là gần 14 triệu người, trong đó riêng ở mặt trận Xô - Đức là 11,3 triệu người, chưa kể hơn 1 triệu quân Nhật và đồng minh châu Á của Nhật bị Liên Xô tiêu diệt hoặc bắt giữ trong Chiến dịch Mãn Châu. Liên Xô được coi là lực lượng có đóng góp lớn nhất trong chiến thắng của phe Đồng Minh tại Châu Âu. Sau thế chiến thứ hai, Liên Xô nổi lên thành siêu cường có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất châu Âu và đủ sức cạnh tranh với Hoa Kỳ.
  • Nhật Bản: Một trong những cường quốc phe Trục, Nhật Bản có lý do tham chiến riêng. Do không đủ tài nguyên để phục vụ cho nền công nghiệp ngày càng phát triển, Nhật đã nỗ lực giành tài nguyên từ khu vực tây Thái Bình Dương và Đông Á. Nhưng họ không đủ tiềm lực để đánh bại quân Đồng Minh, bị đẩy lùi và cuối cùng bị thả bom nguyên tử. Cuối cùng Nhật Bản phải đầu hàng không điều kiện.

  • Tướng Mỹ Douglas McArthur ký nhận đầu hàng vô điều kiện của Nhật trên chiến hạm USS Missouri
  • Trung Quốc: quốc gia Đông Á này từng là nền văn minh hàng đầu thế giới nhưng tụt hậu trước sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây nên bị các đế quốc phương Tây và Nhật Bản chèn ép. Sau 10 năm phát triển (Nam Kinh thập kỷ) cũng như có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, năm 1941, Trung Quốc gia nhập phe Đồng minh và trở thành một trong ngũ cường chủ chốt lãnh đạo phe Đồng minh cùng với Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp. Họ đã khống chế thành công hơn 1 triệu quân Nhật ở vùng Đông Bắc cũng như cầm chân quân Nhật ở các tỉnh phía Đông. Trung Quốc quá rộng lớn nên người Nhật không đủ quân cũng như khả năng hậu cần để tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Tuy vậy, nội bộ Trung Quốc bị chia rẽ giữa hai phe Quốc - Cộng, giữa chính quyền trung ương và các quân phiệt địa phương nên Trung Quốc không thể tập trung toàn lực chống phát xít Nhật.
  • Hoa Kỳ: Ban đầu duy trì chính sách trung lập, Hoa Kỳ bán hàng hóa và vũ khí cho cả hai phe và không tỏ thái độ chống lại bên nào. Tuy nhiên vào cuối năm 1941, Hoa Kỳ bị cuốn vào chiến tranh khi Nhật tấn công bất ngờ và Đức tuyên chiến. Hoa Kỳ dùng khả năng kinh tế và công nghiệp an toàn để tiếp tế cho tất cả các nước Đồng Minh và đã tạo lực lượng và duy trì nỗ lực tại châu Âu và Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng là nước tham gia trên nhiều mặt trận nhất và viện trợ nhiều nhất cho các nước Đồng Minh. Hoa Kỳ là nước duy nhất tham chiến mà lãnh thổ và nền kinh tế hầu như không bị chiến tranh tàn phá, đã vậy họ còn thu được lợi từ các hợp đồng bán vũ khí, nguyên liệu, lương thực... Hoa Kỳ được coi là lực lượng có vai trò quan trọng nhất trong chiến thắng của phe Đồng minh tại Châu Á và Thái Bình Dương. Sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ là nước duy nhất không bị tổn thất nặng mà còn thu được nhiều món lợi và nổi lên thành siêu cường có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư