Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kinh tế các nước Đông Nam Á có đặc điểm gì?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
500
0
0
Ann
31/12/2019 08:03:26

- Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực. Ngoài ra các nước còn phải trồng các loại cây hương liệu, cây công nghiệp và phát triển công nghiệp khai khoáng để cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc.
- Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á. Do có nguồn nhân công dồi dào, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú, lại tranh thủ được vốn và công nghệ của nước ngoài, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
- Những năm 1997 - 1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước, mức tăng trưởng giảm, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp.
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ ; nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp.-

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
SayHaiiamNea ((:
31/12/2019 08:40:14

Hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước đế quốc nên trước đây trong kinh tế chỉ có những ngành mang lại lợi ích cho chính quốc mới được phát triển. Chủ yếu là các ngành khai thác mỏ như than, thiếc ở Việt Nam; khai thác thiếc, trồng cây cao su ở Malaixia; cây hương liệu ở Inđônêxia.. Người nông dân những nước này trồng lúa nhưng năng suất thấp nên chỉ đủ đảm bảo được nguồn lương thực tối thiểu phục vụ nhu cầu trong nước. Cuộc sống của người dân nô lệ ở các nước đều giống nhau, rất khổ cực, đói nghèo. Nhân dân từng nước đã nổi dậy, đấu tranh giành tự do, giành quyền làm chủ đất nước. Nhiều nước có những cuộc khởi nghĩa, cuộc chiến đấu chống xâm lược và lần lượt giành được độc lập: Việt Nam, Lào, Campuchia năm 1945; Philippin năm 1946; Mianma năm 1948; Inđônêxia năm 1950, Malaixia năm 1957; Brunây năm 1985. + Sau năm 1945, trừ ba nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn tiếp tục một cách chính thức hoặc không chính thức tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc, các nước giành được độc lập khác đều có điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và từng bước đã đạt được kết quả. Tuy vậy từ năm 1996 đã có dự báo về khủng hoảng kinh tế ở một số nước do sự mất cân đối trong đầu tư và mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế như: phân bố nguồn đầu tư cho những ngành không làm ra lãi, tiêu dùng lạm vào vốn, kinh doanh những mặt hàng xa xỉ cho xã hội tiêu dùng, chuyển dịch cơ cấu chậm, vay vốn nhiều không trả nợ được, phụ thuộc vào nước ngoài,... năm 1997 đồng Bạt của Thái Lan mất giá, trước đây 1 đô la Mĩ đổi được khoảng 25 Bạt, thời điểm khủng hoảng đổi được trên 40 Bạt. Ảnh hưởng của nền kinh tế thuộc địa còn thấy ở một số nước Đông Nam Á. Biểu hiện của nó là cơ cấu nền kinh tế vẫn thiên về nông nghiệp, ngành công nghiệp chưa có được vị trí đáng kể và chủ yếu vẫn là công nghiệp khai thác. Điều này thấy rõ đối với Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Một số nước khác tiến hành công nghiệp hoá từ những năm 60 của thế kỷ XX đã đạt được những thành tích đáng kể: tỉ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tăng lên, đã sản xuất được một số mặt hàng cao cấp như phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, tủ lạnh, ti vi, v.v...

1
0
Quách Trinh
31/12/2019 09:48:05

- Từ năm 1990 đến năm 1996 kinh tế ĐNÁ phát triển do
+ Tận dụng nguồn nhân công rẻ
+ Tài nguyên khoấng sản phong phú
+ có nhiều nông phẩm nhiệt đới
+ Tranh thủ vốn đầu tư từ nước ngoài
- từ năm 1998 kinh tế ĐNÁ tăng trưởng âm do có sự khủng hoảng về tài chính
- trong thời gian qua kinh tế ĐNÁ có sự tăng trưởng song chuă vững chắc
 
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×