Viết một bài văn nghị luận về: Cuộc sống sẽ ra sao nếu nguồn nước ngày càng bị vơi cạn
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chiếm 60 - 70% trọng lượng cơ thể
Chiếm 92% tổng khối lượng máu
Nếu thiếu có thể gây rối loạn sự sống và dẫn đến tử vong trong vòng 24h.
Các bạn có đoán được những thông tin này nói về cái gì không? Đó là 1 trong vài con số rất tổng quát liên quan đến hàm lượng nước trong cơ thể con người. Con người có thể nhịn ăn trong 1 tuần nhưng liệu rằng cũng trong 1 tuần chúng ta có thể nhịn uống nước?
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người, vấn đề về nước đang là 1 điều đáng quan tâm hiện nay. Vậy nước là gì? Cũng giống như không khí nước là một thành phần thiết yếu để duy trì cuộc sống. Con người, cây cối thú vật đều cần nước để tồn tại. Nước là 1 hợp chất bao gồm hidro và oxi, nước tinh khiết không màu không mùi không vị, chúng tồn tại ở 3 thể rắn, lỏng, khí. Trên 70% diện tích bề mặt trái đất là nước khoảng 97% lượng nước trên tồn tại ở các đại dương. Nước có vai trò rất quan trọng đối với chúng ta. Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể. Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên con người không thể sống mà không có nước. Nước cần cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động du lịch cũng gắn chặt với nguồn nước. Thiếu nước, đất đai khô cằn, cây cối, muôn vật cũng không thể tồn tại phát triển.
Theo 1 thống kê đăng trên báo Nhân dân, người ta đã tính được những phép tính đơn giản rằng: Để có 1 tấn ngũ cốc cần phải sử dụng 1000 tấn nước, để có 1 tấn khoai tây cần từ 500 đến 1500 tấn nước, để có 1 tấn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3500 tấn nước, còn để có 1 tấn thịt bò thì lượng nước cần sử dụng còn ghê gớm hơn, từ 15000 đến 70000 tấn. Vai trò của nước sạch còn vô cùng quan trọng đối với môi trường sinh thái của chúng ta. Chúng duy trì sự cân bằng của bầu khí quyển đem lại cho con người môi trường sống trong lành. Nhưng đáng tiếc hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa, cùng với sự phát triển của các trung tâm kinh tế đô thị, các nhà máy, khu công nghiệp, kéo theo nguồn nước sạch cũng ngày ngày bị đe dọa. Theo 1 thống kê sơ bộ của cơ quan chức năng, trong phạm vi lưu vực sông Nhuệ - Đáy (sông Nhuệ và sông Đáy đi qua 5 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) có khoảng 700 nguồn thải công nghiệp, làng nghề, bệnh viện và sinh hoạt. Hầu như tất cả các nguồn thải đều tập trung đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy mà không qua hệ thống xử lý nước thải nào. Dư luận đã vô cùng bức xúc vụ việc vào tháng 9/2008 vừa qua, công ty Vedan bị bắt quả tang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải qua hệ thống những đường hầm bí mật, khiến dòng sông bị ô nhiễm nặng nề. Đó là 1 trong những trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Hay dòng sông Tô Lịch nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội trong tình trạng nước đen kịt, bốc mùi do rác, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xả trực tiếp ra sông, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người dân 2 bên bờ song, gây mất mĩ quan đô thị.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia "Sông Tô Lịch là một sông cổ của tứ giác nước Thăng Long. Ngày trước, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Từ khi bị lấp, sông chỉ là một dòng thoát nước thải của thành phố, bị ô nhiễm nặng. Từ cuối những năm 1990, Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sách và chống lấn chiếm.Sau trận lụt lịch sử hồi đầu tháng 11 năm 2008, người dân ở Hà Nội đã được chứng kiến nước sông Tô Lịch "trong vắt" như xưa. Khi đó, sông Tô Lịch bị nước mưa làm loãng bớt bùn, dâng cao hàng mét, cuồn cuộn chảy và có cả cá bơi! Trận lụt đó đã làm sông Tô Lịch sạch sẽ trở lại chỉ trong vòng vài tuần lễ.Vào năm 2009, Hà Nội đã có đề án dùng nước Sông Hồng rửa sông Tô Lịch. Đề án này được coi như "tiểu đề án" đầu tiên thực hiện việc xử lý 3 vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc nhất trên địa bàn".
Không chỉ nguồn nước sạch ở đồng bằng mà ở trên vùng núi Người Cốc Phương, Bản Lầu sinh sống dọc sông Nậm Thi, nước sông giờ chỉ còn chưa đến nửa ống chân, nhiều đoạn trơ đáy. Thuốc bảo vệ thực vật bị rửa trôi xuống từ nương dứa khiến dòng sông dù nhìn vẫn trong nhưng đã cực kì ô nhiễm, cá chết nổi lềnh phềnh, tắm rửa là bị mẩn ngứa. Suối khe cũng cạn kiệt vì không có rừng. Nguồn nước thực sự có vai trò rất lớn tới đa dạng sinh học, mà con người không ý thức tới sự nguy hiểm đó, dẫn đến thực trạng nguồn nước như hiện nay. Ở nước ta, tình trạng khan hiếm nước ngọt diễn ra ở nhiều nơi, nông thôn, thành thị (vd: tp Hồ Chí Minh) và đặc biệt là các vùng núi cao. Đến mùa hè nóng nực khi nhu cầu sử dụng nước tăng cao, nguồn nước sạch không đủ, người dân phải chịu mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.
Nguồn nước ngọt trên thế giới có nguy cơ cạn kiệt dần cùng với tình trạng gia tăng dân số, lũ lụt, hạn hán và đặc biệt là quá trình hâm nóng khí quyển. 3/4 diện tích trên bề mặt trái đất là nước, nhưng 80% là nước mặn, lượng nước ngọt chủ yếu tập trung ở Bắc cực và Nam cực trong các khối băng khổng lồ, chiếm tỉ lệ rất nhỏ là nước sạch ở ao hồ sông suối và mạch nước ngầm... Đây là nguồn nước cho con người sử dụng nhưng trên thực tế, hầu hết các con sông đều bị ô nhiễm bởi hóa chất và rác thải trở thành "những dòng sông chết" hay "những dòng sông hấp hối".
Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) ước tính, vào năm 2025 1,8 tỉ người sẽ sống ở những khu vực "hoàn toàn thiếu nước" và 2/3 dân số thế giới có thể chịu hoàn cảnh "bị căng thẳng về nước". Còn hiện 1 tỉ người trên thế giới đang bị ám ảnh về sự khan hiếm nước và mỗi ngày có tới 4.000 trẻ em bị chết vì dùng nước không đảm bảo vệ sinh. Theo thống kê của các nhà khoa học nhu cầu về nước trên toàn thế giới sẽ tăng khoảng 45% trong khi nguồn nước sạch thì lại đang dần cạn kiêt. Dự báo đến trước năm 2030, có khoảng 60 quốc gia lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Ý thức của con người đối với việc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước sạch, sự gia tăng của các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất tỉ lệ thuận với sự ô nhiễm nguồn nước sạch. Chế tài xử lý của nhà nước chưa đủ mạnh để răn đe các hành vi gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.
Thiếu nước sạch đe dọa sự sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, hàng loạt các bệnh hiểm nghèo, sự gia tăng của các làng ung thư, dịch bệnh về mắt, tiêu hóa, hô hấp. Thiếu nước sạch còn dẫn tới nguy cơ chiến tranh giữa các quốc gia để tranh chấp nguồn nước sạch. Thảm thực vật hệ sinh thái cũng sẽ dần mất đi nếu thiếu nước.
Vậy trước những hậu quả đáng sợ trên chúng ta cần làm gì để khắc khục tình trạng ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Trước hết cần phải nhận thức rõ sử dụng nguồn nước phải đi đôi với bảo vệ vì nước không phải là tài nguyên vô tận. Các cơ quan chức năng cần có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Nhà nước cần đưa ra nhứng chính sách bảo vệ môi trường mới, những chính sách kiểm soát và xử lý ô nhiễm có tính răn đe đối với các nhà máy xí nghiệp, đầu tư xây dựng các dự án công trình xử lý nước thải; người dân phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước, có ý thưc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không lạm dụng hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, không đổ rác thải bừa bãi ra sông hồ, mỗi cá nhân nên tích cực vận động, tuyên truyền để mọi người quan tâm tới tầm quan trọng của nguồn nước sạch, nâng cao ý thức trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Bạn có thật sự muốn cho bản thân và xã hội 1 cuộc sống khỏe mạnh? Vậy hãy hành động để bảo vệ cuộc sống của chính bạn và những người xung quanh bằng cách sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |