Thuyet minh ve ta ao dai viet nam
Trong vai cô kĩ sư, kể lại cuộc gặp gỡ với anh thanh niên
Thuyết minh vầ cây bút bi
phát biểu cảm nghĩ về nhân vật người mẹ trong văn bản mẹ tôi
Viết một bài văn biểu cảm về người mẹ của em
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Khi chuẩn bị nhận việc ở Sa Pa thì tôi chẳng hào hứng gì cả. Trước khi lên ấy, tôi cảm thấy thật buồn chán với mối tình nhạt nhẽo và tôi đi với tâm trạng chán nản. Nhưng không, tôi đã lầm vì nơi đây có những con người rất tốt, đáng để tôi học hỏi và suy nghĩ lại tất cả. Đặc biệt, cuộc gặp gỡ với người thanh niên trên đỉnh Yên Sơn làm tôi xúc động hơn cả.
Trong chuyến xe lên Lào Cai hôm ấy có cả một bác lái xe, ông họa sĩ và tôi. Khung cảnh ở đây thật đẹp, thật thơ mộng. Có những rặng đào với cả đàn bò lang. Khi tiếp xúc với anh thanh niên, được nghe anh kể về những người khác thì tôi đã hiểu thêm về cuộc sống ý nghĩa của anh cũng như của những người thầm lặng trên đình núi Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét này.
Tôi vẫn còn nhớ giây phút được bác lái xe giới thiệu cho chúng tôi về anh thanh niên. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống một mình trên đinh núi nên anh rất “thèm người”. Bác vừa nói xong thì anh xuất hiện. Vóc dáng nhỏ bé, nét mặt tràn đầy sức sống, là những gì toát lên qua cái nhìn của tôi về anh. Qua lời giới thiệu của ông họa sĩ, chúng tôi được anh mời lên nhà chơi. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi hiện ra trước mặt tôi là một vườn hoa. Nào hoa đơn, thược dược, nào hoa hồng,., đầy khắp vườn khiến tôi không còn e thẹn mà chạy ngay đến bên người con trai ấy. Anh trao cho tôi bó hoa một cách tự nhiên và tôi cũng đón nhận bó hoa ấy và tôi có cảm giác như chúng tôi đã quen nhau từ lâu.
Anh giới thiệu về công việc của mình. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho sản xuất, chiến đấu. Anh kể rằng nửa đêm đang nằm trong chăn, phải chui ra khỏi chăn, ra vườn giữa khí trời lạnh buốt. Tôi thấy tội cho anh vô cùng. Không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình anh còn có một lối sống ngăn nắp mẫu mực.
Tôi đọc sách còn ông họa sĩ thì trò chuyện với anh. Ông họa sĩ hỏi anh:
– Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?
Anh thanh niên cười:
– Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu.
Anh hạ giọng tâm sự với chúng tôi rằng lúc chưa vào nghề, nhìn ngôi sao giữa bầu trời đen kịt, anh nghĩ ngôi sao kia lẻ loi một mình.
1/Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương tây. Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. Đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. Tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...) có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài. Trong ruột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và dai giúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái. Lò so hoặc ren để gắn kết các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng loại gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng: "hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự về mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết. Nấu ực nhạt, ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phải kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người.
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yêu quý nó.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
“Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ…”
Không biết từ bao giờ câu hát đó đã khắc sâu vào tâm trí tôi, đôi lúc nó lại vang lên vô thức làm thôi như thức nhớ lại một thuở xa xưa còn nằm trong nôi. Có thể với bạn đó chỉ là một câu hát ru bình thường như mọi câu hát khác, nhưng đối với tôi đó là cả một tình yêu thương bao la của mẹ dành cho tôi.
Mẹ của tôi có dáng người hơi gầy. Đôi vai mẹ bé nhỏ mà nặng trĩu bao lo toan. Mẹ lo ngày mai phải dậy thật sớm cất mẻ cá bán cho sớm hết hàng còn về lo cơm nước cho bố con tôi, mẹ lo gọi thằng út dậy sớm đi học vì nó hay ngủ nướng và còn nhiều nỗi lo khác, tất cả đều dồn lên đôi vai gầy guộc ấy của mẹ.
Đôi bàn tay mẹ chai sần vì phải làm lụng vất vả nuôi chúng tôi khôn lớn, cho chị em chúng tôi được đi học như chúng bạn , mặc dù kinh tế nhà tôi cũng không phải là khá già gì. Một lần tôi đi chơi về chẳng may cái áo đứt một nút. Thế là tôi nằng nặc đòi mẹ mua cho cái áo mới, còn mẹ thì nói rằng: “Chúng ta có thể sửa lại nó còn à”. Nghe vậy tôi bèn bỏ vào buồng nằm khóc thút thít. Một lúc sau, ngó đầu ra khỏi phòng, tôi chợt chạnh lòng khi ấy mẹ đang khâu lại cái áo nút áo cho tôi. Nhìn dáng mẹ hao gầy, cặm cụi với từng đường chỉ mũi kim, cảm giác bàng hoàng xâm chiếm con người tôi. Tôi thẫn thờ nhìn vào khoảng không vô định trước mắt tôi. Là tôi đấy ư? Một đứa con gái tưởng chừng đã trưởng thành mà lại vô tâm đến mức này ư? Tôi chợt òa khóc, muốn ôm chặt lấy mẹ và nói rằng: “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm….”
Tôi thường thấy bố mẹ rủ bạn bè về nhà cùng vui vẻ, hả hê với những chai bia, bàn tán bao nhiêu chuyện…
Rồi tôi lại thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp những bát đĩa, lom khom nhặt từng vỏ chai xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước cho người chồng mệt mỏi đang nhức đầu vì say.
Tôi thấy chị cả sau một ngày học tập mệt mỏi, về đến nhà vội vàng bật quạt ngả lưng nằm ngủ.
Tôi thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức không.
Tôi thấy thằng út thích chơi điện tử , cứ đi học về nó lại bắt đầu công việc bấm bấm, dí dí mấy cái nút điều khiển.
Tôi thấy mẹ rất thích xem cải lương, vừa lau nước mắt rồi cười cho số phận đã bớt đau khổ của các nhân vật, chẳng để ý màn hình mất màu hay thỉnh thoảng lại nghe tiêng được tiếng mất.
Tôi thấy mọi người đều chỉ nghĩ về những chuyện lớn lao, thích thú của riêng mình mà lắm lúc quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.
Tôi thấy mẹ suốt đời chắt chiu vụn vặt mà mẹ luôn dạy con mình những bài học lớn lao….
Tất cả, tất cả những điều ấy tôi thấy từ mẹ, những điều dù chỉ nhỏ nhoi đều gợi lên trong tôi những suy nghĩ về cuộc đời, về một đức hi sinh cao cả, về một tâm hồn cao thượng chỉ biết về mọi người, về những vẻ đẹp ẩn náu trong những con người bình thường, giản dị..
Mùa thu đã đến rồi, tôi thường ngắm cây hoa sữa trước cửa nhà bỗng một chiếc lá vàng buông xuống mặt đất , mang theo một nỗi luyến tiếc bâng khuâng. Tôi hốt hoảng, chợt nghĩ về một ngày nào đó mẹ tôi như chiếc lá vàng này. Tôi thầm ước: Thời gian ơi! Hãy ngừng trôi đi nhé! Để mẹ tôi mãi được ở bên tôi.
Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương tây. Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. Đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. Tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...) có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài. Trong ruột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và dai giúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái. Lò so hoặc ren để gắn kết các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng loại gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng: "hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự về mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết. Nấu ực nhạt, ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phải kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người.
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yêu quý nó.
Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ. Chiếc bút bi đã ra đời với những công dụng cực kì quan trọng như thế.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua về chiếc bút bi nhé. Bút bi hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1. 2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Những chiếc bút bi vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện và không cần bảo dưỡng, đã cải tiến cách viết của con người. Lịch sử của chiếc bút bi như thế được ra đời bắt nguồn Một người Mỹ tên là John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Với sự thông minh và được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và dĩ nhiên giá thành cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Mẹ tôi là văn bản được trích trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi Những tấm lòng cao cả của Ét-môm-đô đơ A-mi-xi, đây đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Văn bản thể hiện tấm lòng cao cả của ngưởi mẹ đối với đứa con thân yêu của mình.
Bức thư do bố En-ri-cô viết trong hoàn cảnh En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ, người bố viết thư này giúp En-ri-cô suy nghĩ, nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.
Để En-ri-cô nhận ra lỗi lầm của mình trước hết người cha thể hiện thái độ đau buồn, giận dữ và có phần thất vọng. Thái độ đó được thể hiện rõ qua những lời văn gay gắt, từ ngữ mạnh mẽ: “con đã thiếu lễ độ với mẹ” “bố không thể nén cơn tức giận” . Trong đoạn đầu bức thư ông đã hết sức nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con, thậm chí ông còn cảnh cáo: “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”. Lời lẽ nghiêm khắc, thái độ dứt khoát dù có đôi chút nặng nề nhưng đã tác động phần nào đến nhận thức của En-ri-cô.
Để En-ri-cô nhận ra sự thiếu lễ độ với mẹ là hoàn toàn sai trái, bức thư đã gợi lên hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ, một hình ảnh bình dị mà vô cùng lớn lao.
Trước hết, mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để“tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình.
Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” .
Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta thấy người mẹ với tình yêu thương bao la, cao cả có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với mình.
Đọc nhiều câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái như "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gian khổ cuộc đời không nặng gánh bằng cha" hay "Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" ta luôn nhận thấy một điều rằng tình mẫu tử hay tình phụ tử đều vô cùng thiêng liêng cao quý, mà dường như chẳng có một thứ gì trên đời có thể đong đếm cho hết được. Nếu như hình ảnh người cha luôn gắn liền với sự kiên cường, mạnh mẽ thì tình cảm của người mẹ lại luôn được thể hiện ở những phương diện dịu dàng mềm mại, mẹ mang tất cả lòng bao dung, tình yêu thương sâu sắc gói trọn dành cho con, vì con mẹ có thể hy sinh tất cả mà không hề hối tiếc một điều gì. Thế nhưng có phải đứa trẻ nào cũng thấu hiểu được nỗi khó nhọc vất vả, những nỗi đau đớn, những lo lắng mà mẹ phải gánh chịu trong quá trình nuôi con trưởng thành. Đoạn trích Mẹ tôi trích từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Những tấm lòng cao cả của nhà văn thiên tài người Ý Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, đã cho độc giả thấy được hình ảnh một người mẹ rất đỗi hiền từ, yêu thương con vô bờ bến, đại diện cho tất cả các bà mẹ trên thế giới này, thông qua lời của người bố, một người đàn ông từng trải. Với một tấm lòng yêu thương trân trọng ông đã để cho cậu con trai nhận ra rằng mẹ đã yêu thương cậu đến nhường nào, rằng bản thân cậu bé đã sai lầm thế nào khi cãi lại mẹ.
Một điều đặc biệt rằng hình ảnh người mẹ trong đoạn trích không phải hiện lên thông qua lời người con, hay lời của tác giả mà lại hiện lên thông qua ánh nhìn và cảm nhận của người bố. Đó là một điều rất hay và đặc sắc, bởi trước hết bố cũng đã từng là một người con, sau bố lại trở thành người chồng và cũng đã trở thành một người cha, hơn ai ai hết bố của En-ri-cô là người thấu hiểu sâu sắc những nỗi vất vả, cùng với những tình cảm sâu nặng mà mẹ En-ri-cô đã dành cho đứa con của mình. Ông từng ở bên vợ lúc cô ấy sinh con, cũng từng nhìn thấy vợ mình thức hằng đêm để chăm con ốm, ông hiểu hết, bằng đôi mắt từng trải và tấm lòng yêu thương gia đình tha thiết ông nhìn rõ tất cả. Mẹ của En-ri-cô không hề được miêu tả kỹ càng, có lẽ bà cũng giống như bao người phụ nữ ngoài kia, có một diện mạo bình thường, một gia cảnh bình thường. Thế nhưng nổi bật và tô vẽ cho hình ảnh của bà lại chính là tình mẫu tử sâu nặng mà bà đã dành cho con của mình. Trong thư bố En-ri-cô đã nhắc về kỷ niệm cách đó mấy năm, trong một lần mà cậu bị bệnh với lời lẽ rất thiết tha "mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con,...". Hình ảnh người mẹ hiện lên thật thật tội nghiệp, đó là một người mẹ đang đau khổ, đang trằn trọc lo lắng đến mất ăn mất ngủ cho đứa con bé bỏng, và có lẽ rằng con đau một nhưng có khi mẹ còn đau gấp trăm lần con. Người ta thường ví von rằng con là cục thịt trong tim mẹ, con đau một chút thôi là mẹ đã chẳng thể nào chịu nổi, huống chi nhìn con vật vã với bệnh tật, có mẹ nào không lo lắng, khổ sở. Mẹ của En-ri-cô không ngủ được bởi bà không dám ngủ, bà sợ rằng một khi nhắm mắt lại thì con sẽ vụt mất, đó là một cơn ác mộng khủng khiếp. Người phụ nữ ấy nơm nớp lo sợ, khóc cạn nước mắt vì nghĩ rằng đứa con bé bỏng có thể sẽ rời xa mình dù đó chỉ là trong suy nghĩ, thì có thể hiểu được rằng mẹ En-ri-cô yêu thương cậu đến nhường nào, đến mức ông bố phải thốt lên rằng "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". Có một câu nói rất cảm động "người vợ mất chồng thì gọi là góa bụa, người con mất cha mẹ thì gọi là mồ côi, thế nhưng người mẹ mất con thì không gọi là gì cả, bởi nỗi đau ấy quá lớn, quá khủng khiếp để có thể thốt thành lời, đó là nỗi đau không tên, sâu sắc và dai dẳng vô cùng...", tình mẫu tử vĩnh viễn thiêng liêng như thế, có lẽ rằng trên đời này chẳng có ai yêu thương con bằng mẹ, cũng chẳng có vòng tay nào ấm áp hơn vòng tay của mẹ nữa.
Mẹ En-ri-cô không chỉ hiện lên với lòng yêu thương con nồng nàn, tha thiết mà còn hiện lên với một tấm lòng hy sinh cao cả mà tiền đề xuất phát từ lòng yêu con. Bố En-ri-cô viết trong thư rằng "Người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con", thiên chức làm mẹ mà thượng đế ban cho người phụ nữ quả thật vô cùng vĩ đại, suy cho cùng con người có ai mà không ích kỷ, ai không mong hạnh phúc, ai không mong được sống, thế nhưng so với con dường như những thứ đó chẳng còn quan trọng, bởi con chính là hạnh phúc của mẹ, mất đi con thế giới dường như tối lại. Bố của En-ri-cô đã rất buồn lòng và "không thể nén lại nỗi tức giận đối với con" chỉ đơn giản rằng mẹ En-ri-cô, vợ ông đáng lý phải nhận được sự đáp đền cho những hy sinh mà bà đã bỏ ra cho cậu, chứ không phải là những lời lẽ thiếu lễ độ của cậu bé. Hơn ai hết ông thấu hiểu những nỗi vất vả của vợ và ông cũng lo lắng rằng rồi mai sau con trai của mình sẽ phải hối hận về những gì cậu đã đối xử với mẹ ngày hôm nay.
Lá thư là một bài học cảm động của người cha dành cho con, đó không phải là lời đe dọa, chỉ trích mà đó chính là những lời tâm huyết từ tận đáy lòng của một người cha hết mực yêu thương gia đình, của một người đàn ông từng trải. Ông nhận ra rằng mình phải có trách nhiệm khiến En-ri-cô hiểu những gì mẹ đã hi sinh cho cậu, để khiến cậu càng thêm yêu thương và trân trọng người phụ nữ vĩ đại ấy trong những ngày tháng sau này. Lá thư không đề cập nhiều đến người mẹ, thế nhưng chỉ bằng vài dòng thư đầy cảm xúc khi nhắc về mẹ En-ri-cô của người bố, ta cũng nhận thấy được hình ảnh một người mẹ bao dung, yêu thương con vô bờ bến, thậm chí có thể hy sinh tất cả vì con hiện lên thật sâu sắc và cảm động.
Qua câu chuyện của cha trong văn bản "Mẹ tôi", hình ảnh người mẹ hiện lên cảm động với tình thương và đức hi sinh cao cả dành cho con.
Khác với tựa đề là "Mẹ tôi", văn bản của A-mi-xi lại tập trung khắc họa hình ảnh và tính cách của người bố - một con người đáng kính trọng. Qua bức thư của người bố gửi cho đứa con của mình, ta hiểu thêm về tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ.
Người bố trong văn bản "Mẹ tôi" của A-mi-xi là một người bố yêu thương con tha thiết. Điều đó được thể hiện qua những lời nói mà ông viết trong bức thư của mình. Mặc dù là một bức thư răn đe và có phần trách móc nhưng người bố cũng không giấu đi tình yêu thương của mình đối với En-ri-cô. Ông âu yếm gọi con bằng những từ ngữ thể hiện tình yêu: "En-ri-cô ạ!", "Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à", hay những câu như là "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố". Những lời nói ấy khiến cho người con cảm thấy xúc động và yêu bố nhiều hơn.
Mặc dù yêu thương con là thế nhưng đó là một tình yêu tỉnh táo và không hề mù quáng. Người bố không hề dung túng cho những hành vi sai trái của con mình đối với mẹ. Điều đó được thể hiện trong những câu như: "Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ", "sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!". Chính vì rất yêu thương con nên người bố không muốn con mình mắc sai lầm hay làm những điều không phải khiến cho mẹ đau lòng. Cũng chính vì yêu con nên ông phải trở nên nghiêm khắc với con và với chính bản thân mình. Bởi vậy, dù biết rất đau lòng nhưng người bố vẫn nói với En-ri-cô rằng: "Con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ".
Bố và mẹ là những đấng sinh thành, đã sinh ra và nuôi nấng con cái trưởng thành. Bởi vậy, bố En-ri-cô nghĩ rằng cần phải giáo dục con một cách phù hợp, để con hiểu được công lao to lớn ấy của bố mẹ, đặc biệt là mẹ - người đã sinh ra con. Ông nói với con rằng: "Trong đời, con có thể trải qua rất nhiều ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ". Câu nói đó thật đau lòng mà cũng thật xúc động. Bởi đi khắp thế gian này, không ai có thể yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện như mẹ. Và phải chăng, vì Thượng đế không thể xuất hiện cùng lúc nhiều lần để che chở cho con người nên họ đã tạo ra Mẹ? Mẹ là hiện thân của tất cả những gì tuyệt vời nhất. Vậy nên ông bố muốn đứa con của mình phải luôn nhớ lấy điều đó.
Tới cuối bức thư, người bố kiên quyết thể hiện thái độ nghiêm khắc với người con của mình. Ông viết: "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". Với thái độ ấy, bố muốn En-ri-cô nghiêm túc suy nghĩ về sai lầm nghiêm trọng của mình và không tái phạm trong những lần sau nữa. Có thể cậu bé không biết, nhưng mỗi lời nói thiếu lễ độ của cậu như một nhát dao đâm vào tim bố. Bởi bố biết rằng, nếu mẹ nghe được những lời nói ấy thì con đau lòng hơn biết nhường nào.
Bức thư của bố gửi cho En - ri -cô là bức tâm thư vô cùng xúc động. Nó không chỉ chạm đến trái tim cậu bé mà còn chạm đến tâm hồn của độc giả. Bởi ai cũng đã từng làm cho mẹ buồn, ai cũng có những lần sai trái. Và đặc biệt, ai cũng đã từng có một người bố tuyệt vời đến vậy.
Gấp trang vở đầy màu mực tiếp, đầy kiến thức, đầy những ước mơ tôi bước chân vào đời với tâm thế còn hoang mang chưa biết sẽ làm việc như thế nào và tâm trạng thoáng buồn vì mối tình dang dở. Trên chuyến xe đến chỗ nhận việc làm, tôi gặp một bác họa sĩ, chẳng hiểu sao tự dưng tôi lại có cảm giác ông giống như cha của tôi vậy, ông cho tôi những lời khuyên và giúp đỡ tôi như giúp đỡ một người con. Trong chuyến đi qua Sa Pa ấy, tôi và bác gặp được một anh thanh niên mà mãi sau này tôi vẫn nhớ. Tôi nhớ không phải là tôi thích anh mà tôi nhớ vì ngưỡng mộ anh, kính trọng anh.
Xe dừng bánh tại Sa Pa để nghỉ trưa, bác lái xe hứa sẽ giới thiệu một anh thanh niên cho tôi và bác họa sĩ. Tôi hơi e ngại, sau đó khi nhìn thấy anh mặt tôi bất giác đỏ lên. Anh chạy lên nhà chuẩn bị trước, đôi và bác họa sĩ theo sau. Bước chân lên những bậc thềm đập vào mắt tôi là một thiên đường trên mặt đất, một ngôi nhà nhỏ xinh trên cao và bên cạnh là những luống hoa đủ màu sắc. Ở đó người con trai đang cắt hoa. Tôi vui mừng quá quên mất ngại ngùng chạy đến bên nhận bó hoa từ tay anh. Anh nói là để kỉ niệm lần đầu quen nhau. Chúng tôi có khoảng ba mươi phút để trò chuyện. Anh mời tôi và bác họa sĩ vào nhà để thưa chuyện.
Khi bước vào nhà, chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên trước sự sạch sẽ, ngăn nắp trong ngôi nhà nhỏ xinh ấy. Tôi đưa mắt ngắm những đồ vật trong nhà. Bất giác tôi tiến tới phía bàn đọc sách của anh, khẽ giở cuốn sách anh đang đọc giở ra xem. Trong lúc tôi ngồi đó, anh cầm rót nước mời bác họa sĩ uống và tận tay cầm một chén trà ra bàn cho tôi. Anh rất lịch sự biết tôi đang đọc nên chỉ lặng lẽ để trên bàn. Anh nói về công việc của anh, nói rất cụ thể, rất chi tiết. Tay tôi cầm sách đọc nhưng lại bị chính câu chuyện của anh lôi cuốn. Tôi không nhìn nhưng tai tôi đang nghe. Anh nói xong thì bảo chúng tôi kể chuyện dưới xuôi cho anh nghe. Nhưng bác họa sĩ muốn anh kể về anh tiếp, anh nói đến những khó khăn khi sống ở trên này, anh trả lời câu hỏi của bác họa sĩ về “cô độc nhất thế gian” và “thèm người”. Bác họa sĩ hình như có ý vẽ anh, tôi thấy anh khiêm tốn giới thiệu những người đáng vẽ hơn anh. Trong lúc ấy bác họa sĩ vẫn cứ vẽ, anh vẫn cứ giới thiệu.
Bỗng nhiên tôi lại muốn để lại một cái gì đó cho anh nhớ về tôi giống như anh nói để kỉ niệm lần đầu gặp mặt. Thế nhưng tôi lại chẳng có gì trong ví cả. Hết thời gian tôi với bác họa sĩ được anh tiễn đến tận chân cầu thang ra về. Tưởng là đi được rồi nhưng anh lại chạy với theo trả lại cho tôi chiếc khăn mùi xoa tôi cố tình để lại. Tôi thấy anh thật thà quá, chẳng hiểu sao tôi cảm giác như bác họa sĩ hiểu được ý tôi nên tôi đỏ mặt cầm lại và ra về. Từ chuyến ấy không biết bác họa sĩ có lên đó không nhưng có dịp nhất định tôi sẽ tìm gặp lại anh để nghe anh kể về những giờ ốp thú vị.
Đóng vai nhân vật cô kĩ sư trẻ của truyện Lặng lẽ Sa Pa kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị với anh thanh niên - Bài tham khảo 2Mỗi lần ngắm nhìn luống hoa đang hé nụ trước nhà, tôi vẫn thường mỉm cười mà nhớ lại một kỉ niệm ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ trong cuộc đời mình. Trong chuyến đi đầu tiên công tác, giữa cái nắng rực rỡ của Sapa, tôi may mắn được tiếp xúc và trò chuyện với một người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600m. Anh bình dị mà thật đặc biệt, cuộc gặp gỡ với anh đã khắc một dấu ấn sâu đậm khó có thể phai mờ trong tâm trí tôi.
Ngày ấy, sau một chuyến xe dài lên tới Tà Phỉnh, bác lái xe dừng lại bên đỉnh Yên Sơn, vừa cho mọi người nghỉ ngơi đồng thời cũng kể cho tôi và ông họa sĩ già về người thanh niên "cô độc nhất thế gian". Anh "thèm người" tới nỗi chắn cây ngang đường cho xe khách dừng lại để có cơ hội được nghe thấy tiếng người và được trò chuyện trong giây lát. Lời kể hồ hởi gây cho tôi một nỗi xúc động lạ lùng khi trong núi rừng Sapa hiện ra một thanh niên tầm vóc bé nhỏ nhưng nét mặt thật rạng rỡ. Sau đôi lời thăm hỏi và giới thiệu, chúng tôi lên thăm nhà anh - một căn nhà mà tôi nghĩ chắc có lẽ cô độc giữa bốn bề chỉ có mây và rừng. Nhưng không, bước chân tới đỉnh Yên Sơn, tôi ngạc nhiên tới nỗi chỉ kịp "ô" lên một tiếng. Không gian tràn ngập sắc hoa rực rỡ và anh thanh niên đang ôm một bó hoa thật to, mỉm cười nhìn chúng tôi. Quên mất sự ngập ngừng ban đầu, tôi chạy lại bên anh và nhận lấy bó hoa tự nhiên như những người bạn. Anh nói to và rõ ràng những ý nghĩ chân thành ít ai nghĩ và càng ít người nói ra: bó hoa đó để kỉ niệm cho lần gặp gỡ tình cờ mà long trọng này, trong 4 năm đây là đoàn thứ 2 thăm anh và tôi là cô gái thứ nhất từ Hà Nội. Bỗng dưng tôi cảm thấy anh thật gần gũi. Cô độc làm sao được con người đang đứng trước mặt - một anh thanh niên rạng rỡ từ nét mặt và trìu mến trong từng cử chỉ? hình như cả tôi và ông họa sĩ đều bị cuốn hút, đặc biệt là khi anh say sưa kể về công việc của mình. Công việc của anh đơn điệu, lặp đi lặp lại hằng ngày mà gian khổ lắm. Anh trầm ngâm kể lại những đêm 1h sáng lạnh đến buốt da buốt thịt, những khoảnh khắc lặng im của núi rừng cùng sự đáng sợ của gió và mưa tuyết. Gian khổ như thế nhưng anh đâu có chịu khuất phục! anh vẫn làm việc đều đặn và quả quyết chống lại cái rét căm căm của Sapa bằng tất cả tình yêu công việc và tinh thần tự giác, kỉ luật, trách nghiệm với nghề. Nhưng anh chỉ dừng ở đó bởi có lẽ thời gian đang thúc giục anh. Anh mời chúng tôi vào nhà. Đây thực sự là ngôi nhà của một anh thanh niên sống độc thân ư? Một không gian không lớn nhưng sạch sẽ và gọn gàng, đủ biết chủ nhân là con người có nếp sống ngăn nắp và khoa học. Anh không có nhiều vật dụng nhưng giá sách gây cho tôi một sự tò mò đặc biệt. Anh ắt hẳn phải là con người có tâm hồn đẹp và đầy mộng mơ. Thật hiếm có! đọc tên nhưng cuốn sách của anh và chọn lấy một quyển, tôi vừa chăm chú đọc vừa lắng nghe cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên và người họa sĩ. Những tâm sự chân thành của anh , tâm sự về công việc, về sự cô đơn mà anh từng nghĩ đến, về lẽ sống và lý tưởng sống anh đã chọn, cả câu chuyện về ông kỹ sư vườn rau hay đồng chí nghiên cứu bản đồ sét. Con người ấy, trong khi kẻ khác còn ngại ngùng rời xa cuộc sống đô thị, lại hứng khởi xung phong tới một nơi hiu quạnh để làm việc và cống hiến, anh và công việc là đôi bởi anh hiểu rõ công việc của mình, mỗi khi nghỉ ngơi sách thành bạn và anh hạnh phúc không điều gì khác ngoài việc được hết mình dâng cho đất nước tuổi xanh và lòng nhiệt huyết luôn cháy sáng. Đó lại là một thanh niên khiêm tốn, dễ gần. Có lẽ những ấn tượng quá sức sâu sắc về anh khiến ông họa sĩ già không ngừng hí hoáy với cây bút của mình. Anh đã tặng cho ông một tác phẩm ông hằng mong muốn và tặng cho tôi một bó hoa nào nữa của sự háo hức và mơ mộng. Hình ảnh của anh, cuốn sách lời anh nói khiến tôi thấy rõ hơn cuộc đời cao đẹp của anh, của nhiều người lao động lặng thầm trong lòng Sapa này, và càng tin tưởng hơn con đường tôi đã chọn. Những xúc cảm anh tặng tôi vượt lên mối tình tôi đã bỏ, bằng một thứ ánh sáng diệu kì của lòng tin đã thôi thúc tôi mạnh dạn bước tiếp con đường phía trước. Tôi muốn tặng lại cho anh một vật gì đó nên kẹp lại chiếc khăn mùi soa vào quyển sách của anh. Chiếc khăn sẽ kỉ niệm 30 phút ngắn ngủi nhưng đáng nhớ này. Vậy nhưng trong giờ phút chia tay, có lẽ không hiểu được tấm chân tình tôi gửi lại, anh trả cho tôi chiếc khăn và không quên nói lời chào. Làm sao để anh nhớ về tôi đây? Hình như anh cũng bịn rịn luyến tiếc như cả tôi và ông họa sĩ, sau khi trao cho chúng tôi một giỏ trứng ăn đường, anh vội vã quay về và mất hút trong núi rừng Sapa. Anh xuất hiện đột ngột như một cơn gió rồi biến mất vào mây nhưng những gì anh để lại không mờ nhạt chút nào.
Cuộc gặp gỡ diễn ra đã 2 năm và tôi giờ là một phần của Sapa thầm lặng. Người thanh niên ấy có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhưng dấu ấn về anh vẫn còn vẹn nguyên như ngày hôm qua. Bó hoa dơn, thược dược với đủ màu sắc đã tàn nhưng bó hoa của lòng tin và lý tưởng sống anh vô tình trao cho tôi vẫn đang còn rực rỡ cháy sáng như một ngọn đuốc.
“Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ…”
Không biết từ bao giờ câu hát đó đã khắc sâu vào tâm trí tôi, đôi lúc nó lại vang lên vô thức làm thôi như thức nhớ lại một thuở xa xưa còn nằm trong nôi. Có thể với bạn đó chỉ là một câu hát ru bình thường như mọi câu hát khác, nhưng đối với tôi đó là cả một tình yêu thương bao la của mẹ dành cho tôi.
Mẹ của tôi có dáng người hơi gầy. Đôi vai mẹ bé nhỏ mà nặng trĩu bao lo toan. Mẹ lo ngày mai phải dậy thật sớm cất mẻ cá bán cho sớm hết hàng còn về lo cơm nước cho bố con tôi, mẹ lo gọi thằng út dậy sớm đi học vì nó hay ngủ nướng và còn nhiều nỗi lo khác, tất cả đều dồn lên đôi vai gầy guộc ấy của mẹ.
Đôi bàn tay mẹ chai sần vì phải làm lụng vất vả nuôi chúng tôi khôn lớn, cho chị em chúng tôi được đi học như chúng bạn , mặc dù kinh tế nhà tôi cũng không phải là khá già gì. Một lần tôi đi chơi về chẳng may cái áo đứt một nút. Thế là tôi nằng nặc đòi mẹ mua cho cái áo mới, còn mẹ thì nói rằng: “Chúng ta có thể sửa lại nó còn à”. Nghe vậy tôi bèn bỏ vào buồng nằm khóc thút thít. Một lúc sau, ngó đầu ra khỏi phòng, tôi chợt chạnh lòng khi ấy mẹ đang khâu lại cái áo nút áo cho tôi. Nhìn dáng mẹ hao gầy, cặm cụi với từng đường chỉ mũi kim, cảm giác bàng hoàng xâm chiếm con người tôi. Tôi thẫn thờ nhìn vào khoảng không vô định trước mắt tôi. Là tôi đấy ư? Một đứa con gái tưởng chừng đã trưởng thành mà lại vô tâm đến mức này ư? Tôi chợt òa khóc, muốn ôm chặt lấy mẹ và nói rằng: “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm….”
Tôi thường thấy bố mẹ rủ bạn bè về nhà cùng vui vẻ, hả hê với những chai bia, bàn tán bao nhiêu chuyện…
Rồi tôi lại thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp những bát đĩa, lom khom nhặt từng vỏ chai xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước cho người chồng mệt mỏi đang nhức đầu vì say.
Tôi thấy chị cả sau một ngày học tập mệt mỏi, về đến nhà vội vàng bật quạt ngả lưng nằm ngủ.
Tôi thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức không.
Tôi thấy thằng út thích chơi điện tử , cứ đi học về nó lại bắt đầu công việc bấm bấm, dí dí mấy cái nút điều khiển.
Tôi thấy mẹ rất thích xem cải lương, vừa lau nước mắt rồi cười cho số phận đã bớt đau khổ của các nhân vật, chẳng để ý màn hình mất màu hay thỉnh thoảng lại nghe tiêng được tiếng mất.
Tôi thấy mọi người đều chỉ nghĩ về những chuyện lớn lao, thích thú của riêng mình mà lắm lúc quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.
Tôi thấy mẹ suốt đời chắt chiu vụn vặt mà mẹ luôn dạy con mình những bài học lớn lao….
Tất cả, tất cả những điều ấy tôi thấy từ mẹ, những điều dù chỉ nhỏ nhoi đều gợi lên trong tôi những suy nghĩ về cuộc đời, về một đức hi sinh cao cả, về một tâm hồn cao thượng chỉ biết về mọi người, về những vẻ đẹp ẩn náu trong những con người bình thường, giản dị..
Mùa thu đã đến rồi, tôi thường ngắm cây hoa sữa trước cửa nhà bỗng một chiếc lá vàng buông xuống mặt đất , mang theo một nỗi luyến tiếc bâng khuâng. Tôi hốt hoảng, chợt nghĩ về một ngày nào đó mẹ tôi như chiếc lá vàng này. Tôi thầm ước: Thời gian ơi! Hãy ngừng trôi đi nhé! Để mẹ tôi mãi được ở bên tôi.
Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ. Chiếc bút bi đã ra đời với những công dụng cực kì quan trọng như thế.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua về chiếc bút bi nhé. Bút bi hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1. 2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Những chiếc bút bi vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện và không cần bảo dưỡng, đã cải tiến cách viết của con người. Lịch sử của chiếc bút bi như thế được ra đời bắt nguồn Một người Mỹ tên là John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Với sự thông minh và được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và dĩ nhiên giá thành cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái không trọng lực, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái không trọng lượng.
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách,. . . và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút.
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay ngày càng nhiều những kiểu dáng đẹp và lạ. Rồi cóc cả những loại bút trong điều kiện bình thường và trong những điều kiện khí áp khí quyển thay đổi. Thậm chí còn có những loại bút trong những điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có loại bút có đến hai ba bốn ngòi với rất nhiều những ngòi màu khác nhau như đỏ đen xanh rất hữu ích cho việc ghi chép và học tập của chúng ta. Tuy đủ màu sắc và kiều dáng phong phú thế nhưng cũng chỉ có hai loại đó là loại dùng một lần rồi bỏ và loại thay ngòi rồi có thể dùng tiếp. Tuy bút bi rất tốt và mang nhiều công dụng thế nhưng đối với những em nhỏ đang tập viết hay chưa cứng khi viết thì không nên sử dụng loại bút này. Chúng ta không nên chỉ vì bút bi có giá thành rẻ hơn mà để cho em nhỏ sử dụng chúng như thế rất không tốt.
Bút bi có rất nhiều công dụng và theo thời gian nó vẫn là một dụng cụ không thể thay thế được trong cuộc sống của chúng ta. Bút bi luôn gắn với lứa tuổi học trò trên những trang nhật kí đầy nét bút yêu thương.
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.
Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,... Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.
Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm. Ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.
Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân... Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.
Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng... Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.
Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữ trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.
Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.
Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.
Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.
Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.10.2024 |
Bảng xếp hạng |