LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ trong thơ văn trung đại Việt Nam qua 1 số tác phẩm thơ trung đại mà em đã học

1 trả lời
Hỏi chi tiết
441
1
0
DJ OVERWATCH
11/01/2020 20:14:27

Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đã phải chịu nhiều thiệt thòi từ những giá trị truyền thống. Hình ảnh người Phụ nữ hiện lên trong thơ văn đặc biệt trong thơ văn Trung đại là những người cần cù chịu khó, có tấm lòng cao đẹp nhưng lại chịu những bất hạnh của cuộc đời.

Trong các bài thơ trung đại, người phụ nữ được các thi sĩ khắc họa bằng những hình ảnh chân thực, thể hiện sự thiệt thòi, nỗi bất hạnh và nỗi niềm mong muốn của họ. Trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, người phụ nữ hiện lên với phẩm chất thật đáng quý.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Những người phụ nữ Việt Nam trong thời đại đó chưa được coi trọng, số phận của họ đều phụ thuộc vào đàn ông, mặ dù họ là những người có phẩm chất đáng yêu đáng mến. Họ không chỉ đẹp vẻ bề ngoài mà còn rất than cao, trong sáng về tâm hồn. Dầu cho cuộc đời vùi dập, cân đong họ vẫn giữ một “tấm lòng son” trung trinh nguyên vẹn. Nhưng số phận đâu có chiều theo ý người. Thời xưa, những người phụ nữ luôn phải phụ thuộc vào xã hội, vào cha, vào chồng, vào con: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Họ không được quyết định cuộc sống của chính mình. Không chỉ vậy, số phận họ lại long đong, lận đận, chìm nổi với cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Cây thơ “bảy nổi ba chìm với nước non” gợi đến bài ca dao rất quen thuộc viết về người phụ nữ:

“Cái cò lặn lội bờ ao

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.

Đến văn bản “Sau phút chia li”, tác giả đã thể hiện cụ thể một nỗi niềm khổ đau của người phụ nữ: chiến tranh phong kiến đã chia lìa hạnh phúc gia đình để đôi lứa phải chịu cảnh kẻ ở, người đi đầy quyến luyến, nhớ nhung:

“Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”

Bài thơ thể hiện một tâm trạng buồn, cô đơn của người phụ nữ tiễn đưa chồng ra trận. Chiến tranh đã cướp đi của người phụ nữ ấy hạnh phúc lứa đôi. Hình ảnh “chàng đi” – “thiếp về” thật ngậm ngùi, tê tái. Chia tay chồng mà cô không muốn rời, vẫn lưu luyến. Điều đó thể hiện rất rõ qua những hành động “đoái trông theo”, “hãy trông sang”, “cùng trông lại”…

Đặc biệt là phép điệp ngữ Tiêu Tương – Tiêu Tương, Hàm Dương – Hàm Dương, thấy – thấy, xanh – xanh xanh, ngàn dâu – ngàn dâu; cùng phép tiểu đối “Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại” – “Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang”, “Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương” – “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương”. Câu chữ như đan quyện vào nhau và lòng người cũng quyến luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Cuộc sống gia đình của người phụ nữ vốn nhiều nhọc nhằn này cũng chẳng được yên bình. Chiến tranh tao loạn đã chia li đôi lứa, từ nay, người thiếu phụ ấy sẽ phải ngậm ngùi sống trong cô đơn để tuổi thanh xuân qua đi trong tủi hờn.

Trong cái xã hội đầy rẫy những lễ giáo phong kiến hà khắc ấy, mỗi người phụ nữ lại có một hoàn cảnh, một tâm sự riêng, phải hứng chịu những thiệt thòi riêng. Nếu bài thơ “Bánh trôi nước” và văn bản “Sau phút chia li” là tâm sự của những người phụ nữ bình dân trong xã hội thì “Qua Đèo Ngang” lại là lời tự tình của người phụ nữ thành đạt, có địa vị trong xã hội. Dẫu vậy, lòng nhà thơ cũng mang nặng ưu tư về niềm riêng, nỗi chung trước cuộc đời:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

Có thể nhận thấy rằng, tâm sự của lữ khách trong bài thơ chính là tâm trạng của tác giả, một thiếu phụ đang trên đường rời quê để đến nơi đất khách quê người. Cho dù đó là chốn kinh đô hoa lệ, chuyến tha hương vẫn gợi lên trong lòng bà những nỗi sầu xót xa, thấm thía. Đứng trước cảnh xế chiều nơi Đèo Ngang hoang vu rợn ngợp, chứng kiến cuộc sống vất vả, heo hút của người dân miền sơn cước, Bà Huyện Thanh Quan không chỉ chạnh lòng buồn mà còn rất cô đơn buồn tủi. Một mình bà phải đối diện với chính mình giữa không gian ấy:

“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

Tâm hồn người phụ nữ thể hiện qua bài thơ là sự nhạy cảm, tinh tế và cũng rất nhân ái, vị tha. Ba bài thơ, ba người phụ nữ khác nhau, ba tình cảm khác nhau. Dầu cùng đẹp, cùng tài nhưng họ luôn phải ấp ủ trong lòng những niềm riêng chẳng biết chia sẻ cùng ai. Viết về những người phụ nữ trong xã hội xưa các tác giả đã thể hiện sự đồng cảm chân thành tha thiết đối với số phận của họ. Và như thế, những tác phẩm ấy sẽ còn sống mãi với thời gian bởi giá trị nhân đạo sâu sắc.
Người phụ nữ trong thơ văn trung đại hiện lên thật đẹp, thật đáng quý trọng. Sống giữa xã hội với những rào cản khắc nghiệt, bị coi thường, không có quyền tự quyết cho số phận của mình. Tuy vậy người phụ nữ vẫn giữ tâm hồn với phẩm giá cao đẹp, giữ tiết hạnh để chờ chồng và cũng có thể làm chí lớn như một đấng nam nhi, lo cho nỗi cho đất đang trong cảnh lầm than, lo cho gia đình com lo áo ấm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư