Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái La - tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

14 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
602
1
2
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 15:22:09

- Chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì:

+ Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.

+ Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 15:22:26

Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:

  • Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
  • Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
0
2
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 15:22:50

Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viết chính thức trên thực tế (de facto) hiện nay của tiếng Việt.

Bộ chữ Quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman[3] đặc biệt là bảng chữ cái tiếng Bồ Đào Nha,[1] với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, Chương I Điều 5 Mục 3 ghi Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt, khẳng định tiếng Việt là Quốc ngữ.[4] Tuy nhiên, chưa có điều luật nào đề cập đến "chữ viết quốc gia" do chưa có quy định chính thức về chính tả chữ Quốc ngữ.[nghiên cứu chưa công bố?]

0
2
︵✿ℒâℳ‿✿
06/02/2020 15:23:16

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi chữ quốc ngữ được dùng để chỉ chữ quốc ngữ Latinh lần đầu tiên vào năm 1867 trên Gia Định báo.[5] Tiền thân của tên gọi này là chữ Tây quốc ngữ. Về sau từ Tây bị lược bỏ đi để chỉ còn là chữ quốc ngữ; còn tên gọi chữ Tây bấy giờ được chuyển sang để chỉ chữ Pháp. Quốc ngữ nghĩa mặt chữ là ngôn ngữ quốc gia, ở Việt Nam nếu không có từ bổ nghĩa kèm theo cho thấy từ quốc ngữ được dùng để một ngôn ngữ nào khác thì quốc ngữ mặc định là chỉ tiếng Việt.[6]

Bảng chữ cái[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng chữ cái chữ quốc ngữ

AĂÂBCDĐEÊGHIKLMNOÔƠPQRSTUƯVXY
aăâbcdđeêghiklmnoôơpqrstuưvxy

Mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết lớn và nhỏ. Kiểu viết lớn gọi là "chữ hoa" (chữ in hoa, chữ viết hoa). Kiểu viết nhỏ gọi là "chữ thường" (chữ in thường, chữ viết thường).

Có một chữ cái đã bỏ không dùng nữa là Ꞗꞗ. Chữ này được dùng để ghi lại phụ âm /β/ của tiếng Việt trước thế kỷ XIX. Phụ âm /β/ không còn tồn tại trong tiếng Việt hiện đại, nó đã biến đổi thành phụ âm "b" và "v".

Chữ quốc ngữ có 11 chữ ghép biểu thị phụ âm gồm:

  • 10 chữ ghép đôi: ch, gh, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr
  • 1 chữ ghép ba: ngh

Chữ ghép là tổ hợp gồm từ hai chữ cái trở lên được dùng để ghi lại một âm vị hoặc một chuỗi các âm vị có cách phát âm không giống với âm vị mà các chữ cái trong tổ hợp chữ cái đó biểu thị. Chữ ghép đôi là chữ ghép có hai chữ cái, chữ ghép ba là chữ ghép có ba chữ cái.

Có bốn chữ ghép biểu thị phụ âm sau đây hiện nay không được sử dụng nữa do sự thay đổi của ngữ âm tiếng Việt:

  • tl: Biểu thị phụ âm kép /tl/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép "tl" đã biến đổi thành phụ âm "tr" của tiếng Việt hiện đại.
  • bl: Biểu thị phụ âm kép /ɓl/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép "bl" đã biến đổi thành phụ âm "tr", "gi" của tiếng Việt hiện đại.
  • ml: Biểu thị phụ âm kép /ml/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép "ml" đã biến đổi thành phụ âm "nh" của tiếng Việt hiện đại.
  • mnh: Biểu thị phụ âm kép /mɲ/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép "mnh" đã biến đổi thành phụ âm "nh" của tiếng Việt hiện đại.

Tên gọi các chữ cái

STTChữ cáiTên gọiSTTChữ cáiTên gọi
1Aa16Nen-nờ
2Ăá17Oo
3Âớ18Ôô
4Bbê19Ơơ
5Cxê20Ppê
6Ddê21Qcu/quy
7Đđê22Re-rờ
8Ee23Sét-sì
9Êê24Ttê
10Ggiê25Uu
11Hhát26Ưư
12Ii (ngắn)27Vvê
13Kca28Xíc-xì
14Le-lờ29Yi dài/i gờ-réc
15Mem-mờ

Tên gọi của hai cặp chữ cái nguyên âm "a", "ă" và "ơ", "â" chỉ khác về thanh điệu. Chúng biểu thị các biến thể dài ngắn của cùng một nguyên âm, với "a", "ă' là nguyên âm /a/, với "ơ" và "â" là nguyên âm /ə/. Vì trong tiếng Việt khi /a/ và /ə/ là âm tiết thì không có sự phân biệt về độ dài của nguyên âm nên tên gọi của hai cặp chữ cái "a", "ă" và "ơ", "â" phải mang thanh điệu khác nhau để tránh cho chúng trở thành đồng âm.

Bốn chữ cái F, J, W và Z không có trong bảng chữ cái quốc ngữ nhưng trong sách báo có thể bắt gặp chúng trong các từ ngữ có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác. Trong tiếng Việt bốn chữ cái này có tên gọi như sau:

  • F-f: ép/ép-phờ. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là "effe" /ɛf/.
  • J-j: di/gi. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là "ji" /ʒi/.
  • W-w: vê képvê đúp (cũ), đáp-lưu. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là "double vé" /dubləve/.
  • Z-z: dét. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là "zède" /zɛd/

Hiện đang có ý kiến cho rằng, cần bổ sung thêm bốn chữ cái F, J, W và Z vào bảng chữ cái quốc ngữ để hợp thức hóa cách sử dụng để đáp ứng sự phát triển của tiếng Việt hiện đại.[7]. Mặc dù không có các chữ cái F, J, W và Z trong bảng chữ cái, người Việt khi gặp các chữ cái này trong các từ họ thường phiên âm từ ra để đọc chính xác hoặc họ đọc theo kiểu tiếng Anh.

Chữ viết tay[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng chữ thảo

Thể chữ viết tay của chữ cái Latinh gồm hai loại loại lớn là thể chữ in và thể chữ thảo, mỗi thể chữ này lại bao gồm nhiều thể chữ khác nhau. Trong thể chữ in tự hình của các chữ cái gần giống như các chữ được in trên sách báo, các chữ cái được viết tách rời, không nối với nhau. Trong thể chữ thảo các chữ cái được nối liền với nhau. Thể chữ in dễ đọc nhưng viết chậm, thể chữ thảo viết nhanh hơn nhưng khó đọc hơn. Các trường học ở Việt Nam không dạy thể chữ in, chỉ dạy thể chữ thảo. Trong thực tế, không như những gì được dạy ở nhà trường, hầu hết người Việt Nam viết một thứ chữ pha trộn gồm cả chữ thảo lẫn chữ in. Các chữ hoa thường được viết theo thể chữ in vì chúng dễ viết hơn.

Thể chữ thảo được dạy trong các trường học ở Việt Nam là thể chữ tròn Anh quốc. Thể chữ tròn Anh quốc ra đời ở Anh cuối thế kỷ XVII, trên cơ sở cải biến thể chữ tròn Pháp quốc (còn gọi là thể "chữ rông" ["rông" là phiên âm từ Pháp "ronde" có nghĩa là tròn, hình tròn]). Như tên gọi của nó thể chữ tròn Pháp quốc do người Pháp tạo ra. Đến thế kỷ thứ XVIII thể chữ tròn Anh quốc được truyền bá và sử dụng rộng rãi khắp châu Âu, trong đó có nước Pháp, nơi cung cấp chất liệu để tạo nên thể chữ tròn Anh quốc.

Đối chiếu chữ quốc ngữ với ngữ âm tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]
Phụ âm đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ âm đầu trong chữ quốc ngữ là các chữ cái phụ âm và chữ ghép đứng đầu từ. Ví dụ: xem có phụ âm đầu là xphim có phụ âm đầu là ph. Chữ quốc ngữ có 17 chữ cái phụ âm (bcdđghklmnpqrstvx) và 11 chữ ghép (chghgikhngnghnhphquthtr). Tất cả các chữ cái phụ âm và chữ ghép trong chữ quốc ngữ đều có thể làm phụ âm đầu.[8]

Phụ âm đầu
chữ quốc ngữPhát âm
(ghi bằng ký hiệu ngữ âm quốc tế)Chú dẫn
Phương ngữ miền Bắc[9][10]Phương ngữ miền Nam[10][11]
b/ɓ/Đừng nhầm ký hiệu /ɓ/ với chữ b.
c/k/Giống chữ K
ch/tɕ//c/Trong phương ngữ miền Bắc ch ở đầu từ và tr đồng âm với nhau, cả hai đều được phát âm là /tɕ/.[note 1][12]
Âm /ʈ͡ʂ/ đang dần biến mất khỏi phương ngữ miền Nam. Ngày càng có nhiều người nói phương ngữ miền Nam phát âm ch ở đầu từ và tr giống nhau, cả hai đều được phát âm là /c/.[12]
Đừng nhầm ký hiệu /t͡ɕ/ với ký hiệu /ʈ͡ʂ/. /t͡ɕ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc xát chân răng-vòm vô thanh. /ʈ͡ʂ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc xát quặt lưỡi vô thanh.
/c/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc vòm vô thanh.
d/z//j/Trong phương ngữ miền Bắc dgir đồng âm với nhau, cả ba chữ này đều được phát âm là /z/.[13]
Trong phương ngữ miền Nam dgiv đồng âm với nhau, cả ba chữ này đều được phát âm là /j/.[14]
đ/ɗ/Đừng nhầm ký hiệu /ɗ/ với chữ d.
g/ɣ/G được phát âm là /ɣ/ khi sau g là một trong tám chữ cái nguyên âm sau: aăâoôơuư. Ví dụ: gà, gặt, gấp, gọt, gối, gỡ, guốc, gương.[15]G biến đổi thành dạng "gh" khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
gh/ɣ/G biến đổi thành dạng "gh" khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
gi/z//j/Trong phương ngữ miền Bắc gidr đồng âm với nhau, cả ba chữ này đều được phát âm là /z/.[13]
Trong phương ngữ miền Nam gidv đồng âm với nhau, cả ba chữ này đều được phát âm là /j/.[14]

Trong các từ gì (vần i), gí (vần igích (vần ích), gìm (vần im), gìn (mang vần in), gíp (mang vần íp), giếc (mang vần iếc), giêng (vần iêng), giếng (mang vần iêng), giết (mang vần iết), giễu (mang vần iêu),..., theo đúng lối ghép chữ thì phải có hai chữ i nhưng đã có sự giản lược một ký tự 'i'.

Tại miền Bắc, theo truyền thống để giúp phân biệt chính tả, một số nhà trường dạy học sinh phát âm d là /z/, gi là /ʒ/, r là /r/ như chữ Quốc ngữ đã ghi, khác với cách phát âm của phương ngữ Trung - Nam Bộ.

Tại miền Nam, các nhà trường dạy học sinh phát âm gi là /j/, d là /z/. Tuy nhiên cả hai cách phát âm trên chỉ nhằm mục đích giúp học sinh phân biệt chính tả, hiếm khi thấy có trong thực tiễn phát âm hàng ngày.


h/h//h/, ∅Trong phương ngữ miền Nam chữ h thường không được phát âm trong trường hợp đứng trước âm đệm /w/, cụ thể trong hai trường hợp sau:[16][17]
  1. Sau chữ h là chữ u, sau chữ u là một trong bốn chữ âêơy. Ví dụ: huân, huênh, huơ, huýt.
  2. Sau chữ h là chữ o, sau chữ o là chữ a hoặc chữ ăe. Ví dụ: hoàng, hoặc, hoè.

k/k/Giống chữ C
kh/x/Trong phương ngữ Nam Bộ, /x/ còn được phát âm bật hơi /kh/. Cách phát âm này cũng bắt gặp ở một vài thổ ngữ Bắc Trung Bộ hay cách phát âm của người cao tuổi vùng nông thôn Bắc Bộ.

Ở Nam Bộ, chùm /xw/ có thể bị thay thế bằng /f/. Cách phát âm này không xuất hiện ở người có trình độ học thức.


l/l/Tại các địa phương thuộc Đông Bắc Bộ (trừ trung tâm Hà Nội), hai phụ âm /l/ và /n/ bị lẫn lộn với nhau. Dân gian gọi đây là hiện tượng nói ngọng.
m/m/
n/n/Tại các địa phương thuộc Đông Bắc Bộ (trừ trung tâm Hà Nội), hai phụ âm /l/ và /n/ bị lẫn lộn với nhau. Dân gian gọi đây là hiện tượng nói ngọng.
ng/ŋ//ŋ/Chữ Ng biến đổi thành dạng Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê. Ở Nam Bộ âm ŋ/

có thể bị lược khi đứng trước âm /w/.


ngh/ŋ/
nh/ɲ/
p/p, ɓ/Chữ p được phát âm như b trong phương ngữ miền Nam.
ph/f/Ở một số địa phương thuộc vùng nông thôn Nam Bộ Việt Nam ph được phát âm là /ph/.[18] Cách phát âm này cũng bắt gặp ở một vài thổ ngữ Bắc Trung Bộ hay cách phát âm của người cao tuổi vùng nông thôn Bắc Bộ. Một vài nơi còn phát âm bằng âm môi-môi /ɸ/ như Lý Sơn (Quảng Ngãi).
q/k/∅Chữ q trong phương ngữ miền Nam không được phát âm. Q được người nói phương ngữ miền Nam phát âm là /k/ khi người ta phát âm dựa theo chính tả.[16][19]
qu/kw//w/
r/z/, /r//r/, /ɹ/, /ʐ/Trong phương ngữ miền Bắc rdgi đồng âm với nhau, cả ba chữ này đều được phát âm là /z/.[13]. Tuy vậy trong các từ vay mượn r lại được đọc là /ɹ/. Ở một số tỉnh miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, chữ r được phát âm theo cách rung lưỡi /r/.[20] Cách phát âm tương tự cũng xuất hiện ở một vài tỉnh miền Trung.

Ở miền Trung (Huế) chữ r được phát âm quặt lưỡi /ʐ/.

Trong thơ ca dân gian và truyền thống ở Trung và Nam bộ, chữ r được phát âm là /ʐ/. Khi hát dân ca Trung và Nam bộ, ca sĩ luôn hát chữ r (bó rơm, rừng tràm) bằng âm /ʐ/.

Ở Nam Trung Bộ và đa số các tỉnh miền Nam, chữ r thường được phát âm là /ɹ/ khi giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra cũng còn nhiều biến thể tự do khác nữa.

Phương ngữ Nam bộ, đặc biệt là ở Tây Nam Bộ, chữ r thường được phát âm giống chữ g.


s/s//s, ʂ/Trong phương ngữ miền Bắc s đồng âm với x, cả hai đều được phát âm là /s/.[21]
Âm /ʂ/ đang dần biến mất khỏi phương ngữ miền Nam. Ngày càng có nhiều người nói phương ngữ miền Nam phát âm s và x giống nhau, cả hai đều được phát âm là /s/ giống như phương ngữ miền Bắc.[12] Khi hát dân ca Trung và Nam bộ, chữ s luôn được phát âm là /ʂ/ để phân biệt với x. Ví dụ: dòng sông, sóng xô.
Đừng nhầm ký hiệu /s/ với ký hiệu /ʂ/. /s/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm xát xuýt chân răng vô thanh. /ʂ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm xát quặt lưỡi vô thanh.
t/t/
th/tʰ/
tr/t͡ɕ//c, ʈ͡ʂ/Trong phương ngữ miền Bắc tr và ch ở đầu từ đồng âm với nhau, cả hai đều được phát âm là /t͡ɕ/.[12]
Âm /ʈ͡ʂ/ đang dần biến mất khỏi phương ngữ miền Nam. Ngày càng có nhiều người nói phương ngữ miền Nam phát âm ch ở đầu từ và tr giống nhau, cả hai đều được phát âm là /c/.[12] Khi hát dân ca Trung và Nam bộ, chữ tr luôn được phát âm là /ʈ͡ʂ/ để phân biệt với tr. Ví dụ: Thủy triều, em đi trên cỏ non.
Đừng nhầm ký hiệu /t͡ɕ/ với ký hiệu /ʈ͡ʂ/. /t͡ɕ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc xát chân răng-vòm vô thanh. /ʈ͡ʂ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc xát quặt lưỡi vô thanh.
/c/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm tắc vòm vô thanh.
v/v//j/Chữ v thường được người nói phương ngữ miền Nam phát âm là /j/, đồng âm với dgiV được người nói phương ngữ miền Nam phát âm là /vj/ hoặc /ɓj/ để phân biệt với dggi khi người ta phát âm dựa theo chính tả.[22][23]
x/s/Trong phương ngữ miền Bắc x và s đồng âm với nhau, cả hai đều được phát âm là /s/.[21]
Trong phương ngữ miền Nam người nào phát âm chữ s là /s/ thì x sẽ đồng âm với s, người nào phát âm chữ s là /ʂ/ thì x và s không đồng âm. Âm /ʂ/ đang dần biến mất khỏi phương ngữ miền Nam. Ngày càng có nhiều người nói phương ngữ miền Nam phát âm hai chữ sx là /s/ giống như phương ngữ miền Bắc.[12]
Đừng nhầm ký hiệu /s/ với ký hiệu /ʂ/. /s/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm xát xuýt chân răng vô thanh. /ʂ/ là ký hiệu ngữ âm quốc tế của âm xát quặt lưỡi vô thanh.
Đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]

Có 11 ký tự nguyên âm đơn A, Ă, Â, E, Ê, I/Y, O, Ô, Ơ, U, Ư.

Ngoài các nguyên âm đơn, trong tiếng Việt còn có: 26 nguyên âm đôi, còn gọi là trùng nhị âm (AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA/IÊ (còn viết là: YA/YÊ), IU, OA, OĂ, OE, OI, ÔI, ƠI, OO, ÔÔ, UA/UÔ, UÂ, ƯA/ƯƠ, UÊ, UI, ƯI, UƠ, ƯU, UY) và 12 nguyên âm ba hay trùng tam âm (IÊU/YÊU, OAI, OAO, OAY, OEO, UAO, UÂY, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA/UYÊ, UYU).

Có các nguyên âm: Ă, Â, IÊ/YÊ, OĂ, OO, ÔÔ, UÂ, UÔ, ƯƠ, UYÊ bắt buộc phải thêm phần âm cuối được chia theo quy tắc đối lập bổ sung như sau:

  • Bắt buộc thêm nguyên âm cuối, hoặc phụ âm cuối: Â, IÊ/YÊ, UÂ, UÔ, ƯƠ.
  • Bắt buộc thêm phụ âm cuối: Ă, OĂ, OO, ÔÔ, UĂ, UYÊ.

Có 4 nguyên âm ghép có thể đứng tự do một mình hoặc thêm âm đầu, cuối, hoặc cả đầu lẫn cuối: OA, OE, UÊ, UY.

Như vậy ta chỉ có 29 nguyên âm ghép không thêm được phần âm cuối là: AI, AO, AU, ÂU, AY, ÂY, EO, ÊU, IA (Dạng biến thể của IÊ), IÊU/YÊU, IU, OI, ÔI, ƠI, OAI, OAO, OAY, OEO, UA (Dạng biến thể của UÔ), UI, ƯA (Dạng biến thể của ƯƠ), ƯI, ƯU, UÂY, UÔI, ƯƠI, ƯƠU, UYA (Dạng biến thể của UYÊ) và UYU. Trong phát âm và viết thành chữ Quốc ngữ thì việc lên xuống, kéo dài âm từ để biểu hiện từ tượng thanh, tượng hình và lớn, nhỏ... luôn là việc cần thiết.

Có mối liên hệ phức tạp giữa nguyên âm và cách phát âm của chúng. Một nguyên âm có thể biểu thị cho vài cách phát âm khác nhau, tùy theo nó nằm trong nguyên âm đơn, đôi hay ba, và nhiều khi các cách viết nguyên âm khác nhau tượng trưng cho cùng một cách phát âm.

Bảng sau cho biết các cách phát âm có thể tương ứng với từng cách viết nguyên âm:

Cách viếtPhát âmCách viếtPhát âm
a/ɐː/, /ɐ/, /a:/o/ɔ/, /ɐw/, /w/
ă/ɐ/,/ʌ/,/a/ô/o/, /ɜw/,/ou/
â/ə/ơ/əː/
e/ɛ/,/æ/u/u/, /w/
ê/e/, /ei/ư/ɨ/,[ɯ]
i/i/, /j/y/i/, /j/, /i:/

Hiện nay các nhà ngôn ngữ học chưa có sự thống nhất hoàn toàn về số lượng nguyên âm trong tiếng Việt[24]. Tuy nhiên, quan điểm phổ biến cho rằng tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi và không có nguyên âm ba[25], gồm: /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/.

Bảng sau cho biết các cách viết có thể tương ứng với từng cách phát âm nguyên âm đơn:

Nguyên âm đơn/i/
  • i (ngắn) i: /si/ = cây si tính.
    1. phân biệt với y khi tả âm, tượng hình như: hi hi thay vì hy hy. ti hí, hủ hỉ.
  • y (dài) y: /mi/ = Mỹ (là từ Hán-Việt), kỹ thuật.
  • sẽ là y nếu
    1. bắt đầu một từ: /iɜw/ = yêu. (không áp dụng cho nguyên âm đôi, nguyên âm ba)
    2. dùng cho danh từ có phụ âm đơn đứng trước,
    3. đứng riêng độc lập về âm không kèm phụ âm: y tế
  • (Chú ý là cả i và y đều cũng có thể dùng biểu thị cho /j/.)
/e/,/ei/
  • ê

/ɛ/,/æ/
  • e
/ɨ/,/ɯ/
  • ư

/əː/
  • ơ
/ɜ/
  • /ɜ/

/ɐː/,/a:/
  • a
/ɐ/

    /u/
    • u
    /o/,/ou/
    • ô

    /ɔ/
    • o

    Bảng sau cho biết các cách viết có thể tương ứng với từng cách phát âm nguyên âm đôi và ba:

    Nguyên âm đôi & baPhát âmCách viếtPhát âmCách viết
    Nguyên âm đôi
    /uj/ui */iw/iu **
    /oj/ôi */ew/êu **
    /ɔj/oi */ɛw/eo ***
    /əːj/ơi */əːw/ơu **
    /ɜj/ây, ê */ɜw/âu, ô **
    /ɐːj/ai */ɐːw/ao ***
    /ɐj/ay, a */ɐw/au, o **
    /ɨj/ưi */ɨw/ưu **
    /iɜ/ia, ya, iê, yê/uɜ/ua, uô
    /ɨɜ/ưa, ươ/o:/oo
    Nguyên âm ba
    /iɜw/iêu, yêu **/uɜj/uôi *
    /ɨɜj/ươi */ɨɜw/ươu **
    * Nhiều khi không được công nhận là nguyên âm mà là vần, gồm nguyên âm chính và âm cuối (bán nguyên âm) i.
    ** Nhiều khi không được công nhận là nguyên âm mà là vần, gồm nguyên âm chính và âm cuối (bán nguyên âm) u.
    *** Nhiều khi không được công nhận là nguyên âm mà là vần, gồm nguyên âm chính và âm cuối (bán nguyên âm) o.
    /iɜ/
    • ia nếu không có phụ âm nằm sau /miɜ/ = mía
    •  nếu có phụ âm nằm sau /miɜŋ/ = miếng
    • thay i bằng y tại đầu từ hoặc sau một chữ cái nguyên âm:
      • ya: /xwiɜ/ = khuya
      • : /xwiɜn/ = khuyên; /iɜn/ = yên

    /uɜ/

    • ua nếu không có phụ âm nằm sau /muɜ/ = mua
    •  nếu có phụ âm nằm sau /muɜn/ = muôn
     

    /ɨɜ/

    • ưa nếu không có phụ âm nằm sau /mɨɜ/ = mưa
    • ươ nếu có phụ âm nằm sau /mɨɜŋ/ = mương
    0
    3
    Arai -senpai
    06/02/2020 15:24:10
    ra đời trong hoàng cảnh
    •  
    • Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
    • Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.



    Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì:

    • Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.
    • Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.
    0
    2
    ︵✿ℒâℳ‿✿
    06/02/2020 15:27:25

    ra đời trong hoàng cảnh
    •  
    • Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
    • Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.



    Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì:

    • Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.
    • Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.
    2
    1
    Trung Nghĩa
    06/02/2020 15:27:29

    Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:

    • Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
    • Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
    2
    1
    Trung Nghĩa
    06/02/2020 15:27:48

    Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì:

    • Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.
    • Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.
    1
    1
    Nhã Thư
    06/02/2020 15:37:58

    Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:

    • Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
    • Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta
    1
    1
    Nhã Thư
    06/02/2020 15:38:13

    Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì:

    • Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.
    • Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.
    1
    0
    Nguyễn Hoàng Hiệp
    06/02/2020 20:44:17

    Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:

    • Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
    • Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
    1
    0
    Nguyễn Hoàng Hiệp
    06/02/2020 20:45:04

    Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì:Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết

    0
    1
    trần hiéu
    14/02/2020 18:16:39
    • Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
    • Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
    0
    1
    trần hiéu
    14/02/2020 18:17:47

    Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến nay vì:

    • Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.
    • Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.

    Bạn hỏi - Lazi trả lời

    Bạn muốn biết điều gì?

    GỬI CÂU HỎI
    Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

    Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

    Vui Buồn Bình thường
    ×
    Trợ lý ảo Trợ lý ảo
    ×
    Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
    Gửi câu hỏi
    ×