Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn NLXH về ý nghĩa được rút ra trong đoạn văn sau: Cho con gánh mẹ một lần

Viết bài văn NLXH về ý nghĩa được rút ra trong đoạn văn sau:
Cho con gánh mẹ một lần
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con
Cho con gánh mẹ đầu non
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời
Ngày xưa mẹ gánh à ơi
Con xin gánh lại những lời mẹ ru
Đường đời sương gió mịt mù
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian lao
Để con gánh mẹ đừng can
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai...

2 trả lời
Hỏi chi tiết
811
0
1
Vương Minh Quân
08/02/2020 16:55:32

"Cho con gánh mẹ một lần 

....

Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai..."

Vâng chỉ nhắc đến những dòng thơ này thôi là tôi lại nhớ đến một tình thương bao la, một tình thương vô bờ bến không thể đong đếm được. Và tình yêu ấy chính là tình yêu của mẹ dành cho những đứa con thân thương của mình.

Tất cả mọi người mẹ trên cõi đời này đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên tư của người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ mà người con được lớn lên, được trưởng thành. Tình thương yêu của mẹ đã giúp cho người con lớn lên một cách bình thường và quân bình về các phương diện tâm sinh lý.

Dù cho mẹ có thế nào đi nữa, miễn là mẹ còn trên cõi đời này và vẫn còn có ý thức thì mẹ vẫn thương yêu con, nghĩ về con, chăm sóc cho con và dõi theo từng bước chân con đi. Trong kinh Báo ân cha mẹ, Đức Phật diễn tả: “Mẹ già hơn trăm tuổi, còn thương con tám mươi, ân ái có đoạn chăng chỉ hơi thở cuối cùng”. Thế đấy! Dù mẹ có đến một trăm tuổi, miễn là mẹ còn sống thì mẹ vẫn thương yêu người con đã tám mươi tuổi của mình.

Mỗi người mẹ đều có cách thể hiện tình thương yêu của mình đối với con, và tất cả đều có chung một điểm, ấy là tấm lòng thương yêu không vụ lợi, không tính toán thiệt hơn, cho đi tất cả, chỉ mong sao cho con nên người, cho con có được cuộc sống hạnh phúc.

Trong thời đại ngày nay, các bậc cha mẹ ở vùng quê phải khổ cực để nuôi con từ tấm bé, đến khi con lớn lên, vì tương lai của con, vì muốn con được học hành đến nơi đến chốn, muốn con có được một tương lai tươi sáng hơn, cha mẹ đành chấp nhận cho con rời xa vòng tay của mình, chấp nhận cho con đi xa để lập thân, lập nghiệp. Hết đứa này đến đứa khác, khi vừa đủ lớn là nối nhau ra đi. Con đi rồi, còn lại mẹ với cha và căn nhà trống vắng, sớm chiều hiu quạnh. Nhiều lúc lòng cha mẹ buồn lắm, buồn vì cô quạnh, vì lo lắng cho con, vì thương nhớ con. Những lúc trái gió trở trời không biết trông nhờ vào ai, chỉ có hai ông bà già chăm sóc lẫn nhau. Với những gia đình mà chỉ còn có mẹ hoặc có cha mà thôi thì hoàn cảnh càng bi thương hơn. Con lớn lên đều tìm đường đi hết, để lại một mình mẹ, một mình cha lẻ loi chiếc bóng, vào ra thui thủi một mình, buồn vô hạn. Nhưng biết làm sao hơn, vì thương con, muốn con có một cuộc sống tốt đẹp hơn nên cha mẹ đành phải chấp nhận hy sinh, cam chịu sự cô đơn, buồn tủi.

Chưa hết! Khi cho con đi học xa, cha mẹ phải vắt kiệt sức lực của mình để lao động, kiếm tiền cho con ăn học. Cha mẹ ở quê phải chắt chiu, dành dụm từng đồng, nhịn ăn nhịn mặc để hàng tháng gởi tiền cho con. Nếu như người con có chí, có lòng hiếu thảo, chăm lo học tập và thường xuyên thăm hỏi cha mẹ thì cha mẹ cũng cảm thấy an ủi được phần nào. Nếu là một người có trái tim và biết suy nghĩ, khi nghĩ về những công lao khó nhọc của cha mẹ, nghĩ đến sự hy sinh của hai đấng sinh thành nơi quê hương nghèo khó thì không người con xa quê nào lại đua đòi, lêu lổng, bỏ cả việc học, và tiêu xài phung phí những đồng tiên mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cả xương máu của cha mẹ cả. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những người con lêu lổng, tiêu xài những đồng tiên chắt chiu, dành dụm của mẹ cha một cách vô tội vạ. Đây là một thực trạng đáng buồn trong xã hội và là một nỗi đau cùng cực của các bậc cha mẹ khi họ có những người con như thế.

Người xưa từng nói “nước mắt chảy xuôi”, như lòng mẹ cha lúc nào cũng thương yêu con hết mực. Thế nhưng con thì thường hay hờ hững, ít quan tâm chăm sóc cha mẹ. Thực trạng này không phải hiện nay mới có, mà nó đã có từ lâu. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã có lần tự trách:

Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ

Sống tự do như một cánh chim bằng

Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái

Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?

(Mẹ - Đỗ Trung Quân)

Khi phải sống xa con, lòng cha mẹ luôn thương nhớ con, lo lắng cho con, nhất là tấm lòng người mẹ. Vì thế mà lâu ngày không thấy con hỏi thăm, không có tin tức về con, mẹ gọi điện thăm con, muốn được nghe giọng nói của con, muốn được biết chắc là con mình vẫn mạnh khỏe, vẫn bình an. Thế nhưng, thật đau lòng thay cho những người mẹ khi có con đi xa, để mẹ vò võ đợi chờ tin con, đến khi chịu không nổi, gọi điện thoại thăm con thì con lại trả lời cụt ngủn, rồi viện lý do này lý do nọ để cắt cuộc gọi. Nếu lâu ngày không liên lạc với cha mẹ khi ở xa, có khi nào chúng ta tự hỏi một câu hỏi tương tự như nhà thơ Đỗ Trung Quân: Ta gọi điện cho bao người bạn bè, cho bao người trong xã hội, có khi nào ta gọi điện cho mẹ ta chưa? Đôi khi cha mẹ không cần con đem về cho cha mẹ nhiều tiền, không cần phải sắm sửa cho cha mẹ thật nhiều thứ, mà chỉ cần sự quan tâm, chăm sóc của con, chỉ cần một cuộc điện thoại hỏi thăm, một lá thư vấn an sức khỏe, như thế cũng đã đủ làm ấm lòng mẹ cha.

Có đôi khi, vì thương con, muốn chắm sóc cho con nhưng vì con ở xa, mẹ không có điều kiện để lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho con. Cho nên, khi có dịp thuận tiện thì mẹ thường hay gởi quà cho con. Món quà cho con có thể chỉ là mấy trái xoài, trái ổi, mấy trái cam, trái táo, trái mít… trong vườn nhà, hoặc là mấy trái bắp, trái đậu phụng lúc đến vụ mùa thu hoạch, và có khi là mấy thức ăn dân giã, hay là các món ăn do chính tay mẹ làm. Những loại thực phẩm, những món quà mà người mẹ quê gởi tặng cho con có thể là rất bình thường về mặt giá trị vật chất, bạn có thể dễ dàng mua chúng tại nơi bạn đang sống, nhưng đấy là tất cả tấm lòng của mẹ, bao nhiêu thương yêu, bấy nhiêu nhung nhớ, lo toan mẹ đều gói trọn vào trong những món quà ấy. Thậm chí có những người mẹ lo cho con đến mức mà khi gởi quà nhờ người quen chuyển cho con, còn dặn dò với người quen là phải đưa tận tay cho người con và xem tình hình sức khỏe, cuộc sống của người con như thế nào rồi báo lại cho người mẹ biết, vì mẹ sợ là đôi khi người con có điều gì dấu diếm, muốn biết những thông tin khách quan, xác thực. Tấm lòng của mẹ đối với những người con xa quê rất là sâu nặng và thiết tha vô cùng. Phận làm con, chúng ta cần phải biết trân quý tấm lòng của mẹ, phải biết trân quý những món quà quê của mẹ. Đừng thấy chúng bình thường mà xem thường, đừng phụ tấm lòng của mẹ. Nếu lỡ như người mẹ biết được rằng, món quà mà họ đã gởi cho con không được người con xem trọng, người con đón nhận nó một cách hờ hững thì mẹ sẽ hết sức đau lòng và buồn tủi.

Ân tình của cha mẹ đối với con thật không thể nào diễn tả hết được. Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót. Chúng ta cần phải ý thức được rằng, mình đang hạnh phúc khi còn có mẹ có cha trong cuộc đời. Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những gì mà cha mẹ đã dành cho mình. Nếu có thể làm được gì để cho cha vui, để cho mẹ hạnh phúc thì cần phải làm ngày. Nếu như chúng ta cứ chần chừ, hẹn rày hẹn mai, lỡ mai kia ngọn gió vô thường bất ngờ đến cuốn cha mẹ mình đi mất thì lúc đó ăn năn, hối hận cũng không còn kịp nữa. Xin mượn những vần thơ về mẹ của nhà thơ Thanh Nguyên để khép lại những lời văn bình dị này:

Mẹ,
Có nghĩa là ánh sáng,
Một ngọn đèn,
thắp bằng máu con tim…
Mẹ,
Có nghĩa là mãi mãi,
Là cho đi,
không đòi lại bao giờ.

(Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Arai -senpai
08/02/2020 19:28:24

"Cho con gánh mẹ một lần 

....

Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai..."

Vâng chỉ nhắc đến những dòng thơ này thôi là tôi lại nhớ đến một tình thương bao la, một tình thương vô bờ bến không thể đong đếm được. Và tình yêu ấy chính là tình yêu của mẹ dành cho những đứa con thân thương của mình.

Tất cả mọi người mẹ trên cõi đời này đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên tư của người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ mà người con được lớn lên, được trưởng thành. Tình thương yêu của mẹ đã giúp cho người con lớn lên một cách bình thường và quân bình về các phương diện tâm sinh lý.

Dù cho mẹ có thế nào đi nữa, miễn là mẹ còn trên cõi đời này và vẫn còn có ý thức thì mẹ vẫn thương yêu con, nghĩ về con, chăm sóc cho con và dõi theo từng bước chân con đi. Trong kinh Báo ân cha mẹ, Đức Phật diễn tả: “Mẹ già hơn trăm tuổi, còn thương con tám mươi, ân ái có đoạn chăng chỉ hơi thở cuối cùng”. Thế đấy! Dù mẹ có đến một trăm tuổi, miễn là mẹ còn sống thì mẹ vẫn thương yêu người con đã tám mươi tuổi của mình.

Mỗi người mẹ đều có cách thể hiện tình thương yêu của mình đối với con, và tất cả đều có chung một điểm, ấy là tấm lòng thương yêu không vụ lợi, không tính toán thiệt hơn, cho đi tất cả, chỉ mong sao cho con nên người, cho con có được cuộc sống hạnh phúc.

Trong thời đại ngày nay, các bậc cha mẹ ở vùng quê phải khổ cực để nuôi con từ tấm bé, đến khi con lớn lên, vì tương lai của con, vì muốn con được học hành đến nơi đến chốn, muốn con có được một tương lai tươi sáng hơn, cha mẹ đành chấp nhận cho con rời xa vòng tay của mình, chấp nhận cho con đi xa để lập thân, lập nghiệp. Hết đứa này đến đứa khác, khi vừa đủ lớn là nối nhau ra đi. Con đi rồi, còn lại mẹ với cha và căn nhà trống vắng, sớm chiều hiu quạnh. Nhiều lúc lòng cha mẹ buồn lắm, buồn vì cô quạnh, vì lo lắng cho con, vì thương nhớ con. Những lúc trái gió trở trời không biết trông nhờ vào ai, chỉ có hai ông bà già chăm sóc lẫn nhau. Với những gia đình mà chỉ còn có mẹ hoặc có cha mà thôi thì hoàn cảnh càng bi thương hơn. Con lớn lên đều tìm đường đi hết, để lại một mình mẹ, một mình cha lẻ loi chiếc bóng, vào ra thui thủi một mình, buồn vô hạn. Nhưng biết làm sao hơn, vì thương con, muốn con có một cuộc sống tốt đẹp hơn nên cha mẹ đành phải chấp nhận hy sinh, cam chịu sự cô đơn, buồn tủi.

Chưa hết! Khi cho con đi học xa, cha mẹ phải vắt kiệt sức lực của mình để lao động, kiếm tiền cho con ăn học. Cha mẹ ở quê phải chắt chiu, dành dụm từng đồng, nhịn ăn nhịn mặc để hàng tháng gởi tiền cho con. Nếu như người con có chí, có lòng hiếu thảo, chăm lo học tập và thường xuyên thăm hỏi cha mẹ thì cha mẹ cũng cảm thấy an ủi được phần nào. Nếu là một người có trái tim và biết suy nghĩ, khi nghĩ về những công lao khó nhọc của cha mẹ, nghĩ đến sự hy sinh của hai đấng sinh thành nơi quê hương nghèo khó thì không người con xa quê nào lại đua đòi, lêu lổng, bỏ cả việc học, và tiêu xài phung phí những đồng tiên mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cả xương máu của cha mẹ cả. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những người con lêu lổng, tiêu xài những đồng tiên chắt chiu, dành dụm của mẹ cha một cách vô tội vạ. Đây là một thực trạng đáng buồn trong xã hội và là một nỗi đau cùng cực của các bậc cha mẹ khi họ có những người con như thế.

Người xưa từng nói “nước mắt chảy xuôi”, như lòng mẹ cha lúc nào cũng thương yêu con hết mực. Thế nhưng con thì thường hay hờ hững, ít quan tâm chăm sóc cha mẹ. Thực trạng này không phải hiện nay mới có, mà nó đã có từ lâu. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã có lần tự trách:

Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ

Sống tự do như một cánh chim bằng

Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái

Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?

(Mẹ - Đỗ Trung Quân)

Khi phải sống xa con, lòng cha mẹ luôn thương nhớ con, lo lắng cho con, nhất là tấm lòng người mẹ. Vì thế mà lâu ngày không thấy con hỏi thăm, không có tin tức về con, mẹ gọi điện thăm con, muốn được nghe giọng nói của con, muốn được biết chắc là con mình vẫn mạnh khỏe, vẫn bình an. Thế nhưng, thật đau lòng thay cho những người mẹ khi có con đi xa, để mẹ vò võ đợi chờ tin con, đến khi chịu không nổi, gọi điện thoại thăm con thì con lại trả lời cụt ngủn, rồi viện lý do này lý do nọ để cắt cuộc gọi. Nếu lâu ngày không liên lạc với cha mẹ khi ở xa, có khi nào chúng ta tự hỏi một câu hỏi tương tự như nhà thơ Đỗ Trung Quân: Ta gọi điện cho bao người bạn bè, cho bao người trong xã hội, có khi nào ta gọi điện cho mẹ ta chưa? Đôi khi cha mẹ không cần con đem về cho cha mẹ nhiều tiền, không cần phải sắm sửa cho cha mẹ thật nhiều thứ, mà chỉ cần sự quan tâm, chăm sóc của con, chỉ cần một cuộc điện thoại hỏi thăm, một lá thư vấn an sức khỏe, như thế cũng đã đủ làm ấm lòng mẹ cha.

Có đôi khi, vì thương con, muốn chắm sóc cho con nhưng vì con ở xa, mẹ không có điều kiện để lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho con. Cho nên, khi có dịp thuận tiện thì mẹ thường hay gởi quà cho con. Món quà cho con có thể chỉ là mấy trái xoài, trái ổi, mấy trái cam, trái táo, trái mít… trong vườn nhà, hoặc là mấy trái bắp, trái đậu phụng lúc đến vụ mùa thu hoạch, và có khi là mấy thức ăn dân giã, hay là các món ăn do chính tay mẹ làm. Những loại thực phẩm, những món quà mà người mẹ quê gởi tặng cho con có thể là rất bình thường về mặt giá trị vật chất, bạn có thể dễ dàng mua chúng tại nơi bạn đang sống, nhưng đấy là tất cả tấm lòng của mẹ, bao nhiêu thương yêu, bấy nhiêu nhung nhớ, lo toan mẹ đều gói trọn vào trong những món quà ấy. Thậm chí có những người mẹ lo cho con đến mức mà khi gởi quà nhờ người quen chuyển cho con, còn dặn dò với người quen là phải đưa tận tay cho người con và xem tình hình sức khỏe, cuộc sống của người con như thế nào rồi báo lại cho người mẹ biết, vì mẹ sợ là đôi khi người con có điều gì dấu diếm, muốn biết những thông tin khách quan, xác thực. Tấm lòng của mẹ đối với những người con xa quê rất là sâu nặng và thiết tha vô cùng. Phận làm con, chúng ta cần phải biết trân quý tấm lòng của mẹ, phải biết trân quý những món quà quê của mẹ. Đừng thấy chúng bình thường mà xem thường, đừng phụ tấm lòng của mẹ. Nếu lỡ như người mẹ biết được rằng, món quà mà họ đã gởi cho con không được người con xem trọng, người con đón nhận nó một cách hờ hững thì mẹ sẽ hết sức đau lòng và buồn tủi.

Ân tình của cha mẹ đối với con thật không thể nào diễn tả hết được. Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót. Chúng ta cần phải ý thức được rằng, mình đang hạnh phúc khi còn có mẹ có cha trong cuộc đời. Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những gì mà cha mẹ đã dành cho mình. Nếu có thể làm được gì để cho cha vui, để cho mẹ hạnh phúc thì cần phải làm ngày. Nếu như chúng ta cứ chần chừ, hẹn rày hẹn mai, lỡ mai kia ngọn gió vô thường bất ngờ đến cuốn cha mẹ mình đi mất thì lúc đó ăn năn, hối hận cũng không còn kịp nữa. Xin mượn những vần thơ về mẹ của nhà thơ Thanh Nguyên để khép lại những lời văn bình dị này:

Mẹ,
Có nghĩa là ánh sáng,
Một ngọn đèn,
thắp bằng máu con tim…
Mẹ,
Có nghĩa là mãi mãi,
Là cho đi,
không đòi lại bao giờ.

(Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư