Giúp em làm 1 bài thuyết minh về Thác Bản Giốc với ạ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Giữa bốn bề núi non hùng vĩ, Thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) hiện ra sừng sững, đẹp "như miền cổ tích" khiến bất cứ ai khi đến đây cũng không khỏi choáng ngợp. Khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ mà vô cùng thơ mộng,thác Bản Giốc tựa như dải lụa trắng mềm mại nổi bật trên nền xanh của núi rừng miền biên giới, là niềm tự hào của người Việt Nam, đồng thời là điểm đến mà bất cứ ai cũng phải tới thăm.
Ai đã từng một lần đến thác Bản Giốc, chắc hẳn đều được nghe hướng dẫn viên kể về sự tích của dòng thác. Đó là câu chuyện về một tình yêu rất đẹp nhưng lại có kết thúc buồn. Chuyển kể rằng, xưa kia, lúc người Tày mới về đây phá nương làm rẫy, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng trời lại ban cho các cô gái Tày một vẻ đẹp thuần khiết, nết na, thùy mị. Bởi thế thường được quan trong vùng tìm để tiến cử vào cung dâng lên bậc vương chúa.
Nhưng có một lần, cô gái đẹp nhất của Bản Giốc khi ấy lọt vào mắt xanh của hoàng tử đã liều mình trốn thoát cùng người mình yêu. Hai người dìu nhau chạy về tới Bản Giốc thì trời vừa tối. Họ dừng lại nghỉ chân cạnh khe suối ở bìa rừng, ngồi đó cùng ôn lại kỷ niệm một thời yêu nhau và những đắng cay khi bị chia lìa. Vì quá kiệt sức sau thời gian chạy trốn dài ngày, cả hai đã lịm đi trong những hồi tưởng và hạnh phúc. Ngay sau đó, dân bản chứng kiến trời đổ mưa tầm tã cả tuần liền.
Nước ngập khe suối, không ai dám ra ngoài vì mưa to kèm sấm sét dữ dội. Kỳ lạ thay, khi mưa tạnh, nơi đôi tình nhân ấy say giấc ngủ ngàn thu, người ta không còn tìm thấy xác hay bất cứ dấu tích gì mà chỉ thấy có hai ngọn thác lớn đổ nước trắng xóa phía bên cạnh bản. Dưới chân thác, mặt nước trong xanh hiền hòa như không vướng víu bụi trần. Kể từ đó, người dân gọi nơi đây là thác Bản Giốc để tưởng nhớ về một thời gái bản tiến vua, cũng là niềm tự hào của người Tày với sắc đẹp trời ban.
Ngày 17/8/2017, UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc.
Theo đó, Khu du lịch thác Bản Giốc sẽ được xây dựng thành trọng điểm du lịch của tỉnh Cao Bằng và quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực gắn với bảo vệ an ninh - quốc phòng. Theo tính toán, đến năm 2020, thác Bản Giốc sẽ thu hút khoảng 750.000 lượt du khách, năm 2030 thu hút khoảng 1.200.000 lượt du khách.
Người ta đồn rằng ngọn thác ở giữa chia ba tầng, có hai tầng sát nhau như tư thế đôi tình nhân ôm nhau. Đó chính là hình ảnh người con trai đang ôm người yêu vào lòng, cả hai cùng khóc. Giọt nước mắt chảy dài thành dòng thác cuồn cuộn. Còn ngọn thác bên phải từ chân thác nhìn lên đổ ầm ào không ngớt là hình ảnh của vị hoàng tử nọ.
Hoàng tử vì uất ức mà ngồi đó tiếc nuối người con gái mình yêu thương rồi cũng hóa thành thác dữ. Nhưng vì sự cảm phục trước tình yêu của đôi trai gái bản Tày, giọt nước mắt của hoàng tử cũng hòa chung với nước mắt của đôi tình nhân. Câu chuyện tưởng như rất buồn của chuyện tình đẹp nhưng lại là dấu ấn, là biểu tường tình yêu cho đời.
Từ lâu, thác Bản Giốc đã là nguồn cảm hứng bất tận của những người nghệ sĩ và đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ, nhiếp ảnh đặc sắc. Thác sở hữu vẻ đẹp hoang sơ nguyên vẹn, là ngọn thác hùng vĩ mà ai đã từng một lần chứng kiến, tận mắt chiêm ngưỡng sẽ nhớ mãi những cảm xúc choáng ngợp, ấn tượng khó có thể diễn tả trước vẻ đẹp mà tạo hóa đã vẽ lên.
Thác Bản Giốc cách thành phố Cao Bằng gần 100 km và cách Hà Nội gần 400 km. Thác được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm ở biên giới các quốc gia. Đường dẫn tới thác quanh co, uốn lượn lưng núi.
Thác Bản Giốc cao hàng chục mét với nhiều khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi, tạo thành một màn bụi nước trắng xóa. Ở giữa có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng nước thành 3 luồng như ba dải lụa trắng. Dưới chân thác là mặt sông Quây Sơn phẳng lặng như gương, nước trong xanh soi bóng núi mây trời. Hai bên bờ là ruộng đồng xanh tốt của người Tày, Nùng sinh sống lâu đời ở xóm Bản Giốc.
Nhìn từ xa, thác Bản Giốc như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đến đây, không ít người sẽ bị choáng ngợp trước sự hùng vĩ, bao la của thiên nhiên và sự thân thiện của người dân bản địa. Ghé thăm thác Bản Giốc vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng đều khiến bạn hài lòng vì hầu như lúc nào nơi đây cũng đẹp mê đắm lòng người. Mùa mưa ở thác Bản Giốc kéo dài 4 tháng (từ tháng 6 tới tháng 9).
Đây là thời điểm thác Bản Giốc mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội. Nước thác cuồn cuộn, tung bọt trắng xóa, ngỡ như làn mây trời đang lũ lượt kéo về khi mưa đến. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau là mùa khô. Lúc này, dòng nước hiền hòa và thanh bình hơn. Thác Bản Giốc mang trong mình nét đẹp yên bình, nước xanh trong vắt kết hợp với mùa lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp nối tiếp nhau dưới chân thác tạo nên một khung cảnh không thể lãng mạn hơn, đẹp tựa một bức họa muôn màu.
Với nét đẹp thiên nhiên quyến rũ hòa cùng vẻ thanh bình của làng quê, từ năm 1997, thác Bản Giốc đã được được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận là thắng cảnh cấp Quốc gia. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng và xúc tiến quảng bá tiềm năng; khu du lịch thác Bản Giốc ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tìm tới thưởng ngoạn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |