1.2. Từ láy có tác dụng gì?Mặc dù được cấu tạo từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa. Trong các văn bản văn học, các tác phẩm thơ ca, từ láy có tác dụng để miêu tả hình dạng, nhấn mạnh đặc điểm của tâm lý, tình trạng, tinh thần, tâm trạng... của con người, các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống.
1.3. Phân loại từ láyNhư đã nói ở trên từ láy là các từ có thể giống nhau chỉ vần hoặc chỉ âm, hoặc có thể giống nhau hoàn toàn về âm và vần, chính vì vậy từ láy được chia làm 2 loại:
+ Từ láy bộ phận:
- Láy âm: là những từ có phần âm lặp lại nhau.
Ví dụ: thấp thỏm, da dẻ, xinh xắn, ngơ ngác, gầm gừ...
- Láy vần: là những từ có phần vần lặp lại nhau.
Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, cheo leo, càu nhàu, bồi hồi...
+ Từ láy toàn bộ:
- Những từ lặp lại nhau cả âm, cả vần. Ví dụ: Luôn luôn, hằm hằm, xanh xanh, ào ào, dành dành...
- Hoặc để tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. Ví dụ: Thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn, ngồn ngộn, thăm thẳm...
2. Cách phân biệt từ láy và từ ghépTừ láy và từ ghép hai biện pháp tu từ mà rất nhiều người bị nhầm lẫn, khó phân biệt. Vậy làm sao để có thể phân biệt được hai loại từ này thì các bạn cần nắm chắc kiến thức về cả từ láy và từ ghép. Mời các bạn cùng đi tìm hiểu qua về nội dung kiến thức phần từ ghép.