3- Khi con tu hú:
Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là gì?
Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện qua những câu thơ nào? Cảm nhận của em về những câu thơ đó.
Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng đc thể hiện qua những câu thơ: "Khi con tu hú gọi bầy"
Câu thơ: “Khi con tu hú gọi bầy”. Đó là cái thời điểm thiết tha và thiếu thốn khi nghe con tu hú gọi bầy, tiếng gọi trở về với bạn bè, đồng đội. Tiếng chim gọi bầy càng tăng thêm nỗi cô đơn của nhà thơ giữa bốn bức tường lạnh lẽo. Tố Hữu bị bắt giam giữa lúc nhiệt tình cách mạng của tuổi thanh xuân đang sục sôi, muốn đem lất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng.
Câu 3 :
Sống giữa thời hoà bình, êm đềm, hạnh phúc đã bao giờ bạn tự hỏi : chúng ta sẽ làm gì nếu đất nước có chiến tranh ? Đặt ra giả thiết như vậy chúng ta mới thấy khâm phục thế hệ cha anh, những con người đã hi sinh hết mình cho đất nước. Họ mang trong mình một lòng yêu nước, một khát vọng tự do đến cháy bỏng ngay cả khi bị tù đày, tra tấn. Đọc những vần thơ trong tù của các chiến sĩ cách mạng, ta vừa xót xa vừa ngưỡng mộ tinh thần chiến đấu quả cảm của các anh. Thi phẩm Khi con tu hú của nhà thơ cách mạng Tố Hữu sẽ mãi là tiếng thơ chứa lửa, ngọn lửa yêu nước, yêu tự do của thế hệ thanh niên một thuở.
Bài thơ được sáng tác trong nhà lao Thừa phủ khi chàng thanh niên yêu nước Tố Hữu mới tròn 19 tuổi. Cuộc sống ngục tù tăm tối, cách biệt càng khơi dậy trong lòng người con trai trẻ tuổi khát vọng tự do cháy bỏng. Dù “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”, luôn hướng lòng mình ra với thế giới bên ngoài. Tác phẩm gồm hai phần rõ rệt, 6 câu thơ đầu miêu tả cuộc sống sôi động, tươi đẹp “ngoài kia”, 4 câu kết thể hiện tâm trạng bức bối muốn vượt thoát khỏi chốn nhà lao của người tù cách mạng. Sợi dây liên kết giữa hai phần là tiếng chim tu hú khắc khoải. Ta hiểu vì sao nhà thơ lấy “Khi con tu hú” làm nhan đề cho thi phẩm.
Trong hoàn cảnh ngục tù tối tắm, kìm kẹp, kênh duy nhất để người tù giao tiếp với bên ngoài đó là thính giác. Lắng nghe tiếng tu hú kêu, bao nhiêu kí ức cùng những liên tưởng ùa về :
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
Tiếng tu hú chính là âm thanh báo hiệu mùa hè sang, là biểu tượng cho mùa thu hoạch rộn ràng. Nhà thơ kết hợp giữa sự hồi tưởng lại quá khứ và liên tưởng thực tại để tái hiện một bức tranh mùa hè tràn trề sức sống. Ở đó, tạo vật đều đang trong trạng thái viên mãn, tròn đầy nhất : lúa chín, trái ngọt, bắp vàng, nấng đào. Tác giả đã sử dụng các màu sắc nóng : vàng, đào,… nhằm nhấn mạnh sức sống căng tràn. Bức tranh mùa hè hiện ra không chỉ rực rỡ sắc màu mà còn sôi động bởi âm thanh. Âm thanh của tiếng ve râm ran trong các tán cây, âm thanh của tiếng sáo diều vi vu gợi nên sự thanh bình của vùng quê. Hình ảnh “trời xanh” cao rộng, cùng với hình ảnh “đôi con diều sáo” đang chao liệng trên bầu trời là biểu tượng cho sự tự do tuyệt đích. Nhà thơ đã dựng lên một bức tranh ngập tràn sự sống, bình yên. Đó chính là những khao khát, là niềm nhớ thương mong mỏi đến khắc khoải của nhà thơ.
Cảnh vật ngoài kia hiện lên càng đẹp bao nhiêu thì cuộc sống ngục tù càng trở nên tăm tối bấy nhiêu. Bốn câu kết đặc tả chân thực tâm trạng và ước muốn “tháo cũi sổ lồng” của người tù cách mạng :
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !
Cuộc sống tự do, tươi đẹp bên ngoài càng thôi thúc người chiến sĩ bị giam cầm. “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !” câu thơ ngắt nhịp 6/2 vừa thể hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ sức mạnh của người tù, vừa khiến câu thơ như một lời xót xa. Hai tiếng “hè ôi !” tách biệt làm nhịp thơ như chùng xuống. Nhưng đấy chỉ là sự chuẩn bị cho cao trào : “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Câu thơ như tiếng kêu vang đầy dũng khí. Nhịp 3/3 bẻ câu thơ ra làm đôi, một mặt thể hiện đúng không khí bức bối, oi ngột của nhà tù, một mặt thể hiện sự uất ức đến đỉnh điểm của những con người yêu nước tha thiết đang bị giam cầm. Tuy nhiên,, lòng khao khát tự do thì cháy bỏng, mãnh liệt nhưng hiện thực tù đày thì vẫn không thể đổi thay, cho nên bài thơ kết lại trong niềm khắc khoải : “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !”. Tiếng chim tu hú đã có sự thay đổi sắc thái, không còn là tiếng chim “gọi bầy” gợi nên khung cảnh tươi đẹp mà đã trở thành tiếng chim “kêu” ám ảnh, tiếng chim thúc giục con người vươn tới ánh sáng của tự do.
Bài thơ Khi con tu hú được viết bằng thể thơ lục bát đậm chất dân tộc, lời thơ giản dị mà cuộn trào khát khao thể hiện tâm trạng của người tù cách mạng. Những con người trẻ tuổi, trẻ lòng muốn thoát khỏi giam cầm, vươn tới tự do để tranh đấu vì đất nước. Người đọc hiểu rằng, có những con người tràn đầy sức mạnh nhiệt huyết như vậy mới làm nên những chiến thắng vang dội, đưa dân tộc Việt Nam đến bến bờ của độc lập, tự do.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |