Về bài Tràng Giang của Huy Cận có ý kiến cho rằng "Tràng Giang là bài thơ viết về thiên nhiên" ý kiến khác lại cho rằng "Tràng Giang dọn đường cho tình yêu quê hương đất nước ". Suy nghĩ của anh chị
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
rong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã giúp ta nhận mặt các nhà thơ trong phong trào thơ mới: “Một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Mỗi nhà thơ khoác lên mình một bộ trang phục khác nhau, mang những điệu tâm hồn riêng biệt. Trong số đó, ta không thể nào không chú ý đến một tâm hồn thơ thường sầu buồn, ảo não của Huy Cận. Nét tâm trạng ấy đã được nhà thơ thể hiện khá đậm nét và thấm thía trong bài thơ “Tràng Giang”.
Bài thơ mở đầu bằng một bức tranh sông nước mênh mang:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
“Tràng giang” dài rộng gây ấn tượng bởi những con sóng nhỏ nối đuôi nhau không dứt. Động từ “gợn” không chỉ gợi hình mà còn gợi tiếng nhỏ, khẽ, êm đềm của dòng sông đang lặng lẽ trôi. Những con sóng miên man, không dứt như ẩn dụ cho nỗi buồn vô hạn trong lòng con người. Sóng sông đã hòa với sóng lòng, hữu hình hóa nỗi buồn trong lòng thi nhân, thấm vào cảnh vật. Con thuyền và dòng nước là hai sự vật vốn đi liền với nhau nhưng ở đây chúng lại ngược chiều, riêng biệt, tách bạch. Con thuyền như bất lực với chính mình, để mặc cho dòng nước cuốn đi đến tận cuối trời. Con thuyền nhỏ nhoi giữa sông nước mênh mang gợi ra bao nỗi sầu cùng trăm mối ngổn ngang, nỗi sầu của sông nước hay nỗi sầu từ lòng người? Với chi tiết cành củi khô, tác giả đã đưa vào thơ ca chất liệu của cuộc sống đời thường. Cành củi khô giữa mây trời sông nước càng nhấn mạnh vào sự ít ỏi, nhỏ bé, đơn côi, tăng ấn tượng vào sự héo hon, tàn tạ, mất hết sự sống. Cành củi khô còn gợi cho ta bao suy nghĩ về kiếp người nhỏ bé, nổi trôi, vô định, về thân phận lạc loài của con người trong buổi mất nước thời bây giờ.
Đến khổ 2, bức tranh sông nước tiếp tục được hoàn thiện với những chi tiết mới:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
Tuy đã có thêm cảnh vật nhưng chỉ làm thấm sâu hơn về cảm giác ít ỏi, nhỏ bé, đìu hiu cùng nỗi buồn thê lương hiu hắt. Chợ vốn là dấu hiệu của sự sống. Nhưng ở đây chỉ là một phiên chợ chiều đã vãn như được gọi từ trong quá khứ. Trong câu thứ 2, nhà thơ đã sử dụng rất thành công biện pháp nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, càng làm tăng ấn tượng về sự buồn bã, thê lương. Điểm nhìn của nhà thơ bỗng đột ngột thay đổi, từ hai bên bờ ngước nhìn lên trời và trải ra xa hơn. “Sâu chót vót” là một sự kết hợp từ đầy độc đáo, mới mẻ. Câu thơ là cảm giác có thật bởi tác giả nhìn sâu xuống lòng sông và bắt gặp hình ảnh bầu trời đang phản chiếu dưới đáy sông. Không gian có cả chiều cao và chiều sâu càng làm tăng ấn tượng về sự vắng lặng, bến sông đã trở thành bến sầu, bến cô liêu. Trước không gian rộng lớn, rợn ngợp ấy, con người khó lòng tránh khỏi cảm giác về sự cô đơn, nhỏ bé. Buồn, sầu, cô đơn cũng là nét tâm trạng chung phổ biến của cả thanh niên thời đại thơ mới.
Bức tranh tràng giang được mở ra nhưng lại thiên về cảm giác mênh mang, vắng lặng:
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Hình ảnh cánh bèo thường gợi sự nổi trôi vô định, nhắc về thân phận nhỏ bé, nổi lênh của kiếp người. Trong thơ Huy Cận là cả một đám bèo nhưng chỉ lặng lẽ từng hàng nối hàng, không biết trôi dạt về đâu. Hình ảnh cây cầu, chuyến đò trong thơ xưa thường được dùng với ý nghĩa để nối liền không gian xa cách, Huy Cận cũng gọi cầu, gọi chuyến đò, khao khát được kết nối, giao cảm, nhưng đáp lại lời thi sĩ chỉ là một sự phủ định tuyệt đối, càng khắc sâu hơn vào nỗi niềm, chia lìa, cách trở. Bờ xanh, bãi vàng vẫn như vậy ngàn đời không đổi, cảnh vật dù có tươi thắm hơn những không đủ sức để xua đi cái giá lạnh trong tâm hồn. Huy Cận như ôm trọn mối cô đơn vào trong lòng, không kẻ bầu bạn, không người sẻ chia.
Khổ thơ cuối bài đã diễn tả đúng nỗi niềm của “một linh hồn nhỏ, mênh mang thiên cổ sầu”:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Đằng sau bức tranh thiên nhiên là nỗi lòng của con người. Nỗi buồn dường như có sự tăng tiến, từ “điệp điêp”, “trùng trùng” đến “lớp lớp”. “Lớp lớp” diễn tả nhiều lớp mây nối tiếp nhau, lớp nọ liền lớp kia mãi không dứt. Chỉ một chữ “đùn” gợi sự chuyển động của những đám mây nhưng làm cho nó dường như có nội lực từ bên trong, lớp nọ đùn lớp kia tạo thành núi bạc. Câu thơ thứ 2 cũng dễ khiến người đọc liên hệ đến câu thơ nổi tiếng khác của Đỗ Phủ: “Mặt đất mây đùn cửa ai xa”. Cánh chim chao nghiêng như một nét chấm phá cho bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Cánh chim vốn là một thi liệu quen thuộc thường dùng để tả buổi chiều trong thơ xưa: “Chim bay về núi tối rồi” hay “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”. Cánh chim nhỏ bé đối lập với vũ trụ mênh mang vô cùng vô tận một lần nữa lại gợi cảm giác bơ vơ, lạc lõng, buồn thương, tội nghiệp đã trở thành cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ. Đến cuối bài, thi sĩ mới trực tiếp bộc lộ tâm trạng:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Từ láy “dợn dợn” thật giàu giá trị biểu cảm khi không chỉ diễn tả sóng nước lan ra mà còn gợi sóng lòng đang cuộn xoáy bên trong con người. Nỗi nhớ quê hương bắt gặp khung cảnh sông nước mênh mông, vắng lặng lại càng trở nên da diết, khắc sâu hơn vào tâm khảm. Ở câu thơ cuối bài, Huy Cận đã vận dụng sáng tạo hai câu thơ của Thôi Hiệu trong bài “Hoàng hạc lâu”
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thuỷ sử nhân sầu”
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Nỗi nhớ của Huy Cận không chịu tác động từ ngoại cảnh mới bộc lộ. Nó lúc nào cũng thường chực sẵn trong lòng, chỉ đợi thời điểm để bùng lên tha thiết. Đứng trên mảnh đất quê hương mà nhớ quê, chỉ có thể là nhớ về quê hương của một thuở bình yên trong quá khứ. Đó cũng là tâm trạng chung của cả một thế hệ thanh niên thời trong thời buổi nước ta đang lầm than vì bóng đen nô lệ, đau đớn khi chịu cảnh nước mất nhà tan. Họ có tình yêu đối với quê hương đất nước, bất mãn với thời cuộc nhưng cô đơn, lạc lõng giữa ngã ba đường, chưa thể tìm thấy lối đi cho mình.
Với “Tràng Giang”, Huy Cận đã đánh dấu vị trí của mình trong phong trào thơ mới:
“Là Tràng giang”, khổ nào cũng dập dềnh sóng nước
Là tâm trạng, khổ nào cũng lặng lẽ u buồn”.
Người đọc hôm nay đến với thơ Huy Cận cùng một tấm lòng trân trọng “nỗi buồn thế hệ của ông”. Ẩn sau bức tranh sông nước trải dài mênh mang là một tâm sự yêu nước thầm kín, là nỗi lòng của cả một thế hệ “sống giữa quê hương mà bơ vơ như kiếp đi đày”.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |