LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho đoạn văn

Bài 1: Cho đoạn văn: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"
(Ngữ văn 7 - tập 2)
a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
b. Theo em, tuổi trẻ ngày nay cần làm gì để thể hiện tinh thần yêu nước?
c. "Tinh thần yêu nước là truyền thống quí báu của ta" - Làm sáng tỏ nhận định trên bằng hiểu biết của em (viết đoạn văn 7 - 9 câu)

Bài 2. Xác định các luận điểm, luận cứ và cách lập luận cho bài thuyết trình sau:
Không nên vứt rác bừa bãi
Thế giới của chúng ta đang bị đe đoạ. Nguồn đất, nguồn nước, nguồn không khí đang bị ô nhiễm rất nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là hành động xả rác bừa bãi của con người. Là những công dân của thế kỉ XXI, bạn nghĩ gì về hành động đó? Chúng ta cần phải làm gì để trong sạch hoá hành tinh của chúng ta? Đó là vấn đề mà chúng ta phải giải quyết trước nhất để cứu vãn sự sống này.
Quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người trên trái đất này tạo ra vô vàn các loại rác thải. Nếu không có quy trình xử lí kịp thời và hợp lí sẽ gây tác hại đến môi trường sống. Nhưng làm thế nào để kiểm soát được lượng rác thải? Đó là cả một vấn đề. Thực tế cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh chung của một bộ phận dân cư còn kém. Nhà cửa của mỗi người thường được quét dọn sạch sẽ. Họ không bao giờ vứt rác bừa bãi trong gia đình mà luôn có ý thức thu gọn lại để xả ra ngoài đường, để miễn sao cho gia đình mình được sạch sẽ. Hiện tượng này phổ biến ở những thành phố nhỏ, thị xã và thị trấn... Có lẽ vì thế mà trên những đoạn đường vắng, chúng ta thường thấy những túi rác, bao rác, đống rác vứt ngổn ngang ở ven đường, ở vỉa hè, thậm chí là ngay trên mặt đường, gây khó khăn cho việc đi lại. Có những vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra chỉ vì một bao rác mà ai đó đã cố ý đánh rơi trên đường. Có lẽ chẳng ai ngờ một bao rác lại có thể gây chết người nhưng trớ trêu thay đó lại là sự thật.
Không chỉ riêng gì nơi đô thị đông dân mới ô nhiễm mà ngay trên những miền quê thuần phác tôi cũng đã nhận ra dấu hiệu của sự ô nhiễm. Quanh nhà tôi ở có mấy cái ao khá rộng. Ngày trước nước ao rất trong mát, là nơi bơi lội thoả thích của lũ trẻ con ở làng trong những ngày nóng nực. Vậy mà nay không ai còn dám ngâm mình xuống đó nữa. Mặt nước ao giờ là nơi sinh sống của những đám bèo và cỏ dại. vẫn những túi ni lông, những bao tải to chứa đầy rác bẩn nổi lềnh bềnh cùng với những con cá chết trắng cả mặt nước đen sánh. Tôi thiết nghĩ, một miền quê thuần phác như quê tôi mà còn bị rác thải làm ô nhiễm đến thế này thì những thành phố lớn, những khu công nghiệp khói bụi suốt ngày đêm thì còn đáng sợ đến mức nào?
Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về nạn ô nhiễm và cảnh báo hiện tượng trái đất đang bị huỷ hoại dần. Là một phần của sự sống chúng tà hãy cùng nhau giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Hãy tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để mọi người hiểu được vai trò to lớn của môi trường sống. Tích cực đóng góp ý kiến, sáng kiến cải tạo và giữ gìn sự trong lành của tự nhiên, làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm sạch đẹp, văn minh và tiến bộ.

Bài 3: Viết lập luận cho các luận điểm: Yêu quê hương, đất nước là tình cảm tự nhiên ở mỗi con người ?
Bài 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Bài 5: Viết đề văn sau: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.

5 trả lời
Hỏi chi tiết
231
1
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
03/03/2020 17:36:41
Đoạn trích trên trích từ văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả: Hồ Chí Minh

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
03/03/2020 17:37:38
Bài 1
B/
đã là học sinh thì cái thiết yếu nhất là phải học. Học là 1 hình thức nâng cao trình độ văn hóa nuôi sống bản thân đồng thời thể hiện truyền thống yêu nước. Thường xuyên tham gia các hoạt động truyền thốg của địa phương cư trú , đóng góp côg sức tài sản (dù nhỏ thôi) vào các quĩ tu bổ chùa chiền, di tích lịch sử văn hóa.... Xây dựg các côg trình thanh niên mag tư tưởg xanh sạch cũng là 1 trog các việc làm đúng
Yêu nước khôg có nghĩa phải chốg giặc ngoại xâm, ở thời bình những việc làm xây dựg và bảo vệ vững chắc quê hương đất nước cũng chính là giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
1
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
03/03/2020 17:42:03
Bài 2:
A/

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

1
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
03/03/2020 17:42:51
Bài 4:

Trong những năm gần đây, các hội nghị bàn về môi trường liên tục được tổ chức ở phạm vi khu vực và toàn cầu vì nạn ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống đã trở thành vấn đề cấp thiết, được toàn nhân loại hết sức quan tâm.

Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. Đó là một điều hiển nhiên không thể phủ nhận. Hằng ngày, qua các phương tiện thông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh..., chúng ta thấy thiên tai xảy ra liên tục: bão lụt, mưa lớn, hạn hán, nắng nóng kéo dài xuất hiện trên khắp các châu lục Á. Âu, Phi, Mĩ... kéo theo bao thảm hoạ không thể lường trước được. Ngay ở nước ta, hằng năm cứ đến mùa mưa là nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn, hung hãn đổ về, phá vỡ đê điều, cuốn trôi nhà cửa, mùa màng và cướp đi bao sinh mạng. Rồi núi lở, lũ bùn, lũ quét bất thần ập đến, gây ra cảnh tượng mất mát, đau thương... Đó là hậu quả của việc phá rừng vô tội vạ vì rừng bị phá đồng nghĩa với việc vành đai bảo vệ không còn nữa, con người sẽ phải thường xuyên đối mặt với thiên tai.

Do không có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môi trường sống nên con người đã tự gây tai hoạ cho mình. Vì nguồn lợi trước mắt, không ít kẻ phá rừng, phá biển. Chặt cây lấy gỗ, tuỳ tiện mở mang diện tích trồng trọt, canh tác; đốt nương làm rẫy, săn bắn thú quý, những việc làm đó kéo dài trong nhiều năm đã làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái. Những vụ phá rừng với quy mô lớn tiêu biểu như ở Tánh Linh, Bình Thuận, ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, ở Tây Nguyên... hay vụ cháy mấy ngàn hecta rừng nguyên sinh ở u Minh là những ví dụ điển hình.

Tục ngữ có câu: Tiền rừng, bạc biển, Rừng vàng, biển bạc... nhưng không có nghĩa rừng, biển là kho tàng vô tận. Cây chặt mãi cũng phải hết; tôm cá nào sinh sản cho kịp với kiểu đánh bắt bằng thuốc nổ, bằng điện, bằng hoá chất của một số người tham lam, vô ý thức hiện nay? Nếu khai thác không đi đôi với gìn giữ, bảo vệ và phát triển thì hai nguồn tài nguyên lớn ấy sẽ dần dần cạn kiệt. Hai môi trường sống chính bị suy thoái thì cuộc sống con người cũng không thể tốt lành.

Nói gần hơn, cụ thể hơn là môi trường quanh ta. Hiện nay, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... ô nhiễm đã đến mức báo động. Không khí mịt mù khói xăng dầu, khói từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra. Các chất độc từ khói là một trong những nguyên nhân gây bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, thần kinh.

Khí thải, chất thải, nước thải không được xử lí kịp thời cũng là nguồn bùng phát và lây lan bệnh dịch. Có thể nói môi trường ô nhiễm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cuộc sống và tính mạng con người nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó. Không ít người có thói xấu là vứt rác, đổ nước bẩn, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi... ra nơi công cộng, làm cho cảnh quan đô thị trở nên nhếch nhác, kém văn minh. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân là rất quan trọng và cần thiết, phải làm thường xuyên, liên tục.

Nông thôn trước đây thường được coi là không gian trong lành, yên tĩnh nhưng hiện tại, với tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh chóng thì những ưu điểm không còn nguyên vẹn như xưa. Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật của nông dân cũng gây ra nhiều tác hại như việc lạm dụng hoá chất, thuốc trừ sâu... trong trồng trọt, chăn nuôi dẫn đến ô nhiễm đất đai, ô nhiễm nguồn nước sạch, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, sức sản xuất...

 

1
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
03/03/2020 17:43:32

Dân tộc Việt Nam ta có một truyền thống tinh thần tốt đẹp, một đạo lý quý báu: truyền thống ân nghĩa, ân tình. Truyền thống ấy, đạo lý ấy không chỉ được biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn được kết tinh trong những câu tục ngữ hàm súc và giàu ý nghĩa như hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

Vậy, chúng ta nên hiểu như thế nào về hai câu tục ngữ trên?

Hai câu tục ngữ sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, cụ thể trong cuộc sống quanh chúng ta để gửi gắm hàm ý sâu xa. Những hình ảnh “quả” và “nước”, đặt trong tương quan đối sánh tương ứng với hai hình ảnh “kẻ trồng cây” và “nguồn” đã thể hiện nghĩa biểu trưng rất rõ: một bên là những kết quả, thành quả mà con người có được, một bên là cội nguồn, là những người đã góp phần làm nên thành quả, kết quả đó.

Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta rằng khi chúng ta cầm một quả chín, ngọt trên tay thì cần phải nhớ đến người đã vất vả gieo trồng, chăm sóc cho cây ra trái ngọt; lúc uống dòng nước mát cần phải nhớ đến cội nguồn mà nước chảy ra. Hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ thì khi chúng ta được hưởng một thành quả nào đó hoặc có được thành công, cần phải biết nhớ ơn người đã giúp đỡ mình, đã tạo điều kiện cho mình có được kết quả tốt đẹp đó.

Trước hết, cần khẳng định hai câu tục ngữ này đã nêu lên một vấn đề hoàn toàn đúng đắn. Tại sao chúng ta cần phải nhớ ơn người đã giúp đỡ mình?

Lý do đầu tiên là trong cuộc sống, con người không phải lúc nào cũng có thể tự mình làm được tất cả. Để có mặt trên cuộc đời này, ta phải có cha mẹ. Để biết đọc biết viết, biết nhận thức và khám phá thế giới xung quanh, ta phải có thầy cô, bạn bè. Hầu hết những gì ta đang có hoặc ta có thể làm được đều là kết quả của sự hy sinh của người đi trước, đều có những người khác đặt nền móng. Ngay cả những nhà, phát minh, sáng chế ra những thành tựu khoa học kĩ thuật vĩ đại nhất cũng thừa nhận là họ phải “đứng trên vai của những người khổng lồ”- tức là những người đã mở đường, gợi ý cho họ, mặc dù có thể họ đã gặp thất bại và chưa đi đến đích cuối cùng của con đường nghiên cứu, phát minh.

Hơn nữa, nhớ ơn, biết ơn người đã giúp đỡ mình chính là biểu hiện của một nhân cách đẹp, là một đạo lý làm người của con người. Một kẻ không biết nhớ ơn cội nguồn tổ tiên, không biết ghi nhớ và biểu hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô và những người đã giúp đỡ mình chắc chắn không thể là một người phát triển hoàn thiện về tâm hồn, về nhân cách, không thể là một người biết sống đẹp, sống tốt.

Một nguyên nhân nữa giải thích vì sao mỗi người chúng ta cần biết sống ân nghĩa, ân tình đó là, nếu ta biết nhớ ơn và đền ơn người đi trước thì thế hệ đi sau sẽ học tập và làm theo chúng ta. Có ghi công và ghi ơn người có công thì lịch sử dân tộc mới được gìn giữ, những phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc mới được lưu truyền và phát huy qua các thế hệ, qua thời gian. | Thực tế đã chứng minh lối sống trọng tình trọng nghĩa, ghi nhớ công an được biểu hiện trong mọi phạm vi, nhỏ là trong gia đình, lớn là ngoài xã hội. D. Trong gia đình, con cái biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ, khi trưởng thành biết đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ, đúng như câu ca dao:

Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta rằng khi chúng ta cầm một quả chín, ngọt trên tay thì cần phải nhớ đến người đã vất vả gieo trồng, chăm sóc cho cây ra trái ngọt; lúc uống dòng nước mát cần phải nhớ đến cội nguồn mà nước chảy ra. Hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ thì khi chúng ta được hưởng một thành quả nào đó hoặc có được thành công, cần phải biết nhớ ơn người đã giúp đỡ mình, đã tạo điều kiện cho mình có được kết quả tốt đẹp đó.

Trước hết, cần khẳng định hai câu tục ngữ này đã nêu lên một vấn đề hoàn toàn đúng đắn. Tại sao chúng ta cần phải nhớ ơn người đã giúp đỡ mình?

Lý do đầu tiên là trong cuộc sống, con người không phải lúc nào cũng có thể tự mình làm được tất cả. Để có mặt trên cuộc đời này, ta phải có cha mẹ. Để biết đọc biết viết, biết nhận thức và khám phá thế giới xung quanh, ta phải có thầy cô, bạn bè. Hầu hết những gì ta đang có hoặc ta có thể làm được đều là kết quả của sự hy sinh của người đi trước, đều có những người khác đặt nền móng. Ngay cả những nhà, phát minh, sáng chế ra những thành tựu khoa học kĩ thuật vĩ đại nhất cũng thừa nhận là họ phải “đứng trên vai của những người khổng lồ”- tức là những người đã mở đường, gợi ý cho họ, mặc dù có thể họ đã gặp thất bại và chưa đi đến đích cuối cùng của con đường nghiên cứu, phát minh.

Hơn nữa, nhớ ơn, biết ơn người đã giúp đỡ mình chính là biểu hiện của một nhân cách đẹp, là một đạo lý làm người của con người. Một kẻ không biết nhớ ơn cội nguồn tổ tiên, không biết ghi nhớ và biểu hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô và những người đã giúp đỡ mình chắc chắn không thể là một người phát triển hoàn thiện về tâm hồn, về nhân cách, không thể là một người biết sống đẹp, sống tốt.

Một nguyên nhân nữa giải thích vì sao mỗi người chúng ta cần biết sống ân nghĩa, ân tình đó là, nếu ta biết nhớ ơn và đền ơn người đi trước thì thế hệ đi sau sẽ học tập và làm theo chúng ta. Có ghi công và ghi ơn người có công thì lịch sử dân tộc mới được gìn giữ, những phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc mới được lưu truyền và phát huy qua các thế hệ, qua thời gian. Thực tế đã chứng minh lối sống trọng tình trọng nghĩa, ghi nhớ công an được biểu hiện trong mọi phạm vi, nhỏ là trong gia đình, lớn là ngoài xã hội.

Trong gia đình, con cái biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ, khi trưởng thành biết đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ, đúng như câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Bên cạnh đó, những ngày cúng giỗ những người đã khuất hoặc tiết Thanh minh (mùng 3 tháng 3 âm lịch) là biểu hiện cụ thể của sự nhớ về tổ tiên, dòng họ.

Trong xã hội, đạo lý nhớ ơn, đền đáp những người có công với nhân dân, với đất nước được thể hiện phong phú trong các phong tục, các ngày lễ tết truyền thống. Đó là những ngày lễ hội thường được tổ chức ở các địa phương để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc hay cúng các vị Thành hoàng làng- những người đầu tiên lập nên vùng quê đó, tạo dựng nên cuộc sống no ấm cho người dân. Đó là ngày Quốc giỗ mùng 10 tháng 3 âm lịch (giỗ Tổ Hùng Vương) mà “dù ai đi ngược về xuôi” cũng vẫn nhớ về như một niềm ngưỡng vọng, tôn kính thiêng liêng đối với nguồn gốc lịch sử dân tộc. Đó còn là những ngày lễ lớn như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày Thương binh liệt sĩ 27/7; ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày Thầy thuốc Việt Nam…

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thể hiện lòng biết ơn của mình với người khác? Có thể nói, cách biểu hiện, bày tỏ lòng biết ơn rất đa dạng, phong phú: có thể bằng lời nói, bằng quà tặng hay bằng hành động cụ thể… Một lời nói chân thành, tha thiết của một người con đối với mẹ: “Mẹ ơi, con rất yêu mẹ!”. Một lời cảm ơn đối với một người bạn đã khuyên bảo, giúp đỡ mình những lúc khó khăn. Một lá thư hỏi thăm thầy cô giáo cũ. Những bó hoa tươi thắm dâng lên Đài tưởng niệm các liệt sĩ. Những ngôi nhà tình nghĩa xây tặng các bà mẹ Việt Nam anh hùng sống neo đơn… Tất cả đều là biểu hiện đẹp đẽ của đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hình thức biểu hiện có thể khác nhau, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người. Điều quan trọng là phải xuất phát từ tấm lòng chân thành và mục đích trong sáng của người thể hiện.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, ta vẫn thấy tồn tại không ít những hiện tượng vô ơn bạc nghĩa đáng bị phê phán và lên án. Công luận xã hội đã từng rất bức xúc và lên án những đứa con đối xử bạo hành với cha mẹ già của mình, thậm chí nhốt giam mẹ trong nhà hoặc đuổi cha mẹ ra ngoài đường. Có những người rất thành đạt nhưng lại vô tình quên đi những người đã nâng đỡ, động viên mình từ những ngày gian khó…

Không chỉ thế, khi xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại thì lối sống thực dụng đã len lỏi vào trong mọi mối quan hệ, thậm chí làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống. Có những người lợi dụng danh nghĩa là “trả ơn” để tư lợi cá nhân, thậm chí hành động phạm pháp (hối lộ). Những hành động đó làm mất đi ý nghĩa thực sự của những mối quan hệ giữa con người với con người, làm cho xã hội nảy sinh nhiều tệ nạn xấu. Xã hội cần lên tiếng cảnh báo và xử lý nghiêm những hành động đó.

Như vậy, hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là những lời khuyên quý báu, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với mỗi con người Việt Nam. Còn đối với mỗi học sinh chúng ta, biết ơn cha mẹ, thầy cô, bạn bè không chỉ được thể hiện qua những lời nói ân nghĩa mà còn cần phải biếu hiện bằng hành động cụ thể, bằng nỗ lực vươn lên đạt kết quả tốt nhất trong học tập, trở thành người có ích cho xã hội. Đó mới là điều mà cha mẹ, thầy cô, bạn bè và xã hội mong mỏi ở mỗi chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư