câu 1: anh chị hiểu thế nào là "cái rốn của vũ trụ" trong câu "quá đề cao bản thân lúc nào cũng tự xem mình là cái rốn của vũ trụ" ?
câu 2: kết quả ngược lại của khoe khoang lôi kéo sự chú ý của người khác là gì?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Mỗi cuộc sống đều có những dự phóng, và chúng ta cũng cần tự hoạch định những kế hoạch cho tương lai. Đó là cách thể hiện của người thực tế, như thế, dễ dẫn đến thành công. Trái lại, có những người sống xa rời thực tế. Cuộc sống của họ cũng có dự phóng và kế hoạch hẳn hoi nhưng có điều: họ bị cuốn theo những lý tưởng ấy khiến bê trễ hoặc không thể chu toàn những nhiệm vụ hằng ngày với tư cách là một người Kitô hữu làm chồng hay làm cha…Họ hả họng chờ sung chẳng may nuốt phải sung thối. Đó là giá trả cho những kẻ chẳng gieo mà đòi gặt. Họ ảo tưởng về chính mình nên tự đưa cuộc đời của mình vào bế tắt rồi than thân trách phận. Quả thật, số phận chẳng mỉm cười cho những người ảo tưởng về chính mình. Chính những ảo tưởng này rút hết nhựa sống khiến họ không còn tha thiết dấn thân cho một tương lai tốt đẹp nữa !
Có thể nói, ảo tưởng về chính mình là một thứ bệnh tâm lý mà chúng ta cần chẩn đoán từ những dấu hiệu khảo sát được, và đưa ra một “đồ án” theo dõi bệnh tình và chữa trị kịp thời.
NHỮNG DẤU HIỆU KHẢO SÁT TRÊN THỰC TẾ
-Ảo tưởng về thần tượng: đây là điều chúng ta dễ nhận ra khi thấy ai đó muốn là bản sao của người khác. Ngay từ nhỏ, những đứa bé được coi những bộ phim hoạt hình hay siêu nhân, chúng liền đi tìm mua những mặt nạ ấy để đeo vào không phải để che dấu sự thật hay làm điều gì bậy bạ đâu, nhưng chúng muốn trở thành những thần tượng lý tưởng đó và đóng vai đó càng giống càng tốt: chúng múa nhảy quay cuồng như thể thế giới chỉ có mình ta. Đối với những người lớn hơn, trưởng thành về mặt thể chất, họ lại chạy theo mốt này mẫu nọ từ những diễn viên, ca sĩ…Vô tình họ đánh mất đi nét độc đáo của bản thân. Hay chồng thì làm công nhân phải tằn tiện chắt chiu từng đồng, vợ lại đi siêu thì mua đồ hạng sang. Bước ra khỏi siêu thị họ nghển mặt lên như thể tôi là một người sành điệu, bước đến chiếc taxi và ngồi vào xe ví thể dân có tiền. Họ ảo tưởng mà nghĩ rằng những sự ấy làm tăng giá trị bản thân. Khi ấy chúng ta thử hỏi : Điều gì làm cho tôi thực sự là chính mình ?
-Ảo tưởng về sức mạnh: đây là một trong những căn bệnh thời đại mà các nhà chuyên môn đánh giá là rất nguy hiểm. Có một chút nhan sắc trời cho, họ có nhiều bạn trai theo đuổi, dần dà trở nên chảnh chẹ đến mức khinh thường người khác. Chưa hết, họ còn chụp hình tự sướng rồi tung lên mạng xã hội để “câu like”. Những lời khen ấy ví như “chất xúc tác” làm cho phản ứng hóa học của thứ “bom tấn” nổ tung. Đôi khi chỉ vì quá tự tin vào chút sắc đẹp và năng lực nào đó, họ tạo một bộ ảnh thật nóng bỏng để tự phong mình là hot girl hay hot boy. Rồi nghiễm nhiên bước vào showbiz như một tên “hai lúa” đổi đời. Nếu họ có thật lực để thực sự khẳng định mình nhờ những cơ hội đó thì còn chấp nhận được. Hoặc lố bịch hơn ! Nền văn hóa bây giờ, người ta tạo danh tiếng và thương hiệu của mình cho nhiều người biết đến bằng những vụ tai tiếng. Tai tiếng sẽ hóa thành nổi tiếng sau một đêm thức trắng vì phải đối diện với dư luận.
Đứng trước những hiện trạng trên, Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu Giảng viên tâm lý học, ĐH Sư phạm Tp. HCM đã phát biểu: Thực sự thì “căn bệnh” ảo tưởng – thổi phồng chính mình – giới trẻ thời nào cũng mắc vì đó là một “tác dụng phụ” tương đối phổ biến trong giai đoạn thai nghén ước mơ và định hình lý tưởng của tuổi trẻ. Nói dễ hiểu hơn, chúng ta dễ ảo tưởng trong lúc biến ước mơ thành hiện thực. Không phải khi ôm ấp những lý tưởng cuộc sống mà chúng ta bị coi là ảo tưởng đâu ! Nhưng khi vì quá ngưỡng vọng tương lai mà quên mất việc đảm nhận đời sống mình trong lúc hiện tại mà ta trở nên người ảo tưởng.
Thực tế cho thấy, cường điệu hóa bản thân mình để tránh những cú sốc tâm lý khi nhận ra sự thật phũ phàng về thực lực của mình từ những thất bại, từ sự bị phê bình…Đó là cách tự vệ tránh cho cái tôi bớt bị tổn thương. Tôi là ai khi để mặc cho nền văn hóa thế tục nhào nặn ?
-Ảo tưởng “không đủ”: đây là căn bệnh xuất phát từ những người có khuynh hướng cầu toàn. Họ không bao giờ chấp nhận những gì mình đang có, họ muốn nhiều hơn rồi lao đầu vào việc kiếm tiền không biết mệt mỏi. Nếu như họ nỗ lực trong những năng lực bản thân thì đây là người có chí tiến thủ. Nhưng vì họ tự cho mình là tài giỏi, và ước muốn những gì vượt quá tầm tay. Như thế, họ đã ảo tưởng về chính mình, và căn bệnh trầm cảm đến với họ một cách tự nhiên, thế rồi họ tiếp tục lao đầu vào công việc để lắp đi những khoảng trống vô nghĩa trong cuộc đời. Cuối cùng, họ mất hết những tương quan giúp họ lớn lên và trưởng thành để có thể nói: tôi là chính mình.
-Ảo tưởng về quyền sở hữu: Họ tự nhủ: “Tôi sở hữu vì thế, tôi hiện hữu”. Với xác quyết ấy, tôi càng sở hữu nhiều thứ thì sự hiện hữu của tôi càng phong phú. Thật ra, họ đã đánh đồng giá trị của một nhân vị với những gì người đó sở hữu. Đâu phải vì tôi có nhiều của cải vật chất mà tôi là tôi hơn ? Hay đâu phải vì tôi làm được công kia việc nọ hữu ích cho đời cách nào đó mà tôi là tôi hơn ? Biết đâu vì một chút tiếng khen người đời hoặc mua chuộc danh dự mà làm những điều tôi không muốn ! Có thể tôi mất tự do và đánh mất mình trong những việc như thế. Điều mình tưởng là tốt đẹp và hữu ích, hóa ra lại là cái cầm tù chính mình bao lâu. Những cái tôi đang sở hữu, cái “có”, chưa chắc đã giúp tôi sống là mình hơn đâu !
-Ảo tưởng mình luôn “đúng”: Eckhart Tolle đã khẳng định: chẳng có gì củng cố cho cái tôi của bạn hơn việc cho rằng bạn luôn luôn đúng. Cho rằng mình luôn luôn đúng là tự đồng nhất mình với một quan điểm, một cách suy tư ở trong bạn. Chúng ta thấy rằng bằng cách chứng minh người khác sai lầm, nghĩa là tự cho mình đúng, hay than phiền những sai lầm của người khác đồng nghĩa với việc xác thực mình vô tội. Đôi khi họ phải cạn lời để chứng minh hoặc bào chữa cho quan điểm của mình một cách lố bịch và trắng trợn vì họ nghĩ rằng ai chống lại quan điểm của tôi là tấn công chính tôi, đụng chạm đến cái tôi dễ bị tổn thương này. Xét cho cùng, những quan niệm mà họ cho rằng đúng đi nữa cũng chẳng giúp họ mở ra với tha nhân và thực tại đời sống mà còn bị coi là một kẻ cầm tù sự thật. Và như thế, họ giam hãm chính mình, tắt một lời: họ không thể là mình.
- Ảo tưởng toàn năng: họ tự cho mình là người có đầu óc bách khoa, thông thiên kinh vạn quyển; hiển nhiên họ trở thành vị cứu tinh giải đáp cho mọi vấn đề và sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai tìm đến với họ. Nhưng việc người thì sáng mà việc mình thì quáng. Họ quay quắt trong tình trạng bế tắc của bản thân mà cách họ đưa ra hướng giải quyết là quên đi nhu cầu của bản thân để tìm cách đáp ứng mọi nhu cầu tha nhân. Thực ra, đây là một hình thức chạy trốn thực tại. Trong khi đó, họ được người đời khen là siêng năng và nhiệt tình phục vụ công ích. Điều này càng làm cho họ trở nên ảo tưởng rằng mình hữu ích và có giá trị. Cuối cùng, họ mất tự do để thực hiện những dự phóng của mình. Nói cách khác, họ đánh mất chính mình trong việc mình làm.
-Ảo tưởng mình là trung tâm vũ trụ: người có khuynh hướng này thường thích đi tiên phong và tự coi mình là chuẩn mực: “Hãy coi tôi làm và hãy làm theo”, đôi khi họ mượn lời Chúa Giêsu nói mà áp dụng cho mình: “Không có tôi, các bạn không làm gì được”. Vì mang tâm thức đó, họ thích áp đặt lệnh truyền lên người khác và tỉ mỉ hướng dẫn từng bước từng bước một như thể cầm tay em nhỏ mà chỉ vẽ. Từ đó, họ không còn cho người khác không gian để sáng tạo trong mọi việc, thế nên, việc đã hoàn thành mà những người hợp tác lại không cảm thấy thỏa đáng vì những yêu sách của họ. Thế giới của họ là khuôn đúc và luật lệ nên họ cũng thao túng người khác bằng thái độ của kẻ học nhiều hiểu rộng. Tắt một lời, họ ảo tưởng mình là “cái rốn” của vũ trụ.
-Ảo tưởng về đạo đức: Trong hành trình tâm linh, họ cũng nhận được ơn an ủi thiêng liêng cách nào đó. Thế nhưng, họ tưởng mình đã đạo đức trổi vượt mà không cần đến người khác hướng dẫn. Họ thích nghĩ ra những kiểu sống đạo đức khác người (lập dị) như thể mình trở thành tu luật cho chính mình. Với tính cách chú trọng hình thức, họ lại càng bám víu vào những hoạt động bên ngoài mà quên trao dồi đời sống nội tâm. Họ thích tỏ ra đạo mạo và cung kính với những gì được coi là thiêng liêng một cách quá đáng. Họ tự tạo cho mình một hào quang với sự an toàn giả tạo. Có ai đến với họ, họ sẵn sàng giúp đỡ và thích nói năng và khuyên bảo như những bậc lão thành lâu năm kinh nghiệm trong hành trình tâm linh. Họ không còn xa Nước Thiên Chúa nữa đâu !
Với một loạt danh sách đã được khảo sát, thiết tưởng, nó chưa gồm tóm hết mọi vấn đề và mọi đối tượng. Thực vậy, mọi lãnh vực trong đời sống đều có thể bị chúng ta bóp méo, thế nên, việc ảo tưởng không thể tránh khỏi. Phần còn lại trong việc bổ sung danh sách này là việc của mỗi người. Điều cần thiết lúc này, là đưa ra những biện pháp tức thời và lâu dài để không những giúp giảm đau cho căn bệnh mà còn chữa dứt hẳn cách nào đó ngỏ hầu giúp chúng ta sống tự do sáng tạo và trung thành trong đời sống hằng ngày.Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |