Cho sơ đồ một vòng phản xạ như sau:
Các cụm từ tương ứng với số (1) và (1’) trong sơ đồ lần lượt là
A:
Xung thần kinh hướng tâm và xung thần kinh li tâm điều chỉnh.
B:
Xung thần kinh hướng tâm và cơ quan thụ cảm tiếp tục bị kích thích.
C:
Xung thần kinh li tâm và xung thần kinh li tâm điều chỉnh.
D:
Xung thần kinh li tâm và xung thần kinh thông báo ngược.
2
Theo thể tích, thành phần máu người gồm
A:
35% các tế bào máu và 65% huyết tương.
B:
65% các tế bào máu và 35% huyết tương.
C:
45% các tế bào máu và 55% huyết tương.
D:
55% các tế bào máu và 45% huyết tương.
3
Hình nào sau đây mô tả khớp bất động?
A:
Hình 3.
B:
Hình 4.
C:
Hình 1.
D:
Hình 2.
4
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần bảo vệ hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe của con người nói chung?
(I). Đeo khẩu trang chống bụi khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.
(II). Luyện tập thể dục, thể thao đúng cách.
(III). Không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá.
(IV). Trồng nhiều cây xanh.
A:
3.
B:
2.
C:
4.
D:
1.
5
Cho sơ đồ mối quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết trong cơ thể như sau:
A:
mao mạch bạch huyết, nước mô, mao mạch máu, tế bào.
B:
mao mạch bạch huyết, tế bào, mao mạch máu, nước mô.
C:
mao mạch bạch huyết, mao mạch máu, nước mô, tế bào.
D:
mao mạch bạch huyết, tế bào, nước mô, mao mạch máu.
6
Cơ quan nào của đường dẫn khí có chức năng cản bụi, làm sạch, làm ẩm và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi?
A:
Khí quản.
B:
Mũi.
C:
Thanh quản.
D:
Phế quản.
7
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và hợp lí giúp ngăn chặn các bệnh lí về
(I). tim, mạch.
(II). hô hấp.
(III). cơ, xương khớp.
(IV). thần kinh
Số phương án đúng là
A:
1.
B:
3.
C:
2.
D:
4.
8
Cơ quan nào sau đây ngăn không cho thức ăn rơi vào đường dẫn khí?
A:
Phế quản.
B:
Khí quản.
C:
Phổi.
D:
Thanh quản.
9
Hệ cơ quan nào sau đây có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được?
A:
Hệ bài tiết.
B:
Hệ hô hấp.
C:
Hệ tuần hoàn.
D:
Hệ tiêu hóa.
10
Với những người bị thương gây chảy máu động mạch ở tay (chân), sau khi sơ cứu buộc garô thì cứ sau 15 phút lại phải nới lỏng và buộc lại dây garô. Việc làm này nhằm mục đích nào sau đây?
A:
Giúp cho máu trong động mạch bị tổn thương không chảy ngược về tim.
B:
Giúp cho các mô dưới vết buộc không bị chết do thiếu ôxi và các chất dinh dưỡng.
C:
Giúp cho tay (hoặc chân) có thể dễ dàng cử động theo ý muốn.
D:
Giúp dây garô không bị tuột ra dẫn đến bị mất máu nhiều.
11
Hệ cơ quan nào sau đây ở người có chức năng nâng đỡ và vận động cơ thể?
A:
Hệ tuần hoàn.
B:
Hệ bài tiết.
C:
Hệ hô hấp.
D:
Hệ vận động.
12
Hình sau mô tả cấu tạo của mô thần kinh:
Trong 4 thành phần được đánh số từ 1 – 4 trong hình, những thành phần thuộc cấu tạo của một nơron điển hình là:
A:
1, 2, 3.
B:
1, 3, 4.
C:
1, 2, 4.
D:
2, 3, 4.
13
Khi chạy, ngoài hệ vận động đang làm việc với cường độ lớn thì các hệ cơ quan khác trong cơ thể cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. Điều này chứng tỏ:
A:
các cơ quan trong cơ thể chịu sự điều khiển của hệ vận động.
B:
các cơ quan trong cơ thể đều đảm nhiệm chức năng vận động cơ thể.
C:
các cơ quan trong cơ thể chỉ hoạt động khi hệ vận động hoạt động.
D:
các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau.
14
Chất nào sau đây trong thức ăn được hấp thụ trực tiếp mà không cần trải qua quá trình biến đổi về lí học và hóa học?
A:
Lipit.
B:
Prôtêin.
C:
Gluxit.
D:
Vitamin.
15
Xương gồm 2 thành phần chính là phần cốt giao và …. Sự kết hợp của hai thành phần này làm xương bền chắc và có tính mềm dẻo.
Cụm từ thích hợp cần điền vào ô trống trên là
A:
tinh bột.
B:
lipit.
C:
prôtêin.
D:
muối khoáng.
16
Khi hít vào thì cơ liên sườn ngoài và cơ hoành hoạt động như thế nào?
A:
Cơ liên sườn ngoài dãn, cơ hoành co.
B:
Cơ liên sườn ngoài dãn, cơ hoành dãn.
C:
Cơ liên sườn ngoài co, cơ hoành dãn.
D:
Cơ liên sườn ngoài co, cơ hoành co.
17
Trường hợp nào sau đây sẽ gây nên hiện tượng kết dính?
A:
Nhóm máu A truyền cho nhóm máu AB.
B:
Nhóm máu O truyền cho nhóm máu AB.
C:
Nhóm máu B truyền cho nhóm máu AB.
D:
Nhóm máu AB truyền cho nhóm máu A.
18
Những loại tế bào bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào?
A:
Bạch cầu mônô và bạch cầu limphô.
B:
Bạch cầu mônô và bạch cầu ưa kiềm.
C:
Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô.
D:
Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit.
19
Thành phần nào sau đây của máu chỉ là các mảnh chất tế bào?
A:
Bạch cầu limphô.
B:
Bạch cầu mônô.
C:
Hồng cầu.
D:
Tiểu câu.
20
Khi nói về các sợi tơ cơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I). Có 2 loại tơ cơ là tơ cơ mảnh và tơ cơ dày.
(II). Tơ cơ mảnh trơn tạo thành vân tối.
(III). Tơ cơ dày có các mấu lồi sinh chất và tạo thành vân sáng.
(IV). Tơ cơ dày và tơ cơ mỏng xếp xen kẽ nhau theo chiều ngang tạo thành các vân ngang.
A:
3.
B:
4.
C:
2.
D:
1.
21
Khi kích thích vào cơ quan … (1) … sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo nơron …(2)… về trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát lệnh dưới dạng xung thần kinh theo nơron … (3) … tới cơ làm cơ co.
Các cụm từ thích hợp cần điền vào các chỗ trống số (1), (2), (3) lần lượt là:
A:
vận động, li tâm, hướng tâm.
B:
thụ cảm, hướng tâm, li tâm.
C:
thụ cảm, li tâm, hướng tâm.
D:
vận động, hướng tâm, li tâm.
22
Khi nói về tiêu hóa ở ruột non, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I). Độ axit cao của thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng chính là tín hiệu đóng môn vị.
(II). Độ axit của thức ăn được trung hòa bởi các muối mật và và dịch tụy có tính kiềm.
(III). Sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột non tạo lực đẩy đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.
(IV). Quá trình tiêu hóa hóa học ở ruột non có sự tham gia của muối mật, các enzim trong dịch tụy và dịch ruột.
A:
3.
B:
4.
C:
1.
D:
2.
23
Khi đang hoạt động mà bị chuột rút thì không nên
A:
xoa bóp bắp cơ.
B:
hoạt động tiếp để cơ dãn ra.
C:
hít thở sâu để cung cấp ôxi cho cơ thể.
D:
dừng ngay hoạt động.
24
Bạch huyết (BH) luân chuyển trong hệ bạch huyết theo thứ tự nào sau đây?
A:
Mao mạch BH → mạch BH → hạch BH → mạch BH → ống BH → tĩnh mạch.
B:
Mao mạch BH → hạch BH → mạch BH → ống BH → mạch BH → tĩnh mạch.
C:
Mao mạch BH → ống BH → mạch BH → hạch BH → mạch BH → tĩnh mạch.
D:
Mao mạch BH → mạch BH → ống BH → mạch BH → hạch BH → tĩnh mạch.
25
Theo sơ đồ truyền máu, trường hợp nào sau đây không gây hiện tượng kết dính?
A:
Nhóm máu AB truyền cho nhóm máu O.
B:
Nhóm máu B truyền cho nhóm máu A.
C:
Nhóm máu O truyền cho nhóm máu AB.
D:
Nhóm máu A truyền cho nhóm máu B.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 2
Đáp án: C: 45% các tế bào máu và 55% huyết tương.
Giải thích các bước giải:
Người trưởng thành trung bình có khoảng 5 lít máu, bao gồm một số loại huyết cầu khác nhau hay còn gọi là thành phần hữu hình và huyết tương. Huyết cầu gồm hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu. Theo thể tích hồng cầu chiếm khoảng 45% số tế bào máu, huyết tương chiếm khoảng 54,3%, và bạch cầu khoảng 0,7%.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |