Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

1. Bài tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.

Một người hỏi:

Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không?

Người kia trả lời:

Họ hoàn toàn có thể.

Sao anh có thể khẳng định như thế?

Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:

Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?

Một bình hoa.

Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.

Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.

(Trích Hạt giống tâm hồn - nghệ thuật sáng tạo cuộc sống,

NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, trang 136)

Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng”.

Câu 2. Qua câu chuyện trên, anh (chị) rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước những khó khăn, thử thách?

2. Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Người phương Tây nói rằng mỗi người già là một thư viện. Khi người già mất đi, cái thư viện biến mất. Tôi vẫn còn một cái thư viện – mẹ tôi ở quê nhà, cách gần một nửa chiều dài non nước. Tôi vẫn thường xuyên “tra cứu” mỗi lần gặp trúc trắc trên đường đời. Những lúc buồn nhất tôi chỉ cần về ôm cái thư viện vài giây là lòng lại được an ủi, thảnh thơi. Tôi vẫn thường xuyên lo sợ về một ngày cái “thư viện” ấy không còn nữa, để lại một khoảng trống không gì bù đắp nổi, như cảm giác của tôi mỗi lần tôi về lại quê nhà thắp hương cho bà ngoại, giữa bạt ngàn hoang mộ.

Nếu em đang được sống với ông bà, em nhớ là em đang rất giàu có đấy nhé. Những cái thư viện rất đặc biệt có thể cho em cả sự thông tuệ, tâm hồn và tình yêu thương. Nhưng tin buồn là cuộc sống vô thường, những “thư viện” mang ánh nắng cuối ngày không còn dài lâu. Bà ngoại của Nôbita đã về trời. Bà ngoại của tôi cũng như đám mây trắng bay về bên kia núi. Bà của Hồng Nhung không biết có còn? Bà ngoại của Vĩnh Tiến cũng chỉ còn trong nỗi nhớ. Nhớ bà tôi một trăm năm rồi ngọn cỏ hoá mây trời. Hàng triệu thư viện quý giá như vậy đang bay về trời. Vậy thì em hãy “đọc” đi, “đọc” nhanh nhanh lên nhé! Nào, lao vào lòng “thư viện” đi nào!

(Trích Hàng triệu thư viện đang bay về trời, Đoàn Công Lê Huy,

Dẫn theo http://santruyen.com/tuyen-tap-doan-cong-le-huy)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của 2 biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn văn thứ 2.

Câu 3. Tại sao lại có quan điểm cho rằng “mỗi người già là một thư viện”? “Thư viện” mà văn bản trên đề cập giống và khác gì so với những thư viện sách mà anh/chị vẫn biết?

B. PHẦN VĂN BẢN

I. VĂN BẢN “PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG”

Bài 1. Trận Bạch Đằng qua sự hồi tưởng của nhân vật tập thể các bô lão được thể hiện như thế nào?

Bài 2. Nhận xét về tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu, có ý kiến cho rằng: Giá trị của bài phú là ở chỗ không chỉ làm sống dậy hào khí chiến thắng của trận Bạch Đằng mà còn làm sáng lên những chân lí muôn đời của dân tộc.

Em có suy nghĩ gì về kiến trên? 

II. VĂN BẢN “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO”

Bài 3.

                                Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

                               Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

                              … …………………………………

                              Song hào kiệt đời nào cũng có.

                                               (Trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố nào?

Câu 2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định điều gì?

Câu 3. Từ việc đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay. 

Bài 4.  Mở đầu bài Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi có viết “Việc nhân nghĩa… bạo”. Em hiểu hai câu  như thế nào? Hãy chứng minh rằng tư tưởng đó đã được Nguyễn Trãi thể hiện qua suốt bài Bình Ngô đại cáo.

0 trả lời
Hỏi chi tiết
2.621

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k