Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Điền thông tin vào bảng sau để nhận biết đặc điểm chính của văn bản

DẪU SAO CŨNG ĐỪNG SỢ HÃI CON NGƯỜI

Phạm Lữ Ân

    Điều khác biệt giữa trường học và cuộc đời là gì? Ở trường, bạn được dạy một bài học và sau đó được làm bài kiểm tra. Trong cuộc đời, bạn được cho một bài kiểm tra và nó sẽ dạy bạn một bài học” (Tom Bodett)

    (1) Em mười bảy tuổi, ngoan hiền và trong sáng. Đi học rồi về nhà. Không dùng điện thoại di động. Nhưng bỗng dưng em phải trải qua một tuần ác mộng bạn cùng lớp xì xào bàn tán, cửa sổ Offline ở YM đầy ắp những lời cợt nhả, bạn cùng lớp xầm xì bàn tán, điện thoại nhà reo liên tục lúc mười một giờ rưỡi đêm những giọng đàn ông xin gặp em. Khóc nức nở, em không biết chuyện gì xảy ra với mình. Ba mẹ em tức điên, định đổi số điện thoại. Nhờ sự giúp đỡ của ông anh họ, cả nhà phát hiện ai đó đã đưa tên, nick và cả số điện thoại của em lên một diễn đàn với lời mời gọi ỡm ờ. Không dễ khẳng định nhưng em lờ mờ đoán ra, có thể đó là một người xưa đã từng là bạn.

      Rồi tất cả trôi qua, nhưng em đã khác. Em không cười nữa, em thu mình lại, sợ gặp gỡ, sợ kết bạn, sợ tổn thương. Em khắc lên bàn học của mình một câu khiến tôi giật mình khi đọc được: “Tôi sợ hãi con người!”. Tôi biết em sợ hãi thật sự, bởi vào tuổi mười bảy, những hiềm khích và sự đố kị không dừng lại ở việc “nghỉ chơi” hay những lời xầm xì “tin-hay-không-tùy-bạn” nữa, mà nó đột nhiên sắc nhọn, làm rỉ máu trái tim, tổn thương danh dự như vậy đó. Em chưa thể chấp nhận nó, em không thể tin... Thất vọng và đầy tổn thương, em tự hỏi: “Mình đã làm gì sai chăng?”

        (2) Hãy tin tôi, bạn nhỏ, rằng không ai có cuộc đời tròn trịa đến mức chưa từng bị chơi xấu. Và “bị chơi xấu” không có nghĩa ta đã làm gì sai. Có một câu nói mà tôi thấy rất lý thú: “Mong đợi cuộc đời đối xử tốt với bạn vì bạn là một người tốt cũng giống như mong rằng con bò đực đang nổi giận sẽ không tấn công bạn chỉ vì bạn là người ăn chay”. Ta thức dậy mỗi ngày, bước ra khỏi nhà và đối diện với cả thế gian: người thân quen, kẻ xa lạ, người sẽ trở nên gần gũi, người mà ta vẫn nhớ và người ta đã lãng quên... “Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại” - như tựa đề một bộ phim cao bồi mà tôi rất thích. Ai dám chắc mình đủ tỉnh táo để phân biệt? Có lẽ đã đến lúc em nhận ra rằng “người xấu” không chỉ có trên phim. Chưa kể xấu tốt đôi khi còn tuỳ thuộc vào góc nhìn. Và mọi thứ có thể bắt đầu chỉ vì sự khác biệt. Em có bao giờ nhận ra rằng bạn có những điểm khác mình không?

       Mười bảy tuổi. Có lẽ đã đến lúc em phải quan sát, lắng nghe, suy nghĩ, tìm hiểu về những người sống quanh em. Danh ngôn có câu “con người là một sinh vật viễn thị”. Nghĩa là hãy lùi lại thì ta sẽ nhìn rõ hơn và xa hơn. Ta là ai? Bạn là ai? Tìm hiểu về bạn bè không phải là nghi kỵ, hay mất niềm tin. Tìm hiểu về người khác là để nhìn họ bằng con mắt, nói như Lâm Ngữ Đường, là “cận nhân tình” hơn. Để ứng xử với họ không phải như bạn bè (rất chung chung) mà như Phương, như Trâm, như Huy, như Ngọc... Tìm hiểu, để có trách nhiệm với niềm tin của mình. Mỗi con người có một giá trị, hãy tìm giá trị đó. Mọi con người đều có ưu điểm và khuyết điểm, hãy tìm ra cả hai. Để nhìn nhận đúng thì đừng bị lệ thuộc vào thành kiến, cũng đừng bị che mắt bởi hào quang.

      Mười bảy tuổi. Đã đến lúc em hiểu rằng trắng và đen là hai mặt của đời. Sẽ có khi em đứng giữa, nghe một người nói trắng và một người nói đen. Cả hai đều có vẻ thuyết phục. Em sẽ phải là người tự quyết định tin ai, tin cái gì. Không ai giúp em cả, ngoài bản thân mình. Cuộc đời chúng ta là hệ quả của những lựa chọn. Tin là việc dễ. Hiểu là việc khó. Hiểu trước khi tin hay tin mà không cần hiểu: đó không phải là trò xúc xắc hay đơn giản là sự đảo lộn trật từ ngữ. Đó là điều sẽ tác động mạnh mẽ đến sự thành bại của em trên đường đời: trong sự nghiệp, tình yêu hay quan hệ con người. Không ai thành công một mình, cũng không ai thất bại một mình. Kể cả ngôi sao sáng nhất mà em nhìn thấy cũng không thể tỏa sáng một cách đơn độc. Việc lựa chọn người đồng hành là yếu tố tiên quyết để thành công, hoặc quyết định rằng thành công sẽ lâu dài hay ngắn ngủi.

         (3) Nhưng nếu em đã tìm hiểu mà vẫn bị lầm thì sao? Nhất là khi người ta cố tình khoác một chiếc mặt nạ thân thiết? Tôi biết, đó là thực tế. Hoàn toàn có thể có một lúc nào đó trong đời, ta sẽ bị phản bội, bị chơi xấu bởi những người không ưa mình, hoặc bi thảm hơn, bởi những người mình tin yêu: người thân, bạn bè, đồng nghiệp, cộng sự...Voltaire chẳng phải đã từng kêu rằng “Hơi Thượng đế! Hãy canh giữ giùm con những người bạn thân thiết, còn kẻ thù, con đảm đương được!” đó sao? Chẳng có ai trong chúng ta là chưa từng nhìn lầm ai đó. Vì vậy hãy tin rằng tôi hiểu được sự thất vọng và nỗi đau đớn của em. “Những vết thương nơi đầu gối thì dễ lành hơn những đổ vỡ trong trái tim”. Dù sao chúng ta cũng không thể ngăn mình lớn lên, và trưởng thành không có nghĩa sẽ ít bị tổn thương hơn, mà chính là biết chấp nhận sự thương tổn. Chấp nhận nó, không phải để gục ngã trong niềm đau mà để vượt qua nó và tiếp tục bước vào cuộc đời rộng lớn một cách an nhiên và chân thành như em từng sống.

        Những người làm đau ta, nếu có, theo tôi luôn là thiểu số đối với những người yêu thương ta thật sự. Vì vậy đừng để thiểu số ấy che khuất phần tốt đẹp còn lại của thế giới. Cũng như những vết gai cào chảy máu không thể ngăn ta ngắm cảnh đẹp bên đường trong một chuyến du ngoạn giữa rừng đầy thú vị. Và thật chẳng xứng đáng nếu chỉ vì một lần bị phản bội mà ta từ chối hết mọi cơ hội được yêu. Nếu em không thể “nhảy múa như không có ai nhìn ngó, yêu như chưa từng bị tổn thương” thì ít nhất, em cũng đừng khép cửa tim mình lại.

       Và dẫu sao cũng đừng sợ hãi con người.     

                                                  (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Nxb. Hội Nhà văn, 2011)


----- Nội dung ảnh -----
```
* Câu hỏi, bài tập nhận biết
1. Điền thông tin vào bảng sau để nhận biết đặc điểm chính của văn bản.

Câu hỏi | Trả lời (ngắn gọn)
--------------------------------|--------------------------------
Xác định luận đề của văn bản |
Số luận điểm chính |
Văn bản thuộc tiêu loại/thể loại nào? |

2. Văn bản "Dấu sao cũng đừng sợ hãi con người" phù hợp với mô hình nào sau đây? Hãy điền thông tin vào mô hình phù hợp.

Mô hình 2
LUẬN ĐỀ
KỂ CHUYỆN
ĐỀ BÀN LUẬN
NỘI DUNG
CÁC SỰ VIỆC
ĐÁNH GIÁ LUẬN ĐỀ
```
2 trả lời
Hỏi chi tiết
21
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để hoàn thành bảng nhận biết đặc điểm chính của văn bản, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

### Bảng nhận biết đặc điểm văn bản

| Câu hỏi | Trả lời (ngắn gọn) |
|--------------------------------------|---------------------------------------------|
| Xác định luận đề của văn bản | [Ghi rõ luận đề của văn bản] |
| Só luận điểm chính | [Đếm và ghi số lượng luận điểm chính] |
| Văn bản thuộc tiêu loại/thể loại nào?| [Ghi rõ thể loại: văn nghị luận, truyện ngắn,...]|

### Mô hình 2

| LUẬN ĐỀ | LUẬN ĐIỂM 1 | LUẬN ĐIỂM 2...3 |
|-------------------------------|--------------------------|-------------------------|
| KỂ CHUYỆN | [Trình bày chi tiết luận điểm 1] | [Trình bày chi tiết luận điểm 2,3] |
| NỘI DUNG CÁC SỰ VIỆC | [Ghi lý lẽ bảng chương 1, 2] | [Ghi lý lẽ bảng chương 1, 2] |

Lưu ý: Điền nội dung cụ thể dựa trên văn bản mà bạn đang phân tích.
1
0
Quỳnh Anh
30/11 17:20:51
+5đ tặng
### 1. Điền thông tin vào bảng:
 
Câu hỏi | Trả lời (ngắn gọn)
--------------------------------|--------------------------------
Xác định luận đề của văn bản | Con người nên hiểu và chấp nhận những khía cạnh tiêu cực của người khác mà không đánh mất niềm tin vào cuộc sống.
Số luận điểm chính | Ba luận điểm chính
Văn bản thuộc loại/thể loại nào? | Nghị luận (đưa ra luận điểm, luận cứ để bàn luận về một vấn đề xã hội)
 
### 2. Mô hình 2: 
 
LUẬN ĐỀ
KỂ CHUYỆN
ĐỀ BÀN LUẬN
NỘI DUNG
CÁC SỰ VIỆC
ĐÁNH GIÁ LUẬN ĐỀ
 
### Điền thông tin vào mô hình:
 
- **LUẬN ĐỀ**: Con người nên hiểu và chấp nhận những khía cạnh tiêu cực của người khác mà không đánh mất niềm tin vào cuộc sống.
- **KỂ CHUYỆN**: Câu chuyện về cô bé mười bảy tuổi bị chơi xấu bởi bạn bè và sau đó trở nên sợ hãi con người.
- **ĐỀ BÀN LUẬN**: Tác giả phân tích và bàn luận về các hiện tượng xã hội như sự đố kỵ, hiềm khích, và những tổn thương mà con người gây ra cho nhau.
- **NỘI DUNG**: Lời khuyên và những quan điểm của tác giả về cách đối diện với sự xấu xa và tổn thương từ người khác, cũng như cách duy trì niềm tin vào những điều tốt đẹp.
- **CÁC SỰ VIỆC**: Tác giả kể về những trải nghiệm của cô bé, những cảm xúc và suy nghĩ của cô sau khi bị chơi xấu.
- **ĐÁNH GIÁ LUẬN ĐỀ**: Tác giả nhấn mạnh rằng mặc dù chúng ta có thể gặp phải những người xấu, nhưng đó chỉ là thiểu số so với những người yêu thương và quan tâm đến ta.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ng yu anh
30/11 22:23:54
+4đ tặng
1. Điền thông tin vào bảng:
 
Câu hỏi | Trả lời (ngắn gọn)
--------------------------------|--------------------------------
Xác định luận đề của văn bản | Con người nên hiểu và chấp nhận những khía cạnh tiêu cực của người khác mà không đánh mất niềm tin vào cuộc sống.
Số luận điểm chính | Ba luận điểm chính
Văn bản thuộc loại/thể loại nào? | Nghị luận (đưa ra luận điểm, luận cứ để bàn luận về một vấn đề xã hội)
  2. Mô hình 2: 
 
LUẬN ĐỀ
KỂ CHUYỆN
ĐỀ BÀN LUẬN
NỘI DUNG
CÁC SỰ VIỆC
ĐÁNH GIÁ LUẬN ĐỀ
 
 Điền thông tin vào mô hình:
 
- **LUẬN ĐỀ**: Con người nên hiểu và chấp nhận những khía cạnh tiêu cực của người khác mà không đánh mất niềm tin vào cuộc sống.
- **KỂ CHUYỆN**: Câu chuyện về cô bé mười bảy tuổi bị chơi xấu bởi bạn bè và sau đó trở nên sợ hãi con người.
- **ĐỀ BÀN LUẬN**: Tác giả phân tích và bàn luận về các hiện tượng xã hội như sự đố kỵ, hiềm khích, và những tổn thương mà con người gây ra cho nhau.
- **NỘI DUNG**: Lời khuyên và những quan điểm của tác giả về cách đối diện với sự xấu xa và tổn thương từ người khác, cũng như cách duy trì niềm tin vào những điều tốt đẹp.
- **CÁC SỰ VIỆC**: Tác giả kể về những trải nghiệm của cô bé, những cảm xúc và suy nghĩ của cô sau khi bị chơi xấu.
- **ĐÁNH GIÁ LUẬN ĐỀ**: Tác giả nhấn mạnh rằng mặc dù chúng ta có thể gặp phải những người xấu, nhưng đó chỉ là thiểu số so với những người yêu thương và quan tâm đến ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k