Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Công tác đội là sao?

Công tác đội là sao ?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
294
1
0
Bill Gates
21/03/2020 08:00:53

 Hoạt động tập thể mang tính xã hội hữu ích .

- Trò chơi, vui chơi.

- Thuyết phục bằng lời và những tấm gương .

- Giao nhiệm vụ cho Đội viên .

- Thi đua .

- Khen thưởng và khiển trách . 

Tất cả các phương pháp công tác Đội có quan hệ mật thiết gắn bó với nhau và được phối hợp sử dụng trong mỗi họat động của Đội. Sử dụng các phương pháp công tác Đội là điều kiện đảm bảo hiệu quả giáo dục theo mục đích, mục tiêu giáo dục của Đội. 

1. Hoạt động tập thể mang tính xã hội, hữu ích : 

Hoạt động tập thể mang tính xã hội, hữu ích của tổ chức Đội tạo ra những điều kiện, khả năng tốt trong việc giáo dục và rèn luyện phẩm chất của Đội viên. Thông qua họat động tập thể các em Đội viên “tự khẳng định mình”, gắn bó trong tập thể, hình thành thái độ tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong công việc và trong cuộc sống. Họat động tập thể mang tính xã hội của Đội là trường học đầu tiên của quá trình giáo dục chính trị – xã hội. Thông qua hoạt động các em được tiếp xúc và nhập cuộc vào đời sống hằng ngày, vào nhịp điệu lao động đang diễn ra trên đất nước. Hoạt động của các em tuy mang lại những thành quả nhỏ bé nhưng ý nghĩa giáo dục lại rất lớn. Các em tự hào về đóng góp nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Chính vì ý nghĩa trên mà Đội coi tập thể mang tính xã hội, hữu ích là một phương pháp của mình. 

Muốn đảm bảo hiệu quả giáo dục, hoạt động tập thể của Đội phải tuân theo những yêu cầu sau về mặt sư phạm : 

- Làm cho toàn thể Đội viên hiểu rõ ý nghĩa và những yêu cầu đặt ra trong những hoạt động tập thể, mang tính xã hội của Đội.

- Mỗi hoạt động phải lập kế hoạch và tự các em bàn biện pháp chu đáo, tỉ mỉ để thực hiện đến cùng.

- Dự kiến các tình huống, những khó khăn có thể gặp phải và biện pháp giải quyết. Phân công công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và năng lực sở trường của từng Đội viên.

- Sử dụng các hình thức thi đua, khuyến khích Đội viên tích cực tham gia hoạt động Đội.

- Khi hoàn thành công việc cần kịp thời sơ kết, nhận xét, đánh giá công bằng, khách quan. 

2. Trò chơi và vui chơi : 

Trò chơi có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với đời sống của thiếu nhi. Trò chơi chẳng những đáp ứng nhu cầu của các em mà còn là phương pháp giáo dục các em có hiệu quả. 

Đặc thù của trò chơi là có sức lôi cuốn trẻ em rất cao, dễ đưa các em đến sự say mê, hứng thú. Trò chơi mang đến cho các em niềm sung sướng, sự thỏa mãn, niềm sảng khoái. Mặt khác trò chơi giúp các em lãnh hội tri thức tự nhiên, xã hội và tư duy, tạo cho các em những nhạy cảm, nhạy bén, phản xạ tinh thần tốt; hình thành trong các em kỹ năng, kĩ xảo hoạt động mà trên lớp khó có điều kiện rèn luyện. Trò chơi còn giúp các em khả năng ứng xử linh hoạt, khả năng giao tiếp và quan hệ xã hội. 

Có các loại trò chơi lớn, vừa, nhỏ; trò chơi phát triển trí tuệ, trò chơi giáo dục … Trò chơi được tổ chức ở địa điểm, địa hình khác nhau : chơi trong nhà, chơi ngoài trời (ngoài sân, bãi, dã ngoại …) 

Khi tổ chức trò chơi cho thiếu nhi cần đảm bảo các yêu cầu về mặt sư phạm như sau : 

- Nội dung và hình thức trò chơi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm giới tính.

- Hình thức và nội dung trò chơi cần luôn luôn đổi mới, hấp dẫn. Nội dung và mức độ của trò chơi được nâng cao dần (từ đơn giản đến phức tạp, từ làm quen đến thành thạo …)

- Trò chơi cần được lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với yêu cầu giáo dục và cần phải được chuẩn bị chu đáo, nhất là những trò chơi cần sử dụng dụng cụ và các điều kiện vật chất khác.

- Phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn và sự thành công của trò chơi, nhất là những trò chơi vận động, trò chơi ngoài trời, trò chơi lớn, dã ngoại …

- Anh chị phụ trách cần có cẩm nang trò chơi và truyền nó cho đội viên để các em thường được chơi trò chơi mới, có thể tự sáng tạo ra trò chơi cho riêng mình và cho các em nhi đồng

- Cần có những điểm vui chơi để tự các em tổ chức hoạt động vui chơi theo sở thích riêng của từng em, từng nhóm sở thích, nhưng luôn luôn được người lớn giám sát, để phòng ngừa những tình huống bất trắc như cãi lộn, đánh nhau … 

3. Phương pháp thuyết phục trong công tác đội 

Phương pháp thuyết phục được thể hiện qua lời nói, chứng minh, giải thích, phân tích, đàm thoại … thể hiện qua những tấm gương của bạn bè, anh chị em, cha mẹ, các anh chị phụ trách, các thầy cô giáo, những tấm gương anh hùng liệt sĩ, gương Bác Hồ, gương các danh nhân lịch sử văn hóa. Những cán bộ lão thành cách mạng, cựu chiến binh cũng góp phần quan trọng trong việc thực hiện phương pháp này 

Thuyết phục bằng lời nói được sử dụng rộng rãi trong các cuộc họp, sinh hoạt, hội thảo, phát thanh truyền hình … của Đội; trong các buổi nói chuyện của các em và người lớn (anh chị phụ trách, thầy cô giáo, các anh hùng, chiến sĩ thi đua) 

Thuyết phục bằng lời nói chủ yếu là phân tích, giảng giải, chứng minh để thuyết phục các em làm việc tốt, noi gương tốt, nhận thức được cái sai, tránh cái sai, biết phê phán, đấu tranh với cái sai. 

Khi sử dụng phương pháp thuyết phục bằng lời nói, chúng ta cần đảm bảo các yêu cầu sau : 

- Không khí buổi thảo luận, hội thảo hay thuyết minh phải chân thành, cởi mở, hấp dẫn.

- Lời nói cần rõ ràng, sinh động, ngắn gọn. Phân tích, giảng giải, thuyết trình phải có sức thuyết phục.

- Động viên đa số đội viên tích cực tham gia thảo luận, tranh luận, báo cáo … và lắng nghe ý kiến của người khác.

 Thuyết phục và nêu gương trong Liên đội  

So sánh với những đội nhóm khác, Liên đội có những công tác rất đặc thù trong đó có công tác phụ trách đội và công tác tổ chức hoạt động. Trong những công tác này, thành viên Liên đội cần nắm được phương pháp thuyết phục và sử dụng tốt trong các tình huống cụ thể, đối với từng cá nhân hay tập thể mà mình phụ trách. 

Trong Liên đội, thuyết phục đi liền với nêu gương, đặc biệt với các bạn phụ trách (TV khoác áo). Người phụ trách cần bắt đầu bằng những hành động nhỏ, như đồng phục khi đi sinh hoạt hay ngay cả trong những buổi họp đội ngoài giờ sinh hoạt, đến những điều lớn hơn như thái độ vui vẻ, hòa nhã khi tham gia sinh hoạt, kết quả học tập, công việc, uy tín trong gia đình và cách đối xử với những người xung quanh. 

Nêu gương không có nghĩa là thực hiện những điều quá khả năng của mình, mà chính là tự nhắc nhở mình thực hiện những việc làm đúng, thể hiện cách hành xử hợp lý, chẳng hạn ở lứa tuổi đội viên, chính là 5 điều Bác Hồ dạy: "Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Đây là những đức tính rất đáng quý đã được đúc kết để truyền lại cho lứa tuổi Đội viên. Ở vị trí đội trưởng hay chỉ huy Đội, những đức tính này cần được rèn luyện thường xuyên qua những hoạt động cụ thể. 

Thực tế cho thấy phong cách của phụ trách của một đội như thế nào thì thành viên của đội đó cũng sẽ gần như vậy, đó là vì các thành viên trong đội đều có xu hướng nhìn phụ trách của mình như một tấm gương để noi theo. Phụ trách đúng giờ, thì thành viên sẽ thu xếp sao cho đúng giờ, phụ trách nghiêm túc trong cách ăn mặc, thì thành viên cũng sẽ nghiêm túc, và những vô vàn những điều khác nữa mà thành viên luôn quan sát hay mong chờ ở người phụ trách của mình. 

Nêu gương cần phải được thực hiện thường xuyên và trước khi thuyết phục. Có thể nói một khi phụ trách hay đội trưởng đã thể hiện mình như một tấm gương tốt, thì tự nhiên việc thuyết phục sẽ trở nên dễ dàng, mình nói gì, làm gì các thành viên cũng sẽ vui vẻ hướng theo. 

Thuyết phục không có nghĩa là lôi kéo, mà thuyết phục chính là việc đưa ra những bằng chứng cho những việc làm đúng và những việc nên làm. Chẳng hạn trong việc thuyết phục các thành viên tham gia sinh hoạt, phụ trách hay đội trưởng không thể thuyết phục được thành viên tham gia sinh hoạt đầy đủ nếu như không có chương trình, nội dung sinh hoạt cụ thể, giờ họp sắp xếp không hợp lý... mà đầu tiên đội cần có một chương trình hoạt động phong phú bổ ích, sinh hoạt ổn định vào một thời gian cụ thể thì mới thuyết phục thành viên sắp xếp thời gian để tham gia sinh hoạt được (thậm chí có bạn có thể bỏ giờ học thêm vào chiều chủ nhật, hay chuyển sang một giờ học khác vì thấy việc đi sinh hoạt đội tốt hơn). 

Cũng trong ví dụ trên, gia đình cũng là một yếu tố để phụ trách hay đội trưởng có thể thuyết phục. Những buổi đi thăm nhà thành viên của đội hay của phụ trách vào dịp bình thường hay dịp lễ Tết đều có tác dụng cho gia đình thấy đội sinh hoạt thế nào, những thành viên trong đội là ai và đều có ảnh hưởng tốt trong việc gia đình cho phép thành viên tham gia sinh hoạt.  

4. Giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên 

Giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên là nhằm lôi cuốn tất cả đội viên vào công tác Đội. Việc giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên chủ yếu được tiến hành ở chi đội và phân đội. Phương pháp giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trong tổ chức Đội đóng góp sức mình vào các hoạt động Đội. Qua đó giáo dục lòng tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tính tự quản của các em. 

Sử dụng phương pháp này chúng ta cần chú ý : 

- Phải nắm vững trình độ, khả năng của đội viên và tập thể đội khi giao nhiệm vụ. Đảm bảo tính vừa sức và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Làm cho mỗi đội viên và tập thể đội hiểu sâu sắc nhiệm vụ được giao và tiếp nhận nhiệm vụ một cách hồ hởi, phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao

- Phân công nhiệm vụ hợp lý cho đội viên và tập thể đội, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học tập và giúp đỡ gia đình … của mỗi em

- Có kế hoạch giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ. Kịp thời phát hiện và hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Đánh giá công bằng khách quan, kịp thời mỗi kết quả đạt được của đội viên cũng như tập thể đội 

Giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên / mỗi đội trong Liên đội 

Giao nhiệm vụ là một phương pháp và có những kỹ thuật đòi hỏi sự chú ý rất lớn của người phụ trách hay đội trưởng để có tác dụng tốt nhất trong môi trường hoạt động Đội.  

5. Phương pháp thi đua trong công tác đội 

Thi đua là phương pháp đề cao và kích thích hoạt động của đội viên và tập thể đội. Thi đua làm cho đội viên và tập thể đội không thỏa mãn với những gì đạt được, không ngừng phấn đấu vươn lên giành kết quả cao hơn. Như vậy, phương pháp thi đua được sử dụng tốt sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho tổ chức đội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện mình 

Đội đã thường xuyên sử dụng phương pháp thi đua trong công tác của mình, đã có nhiều kinh nghiệm tổ chức thi đua trong các họat động Đội 

- Thi đua học tập giữa các đội viên và tập thể đội. Nội dung thi đua gồm : ý thức học tập, phương pháp, kết quả học tập, chế tạo các dụng cụ học tập …

- Thi đua lao động sản xuất : ở trường, ở nhà và giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ …

- Thi đua trong hội diễn văn nghệ, hội thao, hội khỏe. Các hội thi “Bảy sắc cầu vồng”, “Chim gõ kiến” là các ví dụ điển hình. 

Điều cần nhấn mạnh là, thi đua hiểu theo đúng nghĩa của nó hoàn toàn khác với sự cạnh tranh, đố kị, níu kéo nhau, chạy theo thành tích, phô trương hình thức. Vì vậy, sử dụng phương pháp thi đua cần chú ý : 

- Cần giải thích cho mỗi đội viên hiểu rõ mục đích, nội dung và tiêu chuẩn thi đua.

- Hình thức thi đua cần phong phú, sinh động và nghiêm túc. Tránh qua loa, đại khái, hình thức chủ nghĩa

- Tránh biến thi đua thành ganh đua, ăn thua. Giáo dục uốn nắn kịp thời các thủ đoạn xấu, tính ích kỷ, hẹp hòi, hiếu thắng ở mỗi cá nhân và tập thể đội

- Đánh giá kết quả thi đua phải công bằng, dân chủ, công khai. Phụ trách đội hay tập thể chỉ huy Đội không được áp đặt ý muốn chủ quan của mình mà phải lắng nghe ý kiến, dư luận của tập thể đội

- Thi đua phải đạt được sự đoàn kết, thái độ cầu thị, sự vui sướng, tự hào lành mạnh về thành tích của mỗi cá nhân và tập thể Đội. 

6. Khen thưởng và khiển trách 

Trong công tác đội, không chỉ có thi đua mới có khen thưởng mà khen thưởng và khiển trách được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động. Khen thưởng và khiển trách là một phương pháp công tác đội. 

Có nhiều biện pháp khen thưởng và khiển trách : khen bằng lời, khiển trách bằng nhắc nhở khéo léo, khen bằng nhận xét bình bầu có giấy chứng nhận, có tặng phẩm, khiển trách bằng việc giáo dục thông qua tập thể góp ý kiến bằng dư luận. Tổ chức Đội không coi khiển trách là kỉ luật mang tính hành chính : cho ra khỏi đội, tạm dừng sinh hoạt đội, thu thẻ đội viên … hay bằng nhục hình. Khiển trách của đội là sự nhắc nhở khéo léo, là sự giáo dục để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 

Đội có các hình thức khen thưởng và khiển trách chính đối với cá nhân và tập thể như sau : 

- Khen thưởng :

+ Tuyên dương, biểu dương

+ Giấy khen, bằng khen

+ Thưởng huy hiệu đội

+ Công nhân danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”

+ Công nhận “Tập thể chi đội mạnh”, “Tập thể liên đội mạnh” 

Khen thưởng tùy mức độ có thể có hiện vật kèm theo : sách, truyện, giấy vở, bánh kẹo, văn phòng phẩm 

- Khiển trách :

+ Phê bình trước tập thể đội

+ Nhắc nhở trên báo tường, bản tin

+ Nếu phạm khuyết điểm lớn có thể không được tham gia một hoạt động nào đó của đội : cắm trại, tham quan, du lịch

+ Xóa tên trong danh sách đội viên nếu vi phạm khuyết điểm đặc biệt nghiêm trọng 

Khen thưởng và giáo dục đúng sẽ đạt kết quả giáo dục cao, kích thích được các hoạt động tiếp theo của đội. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này cần chú ý : 

- Khen thưởng và khiển trách phải khách quan, công bằng, chính xác. Chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ dẫn đến phản giáo dục và mất lòng tin trong các em.

- Phát huy vai trò tự quản của đội trong việc xem xét, khen thưởng và khiển trách. Tránh sự áp đặt chủ quan của phụ trách đội hay Ban chỉ huy Đội

- Phối hợp các lực lượng giáo dục có liên quan trong việc khen thưởng và khiển trách

Vận dụng các phương pháp công tác Đội trong Liên đội và các hoạt động Đội: 

Có thể nói trong bất kỳ một hoạt động nào của Liên đội, cũng như những hoạt động do Liên đội đứng ra tổ chức, phụ trách đều có thể vận dụng những phương pháp nêu trên, vì vậy người phụ trách Đội cần tìm hiểu những phương pháp này và vận dụng, suy ngẫm trong những tình huống phù hợp. Đây chính là kim chỉ nam, là phương hướng hành xử theo tinh thần lời hứa của thành viên Liên đội. 

Ví dụ trong việc tổ chức hoạt động 3 tháng cho một chi đội hay một đội (một trong những yêu cầu của chương trình bậc 1): 

Vận dụng phương pháp 1 (hoạt động tập thể mang tính xã hội hữu ích) và phương pháp 2 (trò chơi và vui chơi) để đưa ra chương trình hoạt động trong 3 tháng. Các hoạt động trong 3 tháng có thể có : 

- Hoạt động bên ngoài (hay công tác chung, theo sự phân công của Liên đội hay tự đề cử)

- Hoạt động nội bộ chi đội (nhằm thúc đẩy tinh thần của đội, phát triển các kỹ năng cá nhân)

- Rèn luyện chuyên môn 

Hoạt động bên ngoài Liên đội có thể bao gồm các hoạt động hỗ trợ hoạt động Nhà Thiếu Nhi, hoạt động Hội Đồng Đội và hoạt động do Liên đội phối hợp với các đơn vị khác hay trực tiếp hỗ trợ các đơn vị khác thực hiện (chẳng hạn trại ở trường). Tự thân các hoạt động này đã có những ý nghĩa nhất định về mặt xã hội nói chung hay tổ chức Đội nói riêng, người phụ trách chỉ cần nêu rõ các ý nghĩa này cho TV của mình được biết khi tham gia. Ngoài ra hoạt động bên ngoài Liên đội cũng có thể do chính chi đội đề ra, chẳng hạn tổ chức vui chơi trung thu / giáng sinh cho thiếu nhi (mở rộng), hay đi thăm một mái ấm, nhà mở (hoạt động Đoàn viên hàng năm) từ đó thiết lập mối quan hệ và hỗ trợ thường xuyên, hay Liên đội cũng có thể giao lưu kết nghĩa với các trường ở ngoại thành, tổ chức sinh hoạt Đội hàng tháng cho các trường đó. Đây là những hoạt động dựa trên thế mạnh của Liên đội, là tổ chức vui chơi cho thiếu nhi. 

Hoạt động bên ngoài Liên đội cũng có thể bao gồm các hoạt động nằm trong các chương trình, phong trào do tổ chức Đội hay tổ chức Đoàn, Hội LHTN, Hội SV tổ chức như chiến dịch Hoa Phượng Đỏ (dành cho học sinh cấp 3), chiến dịch Mùa Hè Xanh (dành cho sinh viên), một chiến dịch tương tự dành cho học sinh cấp 2 (nếu có, hay Liên đội khởi động), các phong trào Đội trong năm học... Tất cả đều có những ý nghĩa xã hội, hữu ích và mang tính giáo dục cao cho TV. 

Công tác xã hội cũng là một trong những hoạt động bên ngoài Liên đội mà các chi đội có thể tham gia, chẳng hạn phối hợp với Đội công tác xã hội ở một trường, một địa phương nào đó tổ chức một hoạt động công tác xã hội, tuy nhiên cần lưu ý đến thế mạnh của Liên đội là hoạt động thiếu nhi.

Hoạt động nội bộ chi đội 

Là những hoạt động mang tính đặc thù hay phù hợp với lứa tuổi của chi đội, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho từng thành viên khi tham gia sinh hoạt. Phương pháp 2 cần được sử dụng nhiều trong việc tổ chức hoạt động chi đội. Trong môi trường Liên đội, trò chơi mang màu sắc tươi vui, nhưng không nhất thiết phải mang tính đùa giỡn, và càng không phải mang tính "trẻ em hóa" đối với những bạn ở lứa tuổi thanh niên.

Các hình thức sinh hoạt ở chi đội có thể như sau: 

- Phát triển các kỹ năng xã hội thông qua các trò chơi, nói chuyện chuyên đề, sưu tầm và thuyết trình

- Hỗ trợ học tập (tổ chức nhóm tự học)

- Phát triển mối quan hệ thành viên - chi đội - gia đình thông qua việc thăm viếng nhà thành viên, tổ chức tìm hiểu địa phương xung quanh mình

- Phát triển các kỹ năng cá nhân về mặt nghệ thuật và thể thao: âm nhạc, điện ảnh, giao tiếp, thể thao...

- Phát triển các kiến thức xã hội: các vấn đề thời sự

- Hướng nghiệp (phù hợp với từng lứa tuổi) 

Phương pháp "trò chơi và vui chơi" đối với các nội dung này được thể hiện trong môi trường hoạt động Đội ở chỗ mỗi nội dung hoạt động được thiết kế thành những trò chơi, những cuộc thi. Thông qua việc chuẩn bị và tham gia vào những trò chơi, những cuộc thi đó thành viên có cơ hội tìm hiểu và bổ sung kiến thức cho mình, cũng như có cơ hội mở mang sự hiểu biết, óc quan sát và phát triển các kỹ năng xã hội hay kỹ năng sống cho tập thể và bản thân (làm việc theo nhóm, tính cách cá nhân...) 

Bản thân những trò chơi, những cuộc thi này ngoài tính chất vui chơi đều cần có những ý nghĩa và cần được nắm kỹ bởi những thành viên tổ chức đồng thời truyền đạt tới những người tham gia. Sự lâu dài của một chương trình hay một phong trào nào cũng đều bắt nguồn từ ý nghĩa của nó. Trong Liên đội đã có rất nhiều thử nghiệm cho những hoạt động mới và có những hoạt động đã chứng tỏ được sức sống của mình qua nhiều năm tổ chức như trại "Về nguồn" của chi đội Kim Đồng hay "Festival đoàn viên" của chương trình hoạt động Đoàn viên trong hè.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
cửu vĩ hồ
21/03/2020 08:02:12

Hoạt động tập thể mang tính xã hội hữu ích .

- Trò chơi, vui chơi.

- Thuyết phục bằng lời và những tấm gương .

- Giao nhiệm vụ cho Đội viên .

- Thi đua .

- Khen thưởng và khiển trách . 

Tất cả các phương pháp công tác Đội có quan hệ mật thiết gắn bó với nhau và được phối hợp sử dụng trong mỗi họat động của Đội. Sử dụng các phương pháp công tác Đội là điều kiện đảm bảo hiệu quả giáo dục theo mục đích, mục tiêu giáo dục của Đội. 

1. Hoạt động tập thể mang tính xã hội, hữu ích : 

Hoạt động tập thể mang tính xã hội, hữu ích của tổ chức Đội tạo ra những điều kiện, khả năng tốt trong việc giáo dục và rèn luyện phẩm chất của Đội viên. Thông qua họat động tập thể các em Đội viên “tự khẳng định mình”, gắn bó trong tập thể, hình thành thái độ tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong công việc và trong cuộc sống. Họat động tập thể mang tính xã hội của Đội là trường học đầu tiên của quá trình giáo dục chính trị – xã hội. Thông qua hoạt động các em được tiếp xúc và nhập cuộc vào đời sống hằng ngày, vào nhịp điệu lao động đang diễn ra trên đất nước. Hoạt động của các em tuy mang lại những thành quả nhỏ bé nhưng ý nghĩa giáo dục lại rất lớn. Các em tự hào về đóng góp nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Chính vì ý nghĩa trên mà Đội coi tập thể mang tính xã hội, hữu ích là một phương pháp của mình. 

Muốn đảm bảo hiệu quả giáo dục, hoạt động tập thể của Đội phải tuân theo những yêu cầu sau về mặt sư phạm : 

- Làm cho toàn thể Đội viên hiểu rõ ý nghĩa và những yêu cầu đặt ra trong những hoạt động tập thể, mang tính xã hội của Đội.

- Mỗi hoạt động phải lập kế hoạch và tự các em bàn biện pháp chu đáo, tỉ mỉ để thực hiện đến cùng.

- Dự kiến các tình huống, những khó khăn có thể gặp phải và biện pháp giải quyết. Phân công công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và năng lực sở trường của từng Đội viên.

- Sử dụng các hình thức thi đua, khuyến khích Đội viên tích cực tham gia hoạt động Đội.

- Khi hoàn thành công việc cần kịp thời sơ kết, nhận xét, đánh giá công bằng, khách quan. 

2. Trò chơi và vui chơi : 

Trò chơi có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với đời sống của thiếu nhi. Trò chơi chẳng những đáp ứng nhu cầu của các em mà còn là phương pháp giáo dục các em có hiệu quả. 

Đặc thù của trò chơi là có sức lôi cuốn trẻ em rất cao, dễ đưa các em đến sự say mê, hứng thú. Trò chơi mang đến cho các em niềm sung sướng, sự thỏa mãn, niềm sảng khoái. Mặt khác trò chơi giúp các em lãnh hội tri thức tự nhiên, xã hội và tư duy, tạo cho các em những nhạy cảm, nhạy bén, phản xạ tinh thần tốt; hình thành trong các em kỹ năng, kĩ xảo hoạt động mà trên lớp khó có điều kiện rèn luyện. Trò chơi còn giúp các em khả năng ứng xử linh hoạt, khả năng giao tiếp và quan hệ xã hội. 

Có các loại trò chơi lớn, vừa, nhỏ; trò chơi phát triển trí tuệ, trò chơi giáo dục … Trò chơi được tổ chức ở địa điểm, địa hình khác nhau : chơi trong nhà, chơi ngoài trời (ngoài sân, bãi, dã ngoại …) 

Khi tổ chức trò chơi cho thiếu nhi cần đảm bảo các yêu cầu về mặt sư phạm như sau : 

- Nội dung và hình thức trò chơi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm giới tính.

- Hình thức và nội dung trò chơi cần luôn luôn đổi mới, hấp dẫn. Nội dung và mức độ của trò chơi được nâng cao dần (từ đơn giản đến phức tạp, từ làm quen đến thành thạo …)

- Trò chơi cần được lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với yêu cầu giáo dục và cần phải được chuẩn bị chu đáo, nhất là những trò chơi cần sử dụng dụng cụ và các điều kiện vật chất khác.

- Phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn và sự thành công của trò chơi, nhất là những trò chơi vận động, trò chơi ngoài trời, trò chơi lớn, dã ngoại …

- Anh chị phụ trách cần có cẩm nang trò chơi và truyền nó cho đội viên để các em thường được chơi trò chơi mới, có thể tự sáng tạo ra trò chơi cho riêng mình và cho các em nhi đồng

- Cần có những điểm vui chơi để tự các em tổ chức hoạt động vui chơi theo sở thích riêng của từng em, từng nhóm sở thích, nhưng luôn luôn được người lớn giám sát, để phòng ngừa những tình huống bất trắc như cãi lộn, đánh nhau … 

3. Phương pháp thuyết phục trong công tác đội 

Phương pháp thuyết phục được thể hiện qua lời nói, chứng minh, giải thích, phân tích, đàm thoại … thể hiện qua những tấm gương của bạn bè, anh chị em, cha mẹ, các anh chị phụ trách, các thầy cô giáo, những tấm gương anh hùng liệt sĩ, gương Bác Hồ, gương các danh nhân lịch sử văn hóa. Những cán bộ lão thành cách mạng, cựu chiến binh cũng góp phần quan trọng trong việc thực hiện phương pháp này 

Thuyết phục bằng lời nói được sử dụng rộng rãi trong các cuộc họp, sinh hoạt, hội thảo, phát thanh truyền hình … của Đội; trong các buổi nói chuyện của các em và người lớn (anh chị phụ trách, thầy cô giáo, các anh hùng, chiến sĩ thi đua) 

Thuyết phục bằng lời nói chủ yếu là phân tích, giảng giải, chứng minh để thuyết phục các em làm việc tốt, noi gương tốt, nhận thức được cái sai, tránh cái sai, biết phê phán, đấu tranh với cái sai. 

Khi sử dụng phương pháp thuyết phục bằng lời nói, chúng ta cần đảm bảo các yêu cầu sau : 

- Không khí buổi thảo luận, hội thảo hay thuyết minh phải chân thành, cởi mở, hấp dẫn.

- Lời nói cần rõ ràng, sinh động, ngắn gọn. Phân tích, giảng giải, thuyết trình phải có sức thuyết phục.

- Động viên đa số đội viên tích cực tham gia thảo luận, tranh luận, báo cáo … và lắng nghe ý kiến của người khác.

 Thuyết phục và nêu gương trong Liên đội  

So sánh với những đội nhóm khác, Liên đội có những công tác rất đặc thù trong đó có công tác phụ trách đội và công tác tổ chức hoạt động. Trong những công tác này, thành viên Liên đội cần nắm được phương pháp thuyết phục và sử dụng tốt trong các tình huống cụ thể, đối với từng cá nhân hay tập thể mà mình phụ trách. 

Trong Liên đội, thuyết phục đi liền với nêu gương, đặc biệt với các bạn phụ trách (TV khoác áo). Người phụ trách cần bắt đầu bằng những hành động nhỏ, như đồng phục khi đi sinh hoạt hay ngay cả trong những buổi họp đội ngoài giờ sinh hoạt, đến những điều lớn hơn như thái độ vui vẻ, hòa nhã khi tham gia sinh hoạt, kết quả học tập, công việc, uy tín trong gia đình và cách đối xử với những người xung quanh. 

Nêu gương không có nghĩa là thực hiện những điều quá khả năng của mình, mà chính là tự nhắc nhở mình thực hiện những việc làm đúng, thể hiện cách hành xử hợp lý, chẳng hạn ở lứa tuổi đội viên, chính là 5 điều Bác Hồ dạy: "Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Đây là những đức tính rất đáng quý đã được đúc kết để truyền lại cho lứa tuổi Đội viên. Ở vị trí đội trưởng hay chỉ huy Đội, những đức tính này cần được rèn luyện thường xuyên qua những hoạt động cụ thể. 

Thực tế cho thấy phong cách của phụ trách của một đội như thế nào thì thành viên của đội đó cũng sẽ gần như vậy, đó là vì các thành viên trong đội đều có xu hướng nhìn phụ trách của mình như một tấm gương để noi theo. Phụ trách đúng giờ, thì thành viên sẽ thu xếp sao cho đúng giờ, phụ trách nghiêm túc trong cách ăn mặc, thì thành viên cũng sẽ nghiêm túc, và những vô vàn những điều khác nữa mà thành viên luôn quan sát hay mong chờ ở người phụ trách của mình. 

Nêu gương cần phải được thực hiện thường xuyên và trước khi thuyết phục. Có thể nói một khi phụ trách hay đội trưởng đã thể hiện mình như một tấm gương tốt, thì tự nhiên việc thuyết phục sẽ trở nên dễ dàng, mình nói gì, làm gì các thành viên cũng sẽ vui vẻ hướng theo. 

Thuyết phục không có nghĩa là lôi kéo, mà thuyết phục chính là việc đưa ra những bằng chứng cho những việc làm đúng và những việc nên làm. Chẳng hạn trong việc thuyết phục các thành viên tham gia sinh hoạt, phụ trách hay đội trưởng không thể thuyết phục được thành viên tham gia sinh hoạt đầy đủ nếu như không có chương trình, nội dung sinh hoạt cụ thể, giờ họp sắp xếp không hợp lý... mà đầu tiên đội cần có một chương trình hoạt động phong phú bổ ích, sinh hoạt ổn định vào một thời gian cụ thể thì mới thuyết phục thành viên sắp xếp thời gian để tham gia sinh hoạt được (thậm chí có bạn có thể bỏ giờ học thêm vào chiều chủ nhật, hay chuyển sang một giờ học khác vì thấy việc đi sinh hoạt đội tốt hơn). 

Cũng trong ví dụ trên, gia đình cũng là một yếu tố để phụ trách hay đội trưởng có thể thuyết phục. Những buổi đi thăm nhà thành viên của đội hay của phụ trách vào dịp bình thường hay dịp lễ Tết đều có tác dụng cho gia đình thấy đội sinh hoạt thế nào, những thành viên trong đội là ai và đều có ảnh hưởng tốt trong việc gia đình cho phép thành viên tham gia sinh hoạt.  

4. Giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên 

Giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên là nhằm lôi cuốn tất cả đội viên vào công tác Đội. Việc giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên chủ yếu được tiến hành ở chi đội và phân đội. Phương pháp giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trong tổ chức Đội đóng góp sức mình vào các hoạt động Đội. Qua đó giáo dục lòng tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tính tự quản của các em. 

Sử dụng phương pháp này chúng ta cần chú ý : 

- Phải nắm vững trình độ, khả năng của đội viên và tập thể đội khi giao nhiệm vụ. Đảm bảo tính vừa sức và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Làm cho mỗi đội viên và tập thể đội hiểu sâu sắc nhiệm vụ được giao và tiếp nhận nhiệm vụ một cách hồ hởi, phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao

- Phân công nhiệm vụ hợp lý cho đội viên và tập thể đội, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học tập và giúp đỡ gia đình … của mỗi em

- Có kế hoạch giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ. Kịp thời phát hiện và hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Đánh giá công bằng khách quan, kịp thời mỗi kết quả đạt được của đội viên cũng như tập thể đội 

Giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên / mỗi đội trong Liên đội 

Giao nhiệm vụ là một phương pháp và có những kỹ thuật đòi hỏi sự chú ý rất lớn của người phụ trách hay đội trưởng để có tác dụng tốt nhất trong môi trường hoạt động Đội.  

5. Phương pháp thi đua trong công tác đội 

Thi đua là phương pháp đề cao và kích thích hoạt động của đội viên và tập thể đội. Thi đua làm cho đội viên và tập thể đội không thỏa mãn với những gì đạt được, không ngừng phấn đấu vươn lên giành kết quả cao hơn. Như vậy, phương pháp thi đua được sử dụng tốt sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho tổ chức đội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện mình 

Đội đã thường xuyên sử dụng phương pháp thi đua trong công tác của mình, đã có nhiều kinh nghiệm tổ chức thi đua trong các họat động Đội 

- Thi đua học tập giữa các đội viên và tập thể đội. Nội dung thi đua gồm : ý thức học tập, phương pháp, kết quả học tập, chế tạo các dụng cụ học tập …

- Thi đua lao động sản xuất : ở trường, ở nhà và giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ …

- Thi đua trong hội diễn văn nghệ, hội thao, hội khỏe. Các hội thi “Bảy sắc cầu vồng”, “Chim gõ kiến” là các ví dụ điển hình. 

Điều cần nhấn mạnh là, thi đua hiểu theo đúng nghĩa của nó hoàn toàn khác với sự cạnh tranh, đố kị, níu kéo nhau, chạy theo thành tích, phô trương hình thức. Vì vậy, sử dụng phương pháp thi đua cần chú ý : 

- Cần giải thích cho mỗi đội viên hiểu rõ mục đích, nội dung và tiêu chuẩn thi đua.

- Hình thức thi đua cần phong phú, sinh động và nghiêm túc. Tránh qua loa, đại khái, hình thức chủ nghĩa

- Tránh biến thi đua thành ganh đua, ăn thua. Giáo dục uốn nắn kịp thời các thủ đoạn xấu, tính ích kỷ, hẹp hòi, hiếu thắng ở mỗi cá nhân và tập thể đội

- Đánh giá kết quả thi đua phải công bằng, dân chủ, công khai. Phụ trách đội hay tập thể chỉ huy Đội không được áp đặt ý muốn chủ quan của mình mà phải lắng nghe ý kiến, dư luận của tập thể đội

- Thi đua phải đạt được sự đoàn kết, thái độ cầu thị, sự vui sướng, tự hào lành mạnh về thành tích của mỗi cá nhân và tập thể Đội. 

6. Khen thưởng và khiển trách 

Trong công tác đội, không chỉ có thi đua mới có khen thưởng mà khen thưởng và khiển trách được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động. Khen thưởng và khiển trách là một phương pháp công tác đội. 

Có nhiều biện pháp khen thưởng và khiển trách : khen bằng lời, khiển trách bằng nhắc nhở khéo léo, khen bằng nhận xét bình bầu có giấy chứng nhận, có tặng phẩm, khiển trách bằng việc giáo dục thông qua tập thể góp ý kiến bằng dư luận. Tổ chức Đội không coi khiển trách là kỉ luật mang tính hành chính : cho ra khỏi đội, tạm dừng sinh hoạt đội, thu thẻ đội viên … hay bằng nhục hình. Khiển trách của đội là sự nhắc nhở khéo léo, là sự giáo dục để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 

Đội có các hình thức khen thưởng và khiển trách chính đối với cá nhân và tập thể như sau : 

- Khen thưởng :

+ Tuyên dương, biểu dương

+ Giấy khen, bằng khen

+ Thưởng huy hiệu đội

+ Công nhân danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”

+ Công nhận “Tập thể chi đội mạnh”, “Tập thể liên đội mạnh” 

Khen thưởng tùy mức độ có thể có hiện vật kèm theo : sách, truyện, giấy vở, bánh kẹo, văn phòng phẩm 

- Khiển trách :

+ Phê bình trước tập thể đội

+ Nhắc nhở trên báo tường, bản tin

+ Nếu phạm khuyết điểm lớn có thể không được tham gia một hoạt động nào đó của đội : cắm trại, tham quan, du lịch

+ Xóa tên trong danh sách đội viên nếu vi phạm khuyết điểm đặc biệt nghiêm trọng 

Khen thưởng và giáo dục đúng sẽ đạt kết quả giáo dục cao, kích thích được các hoạt động tiếp theo của đội. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này cần chú ý : 

- Khen thưởng và khiển trách phải khách quan, công bằng, chính xác. Chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ dẫn đến phản giáo dục và mất lòng tin trong các em.

- Phát huy vai trò tự quản của đội trong việc xem xét, khen thưởng và khiển trách. Tránh sự áp đặt chủ quan của phụ trách đội hay Ban chỉ huy Đội

- Phối hợp các lực lượng giáo dục có liên quan trong việc khen thưởng và khiển trách

Vận dụng các phương pháp công tác Đội trong Liên đội và các hoạt động Đội: 

Có thể nói trong bất kỳ một hoạt động nào của Liên đội, cũng như những hoạt động do Liên đội đứng ra tổ chức, phụ trách đều có thể vận dụng những phương pháp nêu trên, vì vậy người phụ trách Đội cần tìm hiểu những phương pháp này và vận dụng, suy ngẫm trong những tình huống phù hợp. Đây chính là kim chỉ nam, là phương hướng hành xử theo tinh thần lời hứa của thành viên Liên đội. 

Ví dụ trong việc tổ chức hoạt động 3 tháng cho một chi đội hay một đội (một trong những yêu cầu của chương trình bậc 1): 

Vận dụng phương pháp 1 (hoạt động tập thể mang tính xã hội hữu ích) và phương pháp 2 (trò chơi và vui chơi) để đưa ra chương trình hoạt động trong 3 tháng. Các hoạt động trong 3 tháng có thể có : 

- Hoạt động bên ngoài (hay công tác chung, theo sự phân công của Liên đội hay tự đề cử)

- Hoạt động nội bộ chi đội (nhằm thúc đẩy tinh thần của đội, phát triển các kỹ năng cá nhân)

- Rèn luyện chuyên môn 

Hoạt động bên ngoài Liên đội có thể bao gồm các hoạt động hỗ trợ hoạt động Nhà Thiếu Nhi, hoạt động Hội Đồng Đội và hoạt động do Liên đội phối hợp với các đơn vị khác hay trực tiếp hỗ trợ các đơn vị khác thực hiện (chẳng hạn trại ở trường). Tự thân các hoạt động này đã có những ý nghĩa nhất định về mặt xã hội nói chung hay tổ chức Đội nói riêng, người phụ trách chỉ cần nêu rõ các ý nghĩa này cho TV của mình được biết khi tham gia. Ngoài ra hoạt động bên ngoài Liên đội cũng có thể do chính chi đội đề ra, chẳng hạn tổ chức vui chơi trung thu / giáng sinh cho thiếu nhi (mở rộng), hay đi thăm một mái ấm, nhà mở (hoạt động Đoàn viên hàng năm) từ đó thiết lập mối quan hệ và hỗ trợ thường xuyên, hay Liên đội cũng có thể giao lưu kết nghĩa với các trường ở ngoại thành, tổ chức sinh hoạt Đội hàng tháng cho các trường đó. Đây là những hoạt động dựa trên thế mạnh của Liên đội, là tổ chức vui chơi cho thiếu nhi. 

Hoạt động bên ngoài Liên đội cũng có thể bao gồm các hoạt động nằm trong các chương trình, phong trào do tổ chức Đội hay tổ chức Đoàn, Hội LHTN, Hội SV tổ chức như chiến dịch Hoa Phượng Đỏ (dành cho học sinh cấp 3), chiến dịch Mùa Hè Xanh (dành cho sinh viên), một chiến dịch tương tự dành cho học sinh cấp 2 (nếu có, hay Liên đội khởi động), các phong trào Đội trong năm học... Tất cả đều có những ý nghĩa xã hội, hữu ích và mang tính giáo dục cao cho TV. 

Công tác xã hội cũng là một trong những hoạt động bên ngoài Liên đội mà các chi đội có thể tham gia, chẳng hạn phối hợp với Đội công tác xã hội ở một trường, một địa phương nào đó tổ chức một hoạt động công tác xã hội, tuy nhiên cần lưu ý đến thế mạnh của Liên đội là hoạt động thiếu nhi.

Hoạt động nội bộ chi đội 

Là những hoạt động mang tính đặc thù hay phù hợp với lứa tuổi của chi đội, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho từng thành viên khi tham gia sinh hoạt. Phương pháp 2 cần được sử dụng nhiều trong việc tổ chức hoạt động chi đội. Trong môi trường Liên đội, trò chơi mang màu sắc tươi vui, nhưng không nhất thiết phải mang tính đùa giỡn, và càng không phải mang tính "trẻ em hóa" đối với những bạn ở lứa tuổi thanh niên.

Các hình thức sinh hoạt ở chi đội có thể như sau: 

- Phát triển các kỹ năng xã hội thông qua các trò chơi, nói chuyện chuyên đề, sưu tầm và thuyết trình

- Hỗ trợ học tập (tổ chức nhóm tự học)

- Phát triển mối quan hệ thành viên - chi đội - gia đình thông qua việc thăm viếng nhà thành viên, tổ chức tìm hiểu địa phương xung quanh mình

- Phát triển các kỹ năng cá nhân về mặt nghệ thuật và thể thao: âm nhạc, điện ảnh, giao tiếp, thể thao...

- Phát triển các kiến thức xã hội: các vấn đề thời sự

- Hướng nghiệp (phù hợp với từng lứa tuổi) 

Phương pháp "trò chơi và vui chơi" đối với các nội dung này được thể hiện trong môi trường hoạt động Đội ở chỗ mỗi nội dung hoạt động được thiết kế thành những trò chơi, những cuộc thi. Thông qua việc chuẩn bị và tham gia vào những trò chơi, những cuộc thi đó thành viên có cơ hội tìm hiểu và bổ sung kiến thức cho mình, cũng như có cơ hội mở mang sự hiểu biết, óc quan sát và phát triển các kỹ năng xã hội hay kỹ năng sống cho tập thể và bản thân (làm việc theo nhóm, tính cách cá nhân...) 

Bản thân những trò chơi, những cuộc thi này ngoài tính chất vui chơi đều cần có những ý nghĩa và cần được nắm kỹ bởi những thành viên tổ chức đồng thời truyền đạt tới những người tham gia. Sự lâu dài của một chương trình hay một phong trào nào cũng đều bắt nguồn từ ý nghĩa của nó. Trong Liên đội đã có rất nhiều thử nghiệm cho những hoạt động mới và có những hoạt động đã chứng tỏ được sức sống của mình qua nhiều năm tổ chức như trại "Về nguồn" của chi đội Kim Đồng hay "Festival đoàn viên" của chương trình hoạt động Đoàn viên trong hè.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×