Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giun đất có phản ứng như thế nào khi kích thích tại một điểm bất kì trên cơ thể

Bài 26 &27. Cảm ứng ở động vật
Câu 1: Giun đất có phản ứng như thế nào khi kích thích tại một điểm bất kì trên cơ thể ?
    A. Phần đuôi phản ứng.                  B. Toàn thân phản ứng.
    C. Điểm đó phản ứng.                     D. Phần đầu phản ứng.
Câu 2: Hệ thần kinh dạng ống gồm
     A. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

     B. não bộ và dây thần kinh não.
     C. tủy sống và dây thần kinh tủy.

     D. não bộ và tủy sống.
Câu 3: Tổ chức thần kinh bắt đầu xuất hiện từ ngành
     A. Ruột khoang.         B. Giun dẹp.          C. Giun tròn.         D. Chân khớp.
Câu 4: Cảm ứng của động vật là:
     A. Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát
triển.
     B. Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
    C. Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
    D. Phản ứng đới với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

Câu 5: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:
   A. Duỗi thẳng cơ thể.                                    B. Co toàn bộ cơ thể.
   C. Di chuyển đi chỗ khác.                            D. Co ở phần cơ thể bị kích thích.
Câu 6: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do:
   A. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
   B. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.
   C. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.
    D. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể.
Câu 7: Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện?
     A. Thường do tuỷ sống điều khiển.                  B. Di truyền được, đặc trưng cho loài.
     C. Có số lượng không hạn chế.                        D. Mang tính bẩm sinh và bền vững.

Câu 8: Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?
     A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
     B. Không di truyền được, mang tính cá thể.
     C. Có số lượng hạn chế.
     D. Thường do vỏ não điều khiển.
 

Tự Luận: Tự tìm hiểu tập tính của 1 loài về: sinh sản, săn mồi, bẩm sinh, học được.v.v và nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của loài đó như: nhiệt độ, PH, thức ăn, nơi ở, di truyền.

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.229
1
0
Giang Bùi
23/03/2020 21:26:41
1B 2A 3A 4B 5B 6A 7C 8C

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Giang Bùi
23/03/2020 21:27:24
đanh giá+ tích điểm nha
1
0
Giang Bùi
23/03/2020 21:44:05
Tập tính xã hội của loài gà 
- TT thứ bậc sông thành đàn,
 Các cá thể gà trong đàn sẽ giành giật nhau chiếm ưu thế, thiết lập ra cái gọi là "tôn ti xã hội", trong đó những cá   thể ưu thế có đặc quyền tiếp cận thức ăn và địa điểm làm tổ. Việc gà trống hoặc gà mái mất khỏi đàn sẽ phá vỡ   trật tự này một thời gian ngắn cho đến khi một tôn ti mới được thiết lập. Việc bổ sung gà mái - đặc biệt là gà trẻ -   và đàn có sẵn có thể dẫn đến đánh nhau và thương tích. Khi gà trống tìm ra mồi, nó sẽ cục tác, nhặt thức ăn và   thả xuống, gọi các gà khác đến ăn trước. Tương tự, có thể quan sát thấy hành vi này ở gà mẹ khi chúng gọi gà   con đến ăn.Gà trống thường gáy to vào buổi sáng. Tiếng gáy của gà trống (thường có âm lượng lớn, thỉnh   thoảng  gây chói tai) còn là tín hiệu thông báo cho các gà trống khác về lãnh thổ. Tuy nhiên, gà có thể gáy khi bất   ngờ bị phá rối. Gà mái cục tác ầm ĩ sau khi đẻ trứng và khi gọi gà con. Gà cũng có "tiếng kêu cảnh báo" âm   lượng  thấp khi chúng cho rằng có sự xuất hiện của loài ăn thịt

TT kiếm ăn: dùng chân, mỏ và mõng để tìm kiếm và tiêu diệt con mồi

TT sinh sản Gà mẹ tìm ổ, đẻ trứng và ấp, khi đc 21 ngày gà mẹ nhẹ nhàng kêu cục tác để kích thích gà con mổ vỏ chui ra.


Nhân tố ảnh hưởng

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến gà
Nhiệt độ úm gà lúc mởi nở khoảng 33ºC, sau mỗi tuần giảm 2 độ và sau 4 tuần đến khi xuất bán còn khoảng 21ºC là thích hợp cho khả năng sinh trưởng và mọc lông. Còn ở gà nuôi để khai thác trứng sau 8 tuần tuổi nhu cầu nhiệt độ khoảng 18º C (thấp hơn gà nuôi thịt).

Ảnh hưởng của ánh sáng đến gà Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lấy thức ăn, sinh trưởng và sức đẻ trứng của gà cho nên nếu khu vực nuôi có nhiều cây cối quá rậm rạp và có nhiều tán cây to um tùm thì chúng ta nên tỉa bớt những cành không cần thiết sao cho thoáng mát, gà dễ tìm sâu bọ, dế, trùn đất… để làm nguồn thức ăn bổ sung. Tổng thời gian chiếu sáng cho gà thịt từ 1 ngày dến 4 tuần khoảng 20-24 giờ và 10-18 giờ cho gà từ 5 tuần đến xuất bán; đối với gà nuôi đẻ trứng từ 9 đén 21 tuần cần khoảng 8-14 giờ và sau 21 tuần cần 12-16 giờ.

Ảnh hưởng của ẩm độ đến gà Gà con rất nhạy cảm với ẩm độ cao, cho nên chúng ta cần thông thoáng tốt. Bình thường ẩm độ trong chuồng nuôi khoảng 60-70%.

Thông thoáng Thông thoáng tốt giúp cung cấp đầy đủ lượng oxy cho gà, thải khí độc (NH3, H2S…) ra khỏi chuồng nuôi, kiểm soát được ẩm độ và nhiệt độ trong chuồng nuôi, đồng thời còn giúp kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên ở gà con trong một tuần đầu rất cần được giữ ấm cho nên cần che chắn chuồng nuôi khỏi mất nhiệt khu vực úm. Trong trường hợp điện bị cắt(cúp điện) nên mở rèm che chuồng nuôi ra ngay để gà khỏi bị ngộp và giẫm đạp lẫn nhau, rồi tiếp theo chúng ta mới tìm cách xử lý mất điện. Sau khi úm được 1 tuần có thể chúng ta tháo rèm che để chuồng nuôi được thông gió với tốc độ khoảng 0,2 m/giây là được, để chuồng nuôi không bị ẩm thấp làm cho gà chậm lớn và dễ bị bệnh.

Mật độ Mật độ nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của gà. Khi mật độ nuôi thích hợp gà tăng trưởng tốt và ít nhiễm bệnh. Mật đô gà nuôi (lồng, sàn) từ 1 ngày đến 2 tuần tuổi từ 40-50 gà/m² và từ 3-4 tuần tuổi khoảng 20-25 gà/m². Sau 4 tuần có thể thả gà ra vườn với mật độ 2-3 m²/gà(tuyệt đối không thả rong gà). Tuy nhiên, trong một đợt nuôi để dễ quan sát quản lý được đàn gà chúng ta nên chia diện tích chuồng thả ra thành từng khu (quây lưới nylon) và cứ nuôi luân chuyển nhau để khai thác và tận dụng tốt nguồn thức ăn tự nhiên

Thức ăn Thực phẩm gia súc là một trong 5 yếu tố căn bản trong chăn nuôi tại Việt Nam. Lợi nhuận của trại chăn nuôi không thể không gắn liền với một khẩu phần thực phẩm chất lượng.

0
0
Ngưu Tử
05/07/2020 15:55:40
+2đ tặng
1B 2A 3A 4B 5B 6A 7C 8C

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×