Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn 6-8 câu kể về việc học tập của em trong giai đoạn nghỉ phòng bệnh Covid-19

Viết đoạn văn 6-8 câu kể về việc học tập của em trong giai đoạn nghỉ phòng bệnh Covid-19.Gạch chân dưới hai động từ trong đoạn văn

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
582
2
4
MÌNH KHÔNG MAY MẮN
28/03/2020 10:39:33

Đại dịch Corona gần đây đã trở thành đại dịch toàn cầu với mức lây lan nhanh đến chóng mặt. Sự bùng phát nguy hiểm của Corona chủng mới này đã là một vấn đề đáng quan ngại. Tính đến ngày 5/2, có 549 ca tử vong và trên hai mươi ngàn ca bệnh được xác nhận trên hai mươi nước. Hầu hết các vụ lây nhiễm xảy ra tại Trung Quốc, chủ yếu ở tỉnh Hồ Bắc. Cho đến nay, không có ca nào được xác định tại Châu Phi hay Châu Mỹ Latinh. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói khoảng 80% những người chết vì virus trên 60 tuổi và 75% những người này có bệnh từ trước.
Theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam đến sáng 1/2, số người nhiễm nCoV ở Việt Nam là 6 trường hợp, 2 người Trung Quốc (1 người đã được chữa khỏi) và 4 người Việt Nam đang được chữ trị và cách ly.
Đứng trước sự nguy hiểm của loại vius này, người dân cảm thấy vô cùng lo lắng, bộ y tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang để phòng ngừa vì vậy mọi người đã đổ xô tìm mua khẩu trang khiến mặt hàng này bỗng chốc trở nên khan hiếm hơn.
Ấy vậy mà khi nhìn thấy sự lo ngại của người dân về đại dịch, nhiều người đã lợi dụng nhu cầu người dân để tăng giá bán mặt hàng khẩu trang và thuốc men hòng trục lợi. Đây là hành động không thể chấp nhận được.
Khi con virus Corona chủng mới chưa kịp bùng phát thành đại dịch ở Việt Nam thì những con người ở đây đã được nhìn thấy một con virus nguy hiểm hơn đã và đang tồn tại từ lâu. Nó không cướp đi tính mạng của con người nhưng ăn mòn cái quan trọng nhất của con người đó là "Lương tâm". Con virus đó chính là "tham lam". Tiền không làm được tất cả nhưng có những người sẵn sàng làm tất cả vì tiền. Tăng giá bán sản phẩm chưa bao giờ nằm trong phạm trù đạo đức như lúc này, những gian thương đã tăng giá bán của các loại khẩu trang gấp 5, gấp 6 lần giá bình thường thực sự là quá mức tưởng tượng.

Tính mạng là quan trọng nên nhiều người vẫn sẵn lòng bỏ ra chừng ấy tiền để bảo vệ chính bản thân mình nhưng đâu phải ai cũng có đủ dư giả để cảm thấy một hộp khẩu trang 300, 500 ngàn là một cái giá trả được. Lấy ví dụ như những người nghèo, mỗi ngày họ làm việc cật lực chỉ kiếm được 50 - 60 ngàn, vậy là một hộp khẩu trang có giá tới hơn 5 ngày mồ hôi sôi nước mắt của họ. Khẩu trang không đáng mấy với tính mạng con người nhưng cũng không đáng với cái giá đó. Rồi có khi những người nghèo ấy, họ không đủ nhận thức và hiều biết để thấu hết sự nguy hiểm của sự lây lan của virus này nên khi biết giá đã quay đầu ra về rồi sau này họ lây phải dịch bệnh, lây cho xã hội, liệu có phải những gian thương kia phải chịu một phần trách nhiệm?

Đáng nói hơn những nơi bán khẩu trang y tế thường là các tiệm thuốc. Người ta nói "lương y như từ mẫu" nhưng có "từ mẫu" nào lại đi kiếm lợi trên mạng sống của con mình hay không? Những người bán các loại thuốc được làm ra để chữa bệnh ấy đáng ra phải là những người đi tuyên truyền dịch bệnh cho người dân thêm hiểu biết vậy mà họ đã làm gì? Một câu hỏi xin phép được đặt ra ở đây đó chính là liệu bình thường họ bán thuốc có đúng với lương tâm đạo đức hay không? Không phải đánh đồng tất cả mọi hiệu thuốc hay những điểm bán khẩu trang nhưng hiện trạng số đông người đang tăng giá khẩu trang đúng vào mùa dịch thực sự là một hành vi đáng lên án. Hành vi đó của họ có thể biến một cơn dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát trở nên mất kiểm soát. Chính họ sẽ ra sao khi kiếm được thêm vài đồng bạc trên xương máu đồng bào để rồi chính mình cũng sẽ bị mắc căn bệnh đó? Gia đình, người thân cũng mắc phải? Lúc đó hối hận cũng đã quá muộn màng. Không thể biện minh rằng họ thiếu nhận thức về tai hoạ hoàn toàn có thể xảy ra này bởi vì họ đều là những con người có kiến thức về y học, biết mà vẫn làm mới đáng để vạch tội. Biết mà vẫn làm mới thấy được lòng tham lấn át lương tâm con người đến mức nào.

Chưa dừng lại ở đó, trong cơn sốt tăng giá khẩu trang này, khi bị dư luận chỉ trích một số chủ hiệu thuốc đã quyết định không bán mặt hàng khẩu trang và còn kêu gọi những nơi khác làm như vậy. So với việc tăng giá, đây mới là hành động cần được lên án nặng nề. Họ cho rằng bị nói như vậy là quá lời trong khi chẳng chịu nhìn lại xem vì sao dư luận lại chỉ trích? Tưởng tượng xem một ngày bạn nhận ra mình hết khẩu trang và muốn mua, các hiệu thuốc không chịu nhập bán mặt hàng này, bạn đi ra đường với gương mặt không chút che chắn, virus sẽ tấn công bạn bất cứ lúc nào. Liệu khi các chủ hiệu thuốc hành xử như vậy có nghĩ đến hậu quả cho xã hội và chính bản thân mình. Những hành động như thế không chỉ phản ánh vấn đề về đạo đức mà còn là về cả giáo dục. Họ đã học được những gì về sự nguy hại của bệnh tật để rồi mở các hiệu thuốc, để rồi hành xử thiếu nhân đạo đến vậy sao?

Việc tăng giá bán khẩu trang đã khiến làn sóng dư luận phẫn nộ, cơ quan các ngành liên quan vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này một cách thẳng tay. Dù giá khẩu trang đang dần ổn định trở lại nhưng trong mắt người dân, hình tượng về nhưng "lương y" bán thuốc đó hẳn là chưa thể trở về như ban đầu nhanh đến thế được. Không chỉ khẩu trang, thậm chí trong tình thế này thuốc men cũng là một mặt hàng bị một số nơi đẩy giá. 

Xin đừng hỏi những người dân vì sao có cái nhìn lệch lạc về các chủ tiệm thuốc như hiện nay, hãy hỏi chính bản thân mình đã làm gì với người dân trong tình thế dầu sôi lửa bỏng.

Tuy vậy, bên cạnh những người trục lợi trên mồ hôi nước mắt của người dân vẫn có những lương y thực thụ đang ngày đêm giúp người dân hiểu thêm về bệnh dịch, thậm chí có những người đã bỏ tiền túi ra để phát khẩu trang miễn phí nhằm mở rộng hiểu biết cho mọi người về đại dịch.

 Hãy nhớ tới một đại dịch khác bùng nổ năm 2003 có tên SARS còn được biết đến với tên Hội chứng hô hấp cấp tính nặng. Dịch này bùng phát đầu tiên cũng ở Trung Quốc sau đó lan ra 37 quốc gia khác nhau khiến 8422 ca nhiễm bệnh và 915 trường hợp được ghi nhận tử vong. Bệnh viện Việt Pháp năm ấy được xem là nơi có con quỷ SARS đang trú ngụ nhưng những nhân viên y tế và bác sĩ ở đây bằng y đức của mình đã nỗ lực hết sức, tự cách ly bản thân không được phép về nhà và rồi đặt mình vào vòng nguy hiểm bất chấp có thể chết vì căn bệnh ấy bất cứ lúc nào. Việt Nam được biết đến là một trong những nơi ngăn chặn được sự bùng phát của SARS đầu tiên đó là nhờ những anh hùng mang áo bloues trắng, người dân Việt Nam đã ngậm ngùi đau xót khi phải nhìn 6 người hùng bị con quỷ SARS đưa đi mãi mãi. Điều đó giờ đây cũng đang diễn ra tương tự ở Trung Quốc khi một bác sĩ trẻ đã đột quỵ do làm việc tới lao lực. Nhìn vào vấn đề nào cũng nên xét vào nhiều khía cạnh khác nhau, đại dịch bùng phát, chúng ta đừng chỉ nhìn vào cái xấu của xã hội để lên án mà quên đi công lao của những người hùng không mặc áo choàng ấy. Xã hội này, trong những vệt đen của đạo đức vẫn có những người mang đến vệt nắng ấm áp đến với chúng ta.

Trước tình cảnh như thế, chúng ta ai cũng rất lo ngại. Và một việc làm tất nhiên đó là sắm sửa cho mình những vật dụng cần thiết để chống dịch. Khẩu trang, thuốc sát trùng, thuốc nhỏ mắt là những ưu tiên hàng đầu. Nhận thức được điều đó, các chủ cửa hàng và doanh nghiệp cung cấp nhũng mặt hàng trên đã bắt đầu đẩy giá sản phẩm của mình lên cao với suy nghĩ “ Bệnh dịch nguy hiểm thế này, cho dù có đắt mấy thì cũng phải mua thôi”. Đúng. Hầu hết mọi người, cho dù biết là giá cả không phù hợp nhưng vẫn phải xót xa chi một khoản tiền lớn để bảo vệ mình.

Nhưng có lẽ, họ cũng chỉ nghĩ được đến thế. Họ không đặt mình vào là người mua hàng! Họ chỉ biết là họ nhập khẩu trang vào với giá tốt, và bán ra với giá đắt là họ thông minh, biết nắm bắt cơ hội. “ Cũng giống như trò chơi chứng khoán thôi mà” – một lời biện minh thật khó nghe và khó chịu. Trong cuộc sống, việc biết nắm lấy cơ hội là việc tốt, nhưng không phải là để trục lợi cho mình. Hiện tượng tăng giá này không chỉ xuất hiện tại Việt Nam mà ngay cả bên Trung Quốc cũng tồn tại. Tôi tự hỏi: Tinh thần yêu nước, yêu đồng bào, không phải để chúng ta dùng trong lúc này sao? Tại sao trong khó khăn gian nan, “mối quan hệ giữa người với người trong cùng một quê hương” lại trở thành mối quan hệ sa sút như thế? Đó chính là có những người không biết quan tâm, giúp đỡ người khác, mà chỉ biết cho bản thân và gia đình của mình. Thật đáng buồn.

Tình cảnh như thế khiến cho người dân chúng ta rất khổ sở. Người thì xót xa chi tiền, còn có những người không dám mua nhiều, đi mua khẩu trang chi dám mua vài cái. Tình trạng tương tự xảy ra ở Trung Quốc. Một người cảnh sát khi nhìn thấy một người phụ nữ trên xe buýt không có khẩu trang đã đưa khẩu trang dự bị từ đơn vị của mình cho bà dùng. Người phụ nữ đã rất xúc động và biết ơn anh. Vậy mới hiểu, tình cảnh người dân khốn khổ thế nào! 

Vài hôm trước, lướt trên mạng xã hội, nhất là Facebook, đâu đâu cũng thấy bài đăng bán khẩu trang với những mức giá cực đa dạng, người dân hoang mang, cũng không biết chất lượng khẩu trang thế nào. Mọi người đua nhau bán và tăng giá khâu trang như là một “xu thế” mới. Nhưng họ nghĩ tới cái lợi trước mắt nhưng không suy nghĩ lâu dài: rằng sau đợt dịch, mọi người có còn tin tưởng họ không, họ có còn uy tín để tiếp tục kinh doanh hay không? Cuối cùng, họ đã từng nghĩ cho biết bao người đang phải lo sợ chiến đấu với bệnh dịch hay chưa?

Nhưng thật may mắn, bên cạnh những con người ích kỉ, vẫn còn biết bao những người nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Tại Trung Quốc, có rất nhiều người dân đã tới đồn cảnh sát, để lại những hộp khẩu trang, tiền nhằm giúp đỡ cho vùng dịch Vũ Hán. Có một điểm chung là hình ảnh của họ chỉ được ghi bằng camera an ninh tại đồn cảnh sát, và họ chỉ vội đưa đến, không có bất kì hành động nán lại để ghi công, thể hiện mình. Bản thân chúng ta, không thể không thầm ca ngợi khi chứng kiến những cảnh thé này. Việt Nam cũng thế, rất nhiều người đã tình nguyện phát khẩu trang miễn phí, tại các thành phố lớn, như thành phố Hồ Chí Minh. Và trong khi mọi cửa hàng đua nhau trục lợi thì vẫn có những cửa hàng được yêu mến: “ Mọi người cứ từ từ, nhà em bán khẩu trang đúng giá”

Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã xử phạt nghiêm trọng với những hành vi phạm pháp này, nếu người mua hàng còn giữ hóa đơn thì có thể mang đến để xác minh và lấy lại số tiền đã bị gian lận. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là nhà nước vì dân, luôn đứng ra bảo vệ nhân dân trong mọi trường hợp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×