Viết đoạn văn nói về anh bộ đội cụ hồ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tôi nhớ mãi những ngày mình còn nhỏ, lon ton theo mẹ đến trường mẫu giáo, hát không rõ lời, tôi đã rất thích nghe những câu: “Em thích làm chú bộ đội, bước một hai, chân bước một hai, một hai…” hay “Vai chú mang súng mũ cài ngôi sao đẹp xinh, đi trong hàng ngũ chú hành quân trông thật nhanh, chú bộ đội, chúng cháu yêu chú lắm…”. Trong đầu óc non nớt của tôi hiện lên hình ảnh chú bộ đội thật oai phong, lẫm liệt và cũng thật đáng yêu. Theo năm tháng tôi lớn lên nhưng hình ảnh chú bộ đội tôi được biết qua những vần thơ, những câu hát mà cô giáo dạy vẫn mãi mãi khắc ghi trong tâm trí tôi.
Thế rồi lên cấp 2, cấp 3, được học lịch sử, tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học, tôi mới hiểu sâu hơn về “anh bộ đội Cụ Hồ”. Tôi hiểu rằng trải qua hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mỗi ngọn núi, dòng sông, mỗi đường phố, xóm làng đều ngời sáng chiến công, mỗi làng quê thôn xóm trên khắp đất nước Việt Nam đều có những người con trở thành "Bộ đội Cụ Hồ", đều có những anh hùng, liệt sĩ hi sinh cho quê hương. . . Cả một chặng đường dài hi sinh, chiến đấu quên mình và chiến thắng vẻ vang, lớp lớp các thế hệ chiến sĩ quân đội nhân dân đã lập biết bao chiến công vang dội trong các cuộc kháng chiến cứu nước giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tôi cảm phục những tấm gương chiến sĩ anh dũng hi sinh. Nào Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo… Một tiểu đội trưởng bị thương nặng không nói được, chỉ viết ra giấy bằng máu của mình: còn một người cũng phải đánh. Một người lính bị thương cụt cả hai chân vẫn lết lên chiến hào đòi đánh giặc. . .
Đặc biệt, tôi thích những hình ảnh đẹp đẽ của anh bộ đội cụ Hồ qua những câu thơ: “ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều,
bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo,
núi không đè nổi vai vươn tới,
lá ngụy trang reo với gió đèo”
“Những chiến sĩ biên phòng/ Đứng chon von dưới trời cao biên giới/ Chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi”…
Và cứ thế, theo thời gian, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ càng hiện lên lung linh, đẹp đẽ trong trái tim tôi. Tôi càng ý thức sâu sắc hơn và đầy đủ hơn vai trò của người lính Cách mạng cũng như những phẩm chất tốt đẹp của các anh. Khi tôi trưởng thành, được làm dâu trong một gia đình giàu truyền thống Cách mạng, tôi lại có dịp hiểu hơn về những người lính Cụ Hồ. Bố chồng tôi là người đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Ông đã từng là chiến sĩ Cách mạng gan dạ, dũng cảm, là chỉ huy giỏi. Ông đã được tặng thưởng huân chương kháng chiên chống Pháp và chống Mĩ hạng Nhất. Mẹ chồng tôi tuy sức khỏe yếu nhưng cũng tích cực tham gia kháng chiến, và đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước hạng nhất. Hòa bình trở lại bố, mẹ tôi phục viên tiếp tục tham gia công việc Nhà nước cho đến ngày nghỉ hưu. Mặc dù trên lĩnh vực công tác nào bố. mẹ tội luôn luôn giũ vững bản chất người lính Cụ Hồ, vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bố mẹ tôi đã truyền cho các anh chị tôi tinh thần cách mạng, giáo dục cho họ những phẩm chất tốt đẹp của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam. Noi gương bố mẹ, ba anh trong gia đình chồng tôi đều đã lần lượt đứng hàng ngũ của người lính Cụ Hồ, cầm chắc cây súng làm tròn trách nhiệm của mình để góp phần bảo vệ quê hương, đất nước. Trong đó người mà tôi kính phục nhất là anh Hoàng Ngọc Chí, anh là con trai thứ ba trong gia đình, tuy chưa đến tuổi nhưng vẫn cố gắng tìm mọi cách được nhập ngũ. Theo lời kể của mẹ tôi, vào năm 1979, khi tiếng súng bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra, anh Chí mới 16 tuổi, đang học cấp 3(hệ 10 năm). Thế nhưng, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, anh bỏ học, viết đơn bằng máu và khai man tuổi để được lên đường đánh giặc. Ngày cầm tờ giấy gọi nhập ngũ, anh sung sướng vô cùng. Gác lại chuyện học hành, anh khoác ba lô lên đường. Nhìn chiếc ba lô to bè trên đôi vai gầy guộc của anh mà mẹ tôi rơm rớm nước mắt. Thương con lắm nhưng bố mẹ tôi tôn trọng quyết định của anh bởi họ hiểu rằng: Đất nước đang cần những người con như thế: Yêu nước, dũng cảm, can trường.
Những ngày trên thao trường tuy sức vóc bé nhỏ hơn mọi người nhưng anh của tôi tập luyện chẳng thua kém ai. Những ngày trên chiến trường, anh đã chiến đấu với tinh thần quả cảm, được cấp trên nhiều lần biểu dương, khen ngợi. Chiến tranh biên giới kết thúc, anh được đơn vị giữ lại. Làm người lính chuyên nghiệp, anh tiếp tục sự nghiệp học hành. Vừa làm, vừa học, nhưng anh vẫn học giỏi và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đơn vị giao, và đã từng giữ các chức vụ chỉ huy trong quân đội. Hiện nay anh đang đảm trách chỉ huy một Trung đoàn đóng quân ở Thái Nguyên và lập gia đình ở đó. Vợ anh cũng cùng chung “chiến hào” với anh. Xa nhà, công việc bận rộn nên vài ba năm anh mới nghỉ phép về quê. Bố mẹ tôi không bao giờ buồn phiền vì điều đó. Mỗi lần anh về, tôi lại thấy anh là một “bộ đội- nông dân” chính hiệu. Anh dành hết tất cả mọi việc trong gia đình, mà việc nào anh làm cũng khéo léo nên ai cũng thích. Riêng tôi thích nhất là được nghe anh kể những câu chuyện trên chiến trường anh đã tham gia, những câu chuyện đầy xúc động về sự hy sinh anh dũng, về cuộc sống vô cùng cam go, thiếu thốn của người lính nơi biên cương, hải đảo của đồng đội anh…Những câu chuyện ấy đã góp phần giúp tôi thổi hồn vào những bài giảng cho học sinh, nhắc nhở tôi phải sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước, phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh biết trân trọng cuộc sống hôm nay, trân trọng những gì mà mình đang có, biết ơn cha ông mình đã đổ biết bao máu, xương để mang lại cuộc sống no ấm như ngày hôm nay. Qua đó, giáo dục cho thế hệ trẻ có ý thức, trách nhiệm với tương lai của đất nước, xứng đáng với truyền thống của quân, dân Khu 4 anh hùng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |