LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẳm những ngôi sao xa xôi của le minh khuê

vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẳm những ngôi sao xa xôi của le minh khuê . hãy liên tưởng đến thực tế trách của thế hệ thanh niên trong vc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình hiện nay 
      viết văn nghị luận nha mn giúp mk vs 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
259
2
0
Nguyễn Thị Thảo
05/04/2020 10:25:20

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (1971) được sáng tác ngay giữa những tháng ngày khốc liệt, cam go của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bằng những trải nghiệm và hiểu biết của mình về cuộc sống những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, nhà văn Lê Minh Khuê đã khắc họa một cách hấp dẫn và xúc động về ba cô gái thuộc tổ trinh sát mặt đường như những đại diện tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh.

Thảo, Nho và Phương Định là linh hồn của truyện, ba nhânvật vừa có những điểm chung vừa có những nét riêng đầy ấn tượng. Chung hoàn cảnh sống, chung nhiệm vụ chiến đấu, chung vẻ đẹp trong sáng, phẩm chất anh hùng và chung những nét tâm lý đáng yêu nữ tính, điểu đó giúp họ trở thành một khối thống nhất. Trước hết, họ cùng nhau chia sẻ hoàn cảnh sống khắc nghiệt, mọi sinh hoạt đểu diễn ra trong một hang núi dưới chần cao điểm. Nhìn rộng ra, đó chỉ là một điểm sống mong manh giữa vùng trọng điểm chết chóc của tuyến đường Trường Sơn. Mặt khác, không giống những cô gái nép mình trong phòng khuê của văn học trung đại, ba cô thanh niên xung phong gánh vác nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm là trinh sát mặt đường. Cụ thể hơn “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Không đối đầu trực tiếp với kẻ thù nhưng nhiệm vụ của các cô vô cùng nguy hiểm. Họ đối mặt với thần chết mỗi ngày mà “thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom”. Ba nhân vật được đặt trong bức tranh tuyến đường Trường Sơn khốc liệt, ở đó hàng ngày chỉ có “đất bốc khói, không khí bàng hoàng”, “máy bay rít, bom nổ’. Và đương đẩu với nó, con người ta phải “thẩn kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa”…

Hình ảnh những cô gái trinh sát băng mình trên tuyến đường khốc liệt cũng chính là hình ảnh cả dân tộc Việt Nam vươn mình qua tăm tối để đi vững con đường lịch sử của mình. Những tưởng ở nơi chết chóc, nỗi sợ hãi sẽ thống trị; ở nơi hoang tàn, tâm hổn sẽ cằn khô. Nhưng không, ba nhân vật khiến người đọc thấy xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất anh hùng và cả những nhịp điệu tâm hồn trẻ trung ở họ. Cả ba người đểu thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, thể hiện lòng dũng cảm phi thường và tình đồng đội gắn bó. Phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ thời chống Mĩ có khi được bộc lộ một cách giản dị và chân thực biết bao qua tinh thần chiến đấu của họ “Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lẩn. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lãn thứ hai?”. Tinh thẩn đồng đội là một trong những điểm chung đẹp đẽ ở những cô gái đang hi sinh những tháng ngày đẹp nhất tuổi thanh xuân giữa mịt mù bom đạn. Tình đồng đội được gắn kết bởi sự sát cánh bên nhau cùng thực hiện nhiệm vụ và sự thân thiết trong sinh hoạt hàng ngày. Nổi bật nhất, tình đồng đội bộc lộ trong tình huống Nho bị thương ở gần cuối truyện. Khi phát hiện Nho bị đất vùi vì sập hầm, Thao ngay lập tức hoảng hốt “chị vùng ra, mở mắt to, mờ trắng đi như không còn sự sống” và mất bình tĩnh vì lo lắng. Trong khi đó, Phương Định bình tĩnh hơn và chăm sóc được vết thương cho Nho vì không sợ máu. Dù là biểu hiện bên ngoài hay lo lắng bên trong, ở họ là tình đổng đội sâu sắc và chân thành. Bên cạnh đó, Thao, Nho, Phương Định đều là những cô gái trẻ trung, dễ xúc động, hay mơ mộng và nung nấu trong lòng những ước mơ. Sự trẻ trung thể hiện ngay trong cách gọi nhau tếu táo “những con quỷ mắt đen” khi cả gương mặt lấm lem chỉ có đôi mắt lấp lánh và nụ cười lóa lên, cách các cô vui đùa trêu chọc các anh lái xe. Nhưng nổi bật ở họ là tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và nhạy cảm, niềm vui trong trẻo của họ trong cơn mưa đá ở cuối truyện phần nào gợi cho ta hiểu được điểu đó.
Ba nhân vật vừa có những điểm chung đại diện cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ, vừa có những nét riêng thật khó quên và không bị nhầm lẫn với với nhân vật nào. Ta sẽ nhớ mãi một Thao có thói quen nhai bánh quy một cách bình tĩnh những lúc sắp xảy ra việc nguy hiểm, nhưng lại tái mét khi thấy máu, đôi lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót luôn thêu chỉ màu. Đó cũng lại là cô gái cương quyết trong công việc và lo lắng cháy lòng khi thấy Nho bị thương. Ta cũng sẽ không quên một Nho hiện lên ngộ nghĩnh như que kem trắng trong liên tưởng của Phương Định, và “da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quẩn áo đầy bụi” bị thương lúc sập hẩm, hay niềm vui hổn nhiên: “Nào, mày cho tao mấy viên nữa” khi tận hưởng cơn mưa đá. Nhưng Phương Định là nhân vật nổi bật nhất và được Lê Minh Khuê dụng công miêu tả
Người con gái Hà Nội xinh đẹp, mê ca hát và có ý thức về vẻ đẹp của bản thân “tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn…”. Ở Phương Định vừa có nét ngây thơ của cô thiếu nữ, vừa có những suy nghĩ thật đáng trân trọng “trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mủ” hay sự can trường của cô trong cảnh phá bom nguy hiểm. Toàn bộ cảnh vật, con người và không khí của truyện đểu được tái hiện qua điểm nhìn trong sáng, đáng yêu mà cũng rất đỗi rõ ràng, cương trực của Phương Định. Cô gái ấy cũng mang một trái tim giàu tình cảm luôn nhớ vể những kỉ niệm thân thương của gia đình và quê hương: “tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên hầu trời thánh phố…”. Tiếng reo cùng hành động “chạy ra, vui thích cuống cuồng” của cô gái trẻ giữa cơn mưa đá hồn nhiên thật khiến người đọc yêu mến và hiểu thêm giá trị của hai tiếng hòa bình.
Ba nhân vật Thao, Nho, Phương Định đã để lại ấn tượng đẹp và khiến người đọc cảm phục sâu sắc. Với ngòi bút chân thành, Lê Minh Khuê tái hiện những cô thanh niên xung phong bằng một cốt truyện đơn giản mà thấm thìa, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật nữ đầy tinh tế, ngôn ngữ trần thuật đối thoại tự nhiên và kể chuyện qua điểm nhìn nhân vật.
Chiến tranh đã qua đi nhưng dư âm thì còn lại mãi mãi. Điều lay động chúng ta nhất chưa hẳn là niềm kiêu hãnh về chiến công phi thường của một dân tộc đói nghèo đánh thắng đế quốc khổng lổ, mà chính là những người đã làm nên chiến công ấy như những cô thanh niên xung phong Thao, Nho, Phương Định. Họ là một phần của vô vàn những anh bộ đội cụ Hồ, cô thanh niên xung phong, bà mê' kháng chiến, em nhỏ liên lạc… những con người bình dị băng mình qua gian nguy và mất mát để làm nên màu xanh hòa bình của bầu trời hôm nay. Họ chiến đấu ở nơi xa xôi nơi cao điểm nhưng là những vì tinh tú lấp lánh và ý nghĩa. Và trong cuộc sống hòa bình ngày hôm nay, chúng ta có trở thành những vì tinh tú hay không? Và chúng ta đang ở đâu, đang làm gì cho cuộc đời thêm tươi đẹp? Không ai khác, chính tôi và các ban sẽ trả lời cho câu hỏi đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quách Trinh
05/04/2020 10:26:51
Trong đội ngũ cả dân tộc ra trận thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có sự góp mặt của một "binh chủng" đặc biệt: Thanh niên xung phong. Trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nối liền Bắc - Nam, lực lượng thanh niên xung phong có một vai trò hết sức quan trọng: tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom, bảo đảm cho con đường huyết mạch ấy luôn được thông suốt cho những đoàn quân, đoàn xe ra trận. Viết về Trường Sơn, không thể thiếu hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong - bởi chiếm số đông trong lực lượng này là nữ thanh niên. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp, chân thực, cao cả của các cô gái thanh niên xung phong, trong thơ Phạm Tiến Duật (Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây; Gửi em, cô gái thanh niên xung phong), Lâm Thị Mỹ Dạ (Khoảng trời - hố bom), Nguyễn Đình Thi (Lá đỏ), truyện ngắn của Đỗ Chu (Ráng đỏ), tiểu thuyết của Đào Vũ (Con đường mòn ấy)... Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê góp thêm những chân dung đẹp, chân thực và sinh động vào loại hình tượng nhân vật khá quen thuộc ấy của văn học một thời.
 
     Truyện kể về cuộc sống và công việc thường ngày của một tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái thanh niên xung phong tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm, giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính.
 
     Cũng như nhiều tác phẩm văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, truyện "Những ngôi sao xa xôi" đã làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh. Nhưng điều gì làm nên sức hấp dẫn riêng của truyện ngắn này, và cũng là đóng góp riêng của tác giả? Theo tôi, đó là nghệ thuật trần thuật và miêu tả tâm lý nhân vật.
 
     Truyện được trần thuật theo ngôi thứ nhất - nhân vật xưng tôi, Phương Định, cũng là một nhân vật chính. Lựa chọn cách kể như vậy, mọi hình ảnh và sự kiện, con người ở nơi trọng điểm ác liệt của chiến tranh sẽ được hiện lên qua cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Đồng thời, cách kể ấy cũng tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật qua những độc thoại nội tâm. Nhưng lựa chọn cách trần thuật này cũng là một thử thách không dễ với tác giả, vì người viết phải thực sự am hiểu nhân vật của mình và có khả năng hóa thân cao độ vào nhân vật xưng "tôi" trong truyện. Tác giả Lê Minh Khuê có thể làm được điều đó, thậm chí đã nhập vai nhân vật Phương Định một cách thuần thục, bởi vì nhà văn đã từng sống cuộc sống của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
 
     Sự lựa chọn vai kể như trên đi liền với một đặc điểm nữa trong nghệ thuật trần thuật của truyện. Đó là mạch truyện được triển khai theo dòng tâm trạng của nhân vật kể chuyện, không theo trình tự thời gian sự kiện, mà thường đan xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá khứ. Có thể coi, đó là kiểu cốt truyện tâm lý. Riêng ở phần cuối, truyện được kể tập trung vào sự kiện một lần phá bom của tổ trinh sát, rồi Nho bị thương, và đoạn kết là cảnh các cô gái hồn nhiên, háo hức trước một cơn mưa đá đến bất chợt giữa vùng trọng điểm.
 
     Thống nhất với sự lựa chọn vai kể như trên, truyện đã có một thứ ngôn ngữ và giọng điệu rất phù hợp với nhân vật. Truyện thường dùng các câu ngắn, loại câu kể xen với câu tả và cách diễn đạt rất gần với khẩu ngữ. Ví dụ đây là lời nhân vật Phương Định kể về công việc của các cô: "Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải là chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom". Mối hiểm nguy và sự căng thẳng luôn phải đối mặt với cái chết đã được các cô gái cảm nhận với sự bình tĩnh, không chút sợ hãi, qua cái giọng bình thản pha một chút hóm hỉnh, nhưng vẫn rất tự nhiên, không hề lên gân, cao giọng. Đấy đúng là ngôn ngữ của tuổi trẻ ở giữa chiến trường. Chúng ta nhớ đến chi tiết về cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật: "Em ở Thạch Kim sao lại đùa anh nói là Thạch Nhọn... Cái miệng em ngoa cho chúng bạn cười giòn".
 
     Truyện có ba nhân vật: Phương Định, Nho và Thao. Ba cô gái có nhiều nét giống nhau và họ là một tập thể nhỏ rất gắn bó, yêu thương nhau. Nhưng mỗi nhân vật vẫn là một cá tính, và đó chính là thành công của tác giả trong xây dựng nhân vật.
 
     Ba cô gái từ những miền quê khác nhau đến với con đường Trường Sơn, tại một vùng trọng điểm ác liệt và ở họ đều hình thành những phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong: Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hy sinh, tình đồng đội gắn bó. Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. Họ cũng thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường (Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát). Trong ba người thì Nho và Phương Định trẻ hơn nên cũng hồn nhiên và giàu mơ mộng, còn chị Thao lớn tuổi hơn nên những mơ ước và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Người tổ trưởng ấy chiến đấu rất dũng cảm, chỉ huy rất kiên cường nhưng lại rất sợ khi phải nhìn thấy máu và còn sợ cả vắt nữa. Phương Định là nhân vật kể chuyện, đồng thời cũng là nhân vật trung tâm của truyện. Ở nơi trọng điểm ác liệt, hàng ngày giáp mặt với hiểm nguy và cái chết, chiến đấu dũng cảm, nhưng ở cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, nhạy cảm, tâm hồn trong sáng và nhiều mơ mộng. Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá, hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui và cả tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Nhạy cảm, nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kỳ. Phương Định là cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát ("Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình, Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng").
 
     Phương Định là con gái Hà Nội vào chiến trường. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ, một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. (Để đỡ dài, văn bản truyện đưa vào sách giáo khoa đã lược đi nhiều đoạn hồi tưởng của nhân vật).
 
     Tâm lý nhân vật Phương Định được bộc lộ qua những lời kể, lời tự bạch một cách tự nhiên như lời trò chuyện với bạn đọc - một kiểu độc thoại nội tâm đơn giản. Đây là cảm giác của một người chạy trên cao điểm giữa ban ngày và giữa những loạt bom của máy bay địch. "Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang"
 
     Tâm lý nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: "Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước đi". Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: "Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành". Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom.
 
     Đoạn kết truyện cũng là một sáng tạo rất thành công của tác giả. Sau một trận chiến đấu của ba cô gái để phá bốn quả bom giữa vùng trọng điểm, căng thẳng, hồi hộp và cả sự lo lắng khi Nho bị sập hầm, bị thương, thì bất chợt một cơn mưa kéo đến, mà lại là một trận mưa đá. Cơn mưa ấy làm dịu cả bầu không khí ngột ngạt ở bên ngoài hang và cũng làm dịu mát tâm hồn ba côn gái sau những căng thẳng của một trận chiến đấu, nó đánh thức dậy sự hồn nhiên, vô tư của tuổi trẻ và gợi về những kỷ niệm tuổi thơ với những trận mưa nơi thành phố quê hương. Đến đây thì người đọc đã cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của "Những ngôi sao xa xôi" - vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng và tâm hồn trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong ở nơi trọng điểm ác liệt trên đường Trường Sơn, cũng là tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những ngôi sao lấp lánh một thứ ánh sáng không rực rỡ mà sáng trong, tưởng như xa mà lại rất gần. Trong văn học thời kỳ này, người ta đã dùng nhiều hình ảnh biểu tượng để thể hiện vẻ đẹp giản dị mà giàu chất lãng mạn của những nhân vật như thế: Mảnh trăng cuối rừng trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu, ráng đỏ trong truyện của Đỗ Chu, khoảng trời trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã được đưa vào tuyển tập "Nghệ thuật truyện ngắn thế giới" xuất bản ở Mỹ. Đó là một sự ghi nhận về thành công nghệ thuật của tác phẩm này.
 
     Đọc "Những ngôi sao xa xôi", tôi không thể nào không liên tưởng đến mười cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc. Tôi đã hơn một lần đến viếng mộ các cô ở nơi địa danh lịch sử ấy. Trên lưng chừng đồi trông xuống phía dưới là con đường, cách nơi ngã ba dẫn vào đường Trường Sơn năm xưa chừng 300 mét, mười nấm mộ xếp thành hai hàng ngay ngắn, như các cô vẫn đứng trong đội ngũ của một tiểu đội, dưới sự chỉ huy của tiểu đội trưởng Võ Thị Tần, chuẩn bị ra mặt đường làm nhiệm vụ. Trên mỗi bia mộ đều có gắn ảnh chân dung. Mười khuôn mặt trẻ trung, tươi sáng, mười cặp mắt trong trẻo, các cô sống mãi với tuổi hai mươi rất đẹp của một thời khốc liệt mà hào hùng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư