Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trên hình 1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với ba dây dẫn khác nhau

Câu 1:Trên hình 1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với ba dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R3 có giá trị là bao nhiêu?A. R3 = 240Ω B. R3 = 120Ω C. R3 = 400Ω D. R3 = 600ΩCâu 2:Câu phát biểu nào sau đây là đúng?Đối với mạch điện gồm các điện trở mắc song song thì:A. Cường độ dòng điện qua các điện trở là như nhau.B. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng nhau.C. Hiệu điện thế hai đầu mạch bằng tổng hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.D. Điện trở tương đương của mạch bằng tổng các điện trở thành phần.Câu 1: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng? Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kínA. lớn.    B. được giữ không đổi.    C. thay đổi.    D. nhiều.Câu 2: Trong các cách sau đây dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng (hình vẽ), cách nào đúng?A. Dịch chuyển con chạy của biến trở R.B. Đóng ngắt điện K.C. Ngắt điện K đang đóng, mở ngắt K.D. Cả ba cách trên đều đúng.Câu 3: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vìA. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.Câu 4: Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện làA. 5kV    B. 10kV    C. 15kV    D. 20kVCâu 5: Cuộn sơ cấp của máy biến thế cso 200 vòng, cuộn thứ cấp 4000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế làA. 120V    B. 240V    C. 380V    D. 220VCâu 6: Một tia sáng truyền từ ngoài không khí vào thủy tinh cso góc khúc xạ rA. lớn hơn góc tới i.B. nhỏ hơn góc tới i.C. bằng góc tới i.D. Cả ba phương án A. B, C đều có khả năng xảy ra.Câu 7: Trong hình vẽ, biết PQ là mặt phân cách giũa không khí và nước. I là điểm tới, IN là pháp tuyến. Hỏi cách vẽ nào biểu hiện đúng hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi đi từ nước ra không khí.A. Hình A    B. Hình B    C. Hình C    D. Hình DCâu 8: Tia sáng chiếu từ không khí vào nước, quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ nào là đúng?A. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.B. Góc tới bằng góc khúc xạ.C. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạD. Cả ba kết quả đều đúng.Câu 9: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló.A. đi qua tiêu điểm.B. cắt trục chính tại một điểm nào đó.C. song song với trục chính.D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.Câu 10: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 10(cm). Cho một ảnh thật cách thấu kính 20(cm). Vật sáng đặt cách thấu kính làA. d = 40cm    B. d = 20cm    C. d = 10cm    D. d = 6,67cmPhần tự luậnCâu 11: Máy phát điện gắn trên xe đạp (gọi là đinamô) có cấu tạo như thế nào? Nó là máy phát điện một chiều hay xoay chiều?Câu 12: Người ta truyền tải một công suất điện 440000W bằng một đường dây dẫn có điện trở 50Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 220000V. Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là bao nhiêu?Câu 13:Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, điểm A cách thấu kính một khoảng d = 2f (hình vẽ)a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ.b) Vận dụng kiến thức hình học tinh chiều cao h’ cảu ảnh và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm.Câu 3:Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, một dây có tiết diện S1 và điện trở 4Ω, dây kia có tiết diện S2 và điện trở 12Ω. Tỉ số S1/S2 bằngA. 1/2    B. 2    C. 1/3    D. 3Câu 4:Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một cuộn dây thì dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. Biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4m thì có điện trở là 2Ω. Vậy chiều dài của dây dẫn dùng để cuốn cuộn dây này là bao nhiêu?A. 20m    B. 30m    C. 40m    D. 50mCâu 5:Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điên của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t là:A. A = R.I.t    B. A = (P.t)/R    C. A = U.I.t    D. A = P2/RCâu 6:Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 12Ω mắc song song là:A. 36Ω    B. 15Ω    C. 4Ω    D. 2,4ΩCâu 7:Trên một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Cường độ dòng điện qua bóng khi nó sang bình thường là bao nhiêu?A. 0,5A    B. 2A    C. 18A    D. 12ACâu 8:Cho mạch điện như hình vẽ, biết A chỉ 1A, V chỉ 12V, R2 = R3 = 2R1. Giá trị các điện trở mạch là:A. R1 = 5Ω; R2 = R3 = 10ΩB. R1 = 4Ω; R2 = R3 = 8ΩC. R1 = 3Ω; R2 = R3 = 6ΩD. R1 = 2Ω; R2 = R3 = 4ΩCâu 9:Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng?Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi.A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện.B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện.C. Biến trở được mắc song song với mạch điện.D. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế.Câu 10:Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R = 48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V. Công suất tiêu thụ của bếp điện gần đúng nhất là:A. 99,79W    B. 9,979W    C. 997,9W    D. 0,9979WCâu 11:Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng 720KJ. Công suất của bàn là là bao nhiêu?A. P = 800W    B. P = 800kW    C. P = 800J    D. P = 800NCâu 12:Có bốn điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc bốn điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Cường độ dòng điện trong mạch là:A. I = 2A    B. I = 1,5A    C. I = 1A    D. I = 4,5ACâu 13:Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể con người?A. 6V    B. 12V    C. 39V    D. 220VCâu 14:Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:A. Cơ năngB. Hóa năngC. Năng lượng ánh sángD. Nhiệt năngCâu 15:Trong kĩ thuật đơn vị công suất còn được tính bằng;A. kJ    B. kW    C. W/h    D. W/sCâu 16:Khi đặt vào hai dầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là bao nhiêu?A. I = 1,0A    B. I = 1,5A    C. I = 2A    D. I = 2,5ACâu 17:Một bóng đèn có ghi 220V – 75W. Công suất điện của bóng đèn bằng 75W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thếA. nhỏ hơn 220VB. bằng 220VC. lớn hơn hoặc bằng 220VD. bất kì.Câu 18:Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. Hiệu suất của động cơ là 85%. Công có ích mà động cơ đã thực hiện được trong thời gian 1 giờ là bao nhiêu?A. 2190.6kJ    B. 2109,6kJ    C. 2019,6kJ    D. 2016,9kJCâu 19hát biểu nào đúng nhất khi nói về điện năng.A. Điện năng là năng lượng của dòng điện.B. Điện năng là công mà dòng điện sinh ra.C. Điện năng là nhiệt mà dòng điện tỏa ra trên dây dẫn.D. Điện năng chỉ năng lương chuyển hóa thành dạng khác nhau của năng lượngCâu 20:Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trốngòng điện có ... vì có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng.A. năng lượng    B. điện thế    C. điện tích    D. điện lượngCâu 1:Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.Câu 3:Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ hai là bao nhiêu?A. 4Ω    B. 6Ω    C. 8Ω    D. 10ΩCâu 4:Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?A. R3 > R2 > R1B. R1 > R3 > R2C. R2 > R1 > R3D. R1 > R2 > R3Câu 5hát biểu nào sau đây là đúng nhất? Công suất điện để chỉA. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít.B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu.C. hiệu điện thế sử dụng lớn hoặc bé.D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện.Câu 6:Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 làA. 0,1A    B. 0,15A    C. 0,45A    D. 0,3ACâu 7:Một bàn là ghi 220V – 800W mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 160V. Cường độ dòng điện qua bàn là làA. 3,6A    B. 5,0A    C. 2,6A    D. 4,2ACâu 8:Ba điện trở R1 = 3Ω, R2 và R3 = 4Ω mắc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế 2 đầu R1 là U1 = 6V và R2 là U2 = 4V. Vậy hiệu điện thế 2 đầu R3 và hiệu điện thế 2 đầu mạch làA. U3 = 6V và U = 16VB. U3 = 4V và U = 14VC. U3 = 5V và U = 12VD. U3 = 8V và U = 18VCâu 9:Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sang bình thường ta phải chọn hai bóng đèn như thế nào?A. Có cùng hiệu điện thế định mức.B. Có cùng công suất định mức.C. Có cùng cường độ dòng điện định mức.D. Có cùng điện trở.Câu 10:Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R = 48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị làA. 898011J    B. 898110J    C. 898101J    D. 890801JCâu 11:Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất là:A. P = A.t B.    P = A + t    C. A = P.t    D. t = P.ACâu 12:Có bốn điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc bốn điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở R5. Điện trở R5 có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?A. R5 = 25Ω    B. R5 = 40Ω    C. R5 = 60Ω    D. R5 = 90ΩCâu 13:Đơn vị công của dòng điện là:A. Ampe (A)    B. Jun (J)    C. Vôn (V)    D. Oát (W)Câu 14:Trong số các vật liệu đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật điện nào dẫn điện kém nhất?A. Đồng    B. Nhôm    C. Sắt    D. NicromCâu 15:Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:A. U = 10V    B. U = 12,5V    C. U = 15V    D. U = 20VCâu 16:Công suất của dòng điện trên đoạn mạch chứa điện trở R là:A. P = RIB. P = I2RC. P = IR2D. P = I2R2Câu 17:Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn như thế nào?A. Đèn sáng bình thường.B. Đèn sáng mạnh hơn bình thường.C. Đèn sáng yếu hơn bình thường.D. Đèn sáng lúc mạnh lúc yếu.Câu 18:Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?A. Công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.B. Dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.C. Thời gian sử dụng điện trong gia đình.D. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.Câu 19:Có 3 điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω. Mắc ba điện trở này nối tiếp nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 90V. Cường độ dòng điện trong mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau?A. I = 6A    B. I = 1,5A    C. I = 3,6A    D. I = 4,5ACâu 20:Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.Biến trở là ... có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.A. Điện kế    B. Biến thế    C. Điện trở    D. Ampe kếCâu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp?Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch:A. Bằng hiệu các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.B. Bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.C. Bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.D. Luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.Câu 2: Trên hình 3 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị hãy cho biết thông tin nào dưới đây là sai?A. Khi hiệu điện thế U = 40V thì cường độ dòng điện là 3,2A.B. Khi hiệu điện thế U = 10V thì cường độ dòng điện là 0,8A.C. Khi hiệu điện thế U = 12V thì cường độ dòng điện là 0,96A.D. Khi hiệu điện thế U = 32V thì cường độ dòng điện là 4A.Câu 3: Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω mắc vào hai điểm A và B. Điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp R2 là:A. 10Ω    B. 20Ω    C. 30Ω    D. 40ΩCâu 4: Cho hai điện trở R1 = 30Ω; R2 = 60Ω. Mắc R1 song song R2 vào hiệu điện thế U = 12V. Cường độ dòng điện qua mạch chính là:A. 1A    B. 0,6A    C. 2A    D. 0,5ACâu 5: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện chạy qua dây dẫn khi có cường độ dòng điện:A. giảm đi 3 lần.B. tăng 3 lần.C. giảm đi 0,2A.D. là I = 0,2A.Phần tự luậnCâu 6:Ba điện trở R1 = 2Ω; R2 = 3Ω; R3 = 6Ω được mắc song song giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế UAB ( Hình 4); khi đó cường độ dòng điện qua R1 là 2A. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở còn lại và hiệu điện thế giữa hai điểm AB.Câu 7:Cho hai điện trở R1 = 20Ω chịu được dòng điện tối đa là 1A; R2 = 30Ω chịu được dòng điện tối đa bằng 0,5A mắc nối tiếp. Tính hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu mạch đó để khi hoạt động không có điện trở nào bị hỏng.Câu 1:Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?A. Một cuộn dây dẫn kín nằm cạnh một thanh nam châm.B. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một dây dẫn.C. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.D. Cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.Câu 2:Trong thí nghiệm bố trí như hình vẽ, biết rằng khi đưa nam châm từ ngoài vào trong lòng cuộn dây thì đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng. Khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng. Hỏi khi đưa cuộn dây lại gần nam châm thì điều gì xảy ra?A. Đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng.B. Đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng.C. Cả hai đèn không sáng.D. Cả hai đèn sáng.Câu 3:Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,4kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu tải điện là 50kV. Điện trở dây dẫn bằngA. 50Ω    B. 500Ω    C. 100Ω    D. 5000ΩCâu 4:Trong hình 4, xy là mặt phân cách giữa hai môi trường không khí (ở trên) và nước (ở dưới). Hình nào biểu diễn không đúng sự khúc xạ của tia sáng khi truyền qua mặt phận cách xy?Câu 5:Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước với góc tới là 60°. Kết quả nào sau đây là hợp lý?A. Góc khúc xạ r = 60°B. Góc khúc xạ r = 40°30’C. Góc khúc xạ r = 0°D. Góc khúc xạ r = 70°Câu 6:Một vật đặt trong khoảng tiêu cự cảu thấu kính hội tụ. Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính làA. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.C. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.D. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.Câu 7:Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu đượcA. cũng là chùm song song.B. là chùm hội tụ.C. là chùm phân kì.D. là chùm sáng hội tụ tại quang tâm của thấu kính.Câu 8:Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cựu f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này này khi đặt vật cách thấu kính làA. 8cm    B. 16cm    C. 32cm    D. 48cmCâu 9:Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh cho bởi một thấu kính phân kì?A. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh thật ngược chiều với vật.B. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.C. Vật đặt ngoài khoảng OF cho ảnh thật.D. Tất cả mọi trường hợp vật đặt trước thấu kính phân kỳ đều cho ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự OF của thấu kính.Câu 10:Đặt một vật sáng cách thấu kính hội tụ d = 20(cm). Thấu kính cso tiêu cự f = 15(cm) ta thu được ảnh gì và cách thấu kính bao xa?A. Ảnh thật, cách thấu kính 90(cm).B. Ảnh thật, cách thấu kính 60(cm).C. Ảnh ảo, cách thấu kính 90(cm).D. Ảnh ảo, cách thấu kính 60(cm).Câu 11:Ảnh của một vật hiện trên phim trong máy ảnh làA. ảnh thật ngược chiều vật.B. ảnh thật cùng chiều vật.C. ảnh ảo ngược chiều vật.D. ảnh ảo cùng chiều vật.Câu 12:Chọn câu nói không đúng.A. Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.C. Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.D. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn.Câu 13ùng máy ảnh mà vật kính cách phim 5cm để chụp ảnh của một người cao 1,6m, đứng cách máy 4m. Chiều cao của ảnh làA. 3cm    B. 2cm    C. 1cm    D. 4cmCâu 14:Điều nào không đúng khi nói về mắt?A. Hai bộ phận quan trọng của mắt là thủy tinh thể và màng lưới.B. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ làm bằng vật chất trong suốt và mềm.C. Màng lưới là một màng mà khi ta nhìn thấy ảnh của vật sẽ thể hiện rõ trên đó.D. Thủy tinh thể ở mắt đóng vai trò như buồng tối ở máy ảnh.Câu 15:Một người cận thị, điểm xa nhất mà người đó nhìn rõ là 0,5(m), người đó muốn khắc phục tật cận thị phải lựa chọn kính như thế nào?A. Kính hội tụ có tiêu cự f = 1(m).B. Kính phân kì có tiêu cự f = 1(m).C. Kính phân kì có tiêu cự f = 0,5(m).D. Kính hội tụ có tiêu cự f = 0,5(m).Câu 16:Khi nào ta nhìn thấy một vật có màu đỏ?A. Khi vật đó khúc xạ ánh sáng màu đỏ.B. Khi vật đó tán xạ tất cả các ánh sáng màu trừ màu đỏ.C. Khi có ánh sáng màu đỏ từ vật đó truyền đến mắt ta.D. Khi vật đó hấp thụ ánh sáng màu đỏ.Câu 17:Trong các nguồn sáng sau, nguồn nào phát ra ánh sáng trắng?A. Bóng đèn pin.B. Đèn LED.C. Bút lade.D. Đèn ống dùng trong quảng cáo.Câu 18:Lăng kính và đĩa CD có tác dụng gì?A. Tổng hợp ánh sáng.B. Nhuộm màu cho ánh sáng.C. Phân tích ánh sáng.D. Khúc xạ ánh sáng.Câu 19:Vật màu đỏ có đặc điểm nào dưới đây?A. Tán xạ kém ánh sáng màu đỏ và tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác.B. Tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.C. Tán xạ mạnh tất cả các màu.D. Tán xạ kém tất cả các màu.Câu 20:Tác dụng nào dưới đây của ánh sáng là tác dụng sinh học?A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.B. Ánh sáng Mặt Trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.C. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.D. Ánh sáng Mặt Trời làm ion hóa các chất khí của bầu khí quyển.Câu 21:Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? Chiếu một chùm sáng trắngA. vào một gương phẳng.B. qua một tấm thủy tinh mỏng.C. qua một lăng kính.D. qua một thấu kính phân kì.Câu 22:Một vật được thả từ điểm A trên phần bên trái của mặt cong, vật trượt tới điểm cao nhất trên phần bên phải (gọi là điểm B). Biết rằng 10% cơ năng ban đầu cảu vật chuyển hóa thành nhiệt năng trong quá trình vật trượt từ A đến B. Tỉ lệ phần trăm giữa thế năng của vật tại B và thế năng cảu vật tại A là bao nhiêu?A. 100%    B. 20%    C. 10%    D. 90%Câu 23:Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là biểu hiện của năng lượng?A. Truyền được âmB. Làm cho vật nóng lên.C. Phản chiếu được ánh sáng.D. Tán xạ được ánh sáng.Câu 24:Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi.B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần.D. Không đúng, vì khi tắt máy động năng cảu xe đã chuyển hóa thành thế năng.Câu 25:Một búa máy nặng 20kg rơi từ độ cao 1,5m xuống đóng vào một chiếc cọc. Nhiệt lượng mà búa đã truyền cho các vật làA. Q = 200J    B. Q = 215J    C. Q = 150J    D. Q = 300J

22 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
843
1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:13:43

Câu 1:Trên hình 1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với ba dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R3 có giá trị là bao nhiêu?

A. R3 = 240Ω B. R3 = 120Ω C. R3 = 400Ω D. R3 = 600Ω
 

Câu 2:Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

Đối với mạch điện gồm các điện trở mắc song song thì:

A. Cường độ dòng điện qua các điện trở là như nhau.

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng nhau.

C. Hiệu điện thế hai đầu mạch bằng tổng hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.

D. Điện trở tương đương của mạch bằng tổng các điện trở thành phần.

Câu 3:Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, một dây có tiết diện S1 và điện trở 4Ω, dây kia có tiết diện S2 và điện trở 12Ω. Tỉ số S1/S2 bằng

A. 1/2    B. 2    C. 1/3    D. 3

Câu 4:Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một cuộn dây thì dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. Biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4m thì có điện trở là 2Ω. Vậy chiều dài của dây dẫn dùng để cuốn cuộn dây này là bao nhiêu?

A. 20m    B. 30m    C. 40m    D. 50m

Câu 5:Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điên của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t là:

A. A = R.I.t    B. A = (P.t)/R    C. A = U.I.t    D. A = P2/R
 

Câu 1:A

R3 = 12/0,05 = 240Ω

- Ta thấy góc tạo bởi giữa đường biểu diễn mối quan hệ U, I với trục hoành càng lớn thì điện trở càng nhỏ.

- Vận dụng công thức R = U/I và đổi các đơn vị cường độ dòng điện về ampe ta dễ dàng tính được giá trị của các điện trở.

Câu 2:B

Đối với mạch điện gồm các điện trở mắc song song thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng nhau.

Câu 3:D

Điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện nên R2/R1 = S1/S2 = 3.

Câu 4:C

Điện trở dây R = U/I = 6/0,3 = 20Ω

Chiều dài của dây dẫn: l = (20×4)/2 = 40m.

Câu 5:C

Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ: A = U.I.t

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:14:28

Câu 6:Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 12Ω mắc song song là:

A. 36Ω    B. 15Ω    C. 4Ω    D. 2,4Ω

Câu 7:Trên một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Cường độ dòng điện qua bóng khi nó sang bình thường là bao nhiêu?

A. 0,5A    B. 2A    C. 18A    D. 12A

Câu 8:Cho mạch điện như hình vẽ, biết A chỉ 1A, V chỉ 12V, R2 = R3 = 2R1. Giá trị các điện trở mạch là:

A. R1 = 5Ω; R2 = R3 = 10Ω

B. R1 = 4Ω; R2 = R3 = 8Ω

C. R1 = 3Ω; R2 = R3 = 6Ω

D. R1 = 2Ω; R2 = R3 = 4Ω

Câu 9:Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi.

A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện.

B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện.

C. Biến trở được mắc song song với mạch điện.

D. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế.
 

Câu 10:Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R = 48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V. Công suất tiêu thụ của bếp điện gần đúng nhất là:

A. 99,79W    B. 9,979W    C. 997,9W    D. 0,9979W
 

Câu 6:D

Điện trở tương đương
 

Câu 7:A

Cường độ dòng điện I = P/U = 3/6 = 0,5A

Câu 8:C

Điện trở: R2 + R3 = UV/I = 12/1 = 12(Ω)

Vậy R2 = R3 = 12/2 = 6(Ω)

Vì R2 = 2R1 => R1 = 6/2 = 3(Ω)

Câu 9:B

Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện.

Câu 10:C

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:15:29

Câu 11:Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng 720KJ. Công suất của bàn là là bao nhiêu?

A. P = 800W    B. P = 800kW    C. P = 800J    D. P = 800N

Câu 12:Có bốn điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc bốn điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Cường độ dòng điện trong mạch là:

A. I = 2A    B. I = 1,5A    C. I = 1A    D. I = 4,5A

Câu 13:Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể con người?

A. 6V    B. 12V    C. 39V    D. 220V

Câu 14:Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:

A. Cơ năng

B. Hóa năng

C. Năng lượng ánh sáng

D. Nhiệt năng

Câu 15:Trong kĩ thuật đơn vị công suất còn được tính bằng;

A. kJ    B. kW    C. W/h    D. W/s


Câu 11:A

Công suất của bàn là: P = A/t = 720000/15.60 = 800W

Câu 12:C

Điện trở đoạn mạch R = R1 + R2 + R3 + R4 = 15 + 25 + 20 + 30 = 90Ω.

Cường độ dòng điện I = U/R = 90/90 = 1A

Câu 13:D

Hiệu điện thế gây nguy hiểm là U ≥ 40V. Vậy kết quả là D: 220V.

Câu 14:D

Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành nhiệt năng.

Câu 15:B

Trong kĩ thuật đơn vị công suất còn được tính bằng kW = 1000W.

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:16:38

Câu 16:Khi đặt vào hai dầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là bao nhiêu?

A. I = 1,0A    B. I = 1,5A    C. I = 2A    D. I = 2,5A

Câu 17:Một bóng đèn có ghi 220V – 75W. Công suất điện của bóng đèn bằng 75W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế

A. nhỏ hơn 220V

B. bằng 220V

C. lớn hơn hoặc bằng 220V

D. bất kì.

Câu 18:Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. Hiệu suất của động cơ là 85%. Công có ích mà động cơ đã thực hiện được trong thời gian 1 giờ là bao nhiêu?

A. 2190.6kJ    B. 2109,6kJ    C. 2019,6kJ    D. 2016,9kJ

Câu 19:Phát biểu nào đúng nhất khi nói về điện năng.

A. Điện năng là năng lượng của dòng điện.

B. Điện năng là công mà dòng điện sinh ra.

C. Điện năng là nhiệt mà dòng điện tỏa ra trên dây dẫn.

D. Điện năng chỉ năng lương chuyển hóa thành dạng khác nhau của năng lượng

Câu 20:Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Dòng điện có ... vì có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng.

A. năng lượng    B. điện thế    C. điện tích    D. điện lượng
 

Câu 16:B

Điện trở dây dẫn R = U/I = 12/0,5 = 24Ω

Cường độ dòng điện I’ = U'/R = 36/24 = 1,5A

Câu 17:B

Công suất điện của bóng đèn bằng 75W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế U = 220V.

Câu 18:C

Công toàn phần mà động cơ sinh ra Atp = U.I.t = 220.3.3600 = 2376kJ.

Công có ích mà động cơ sinh ra: A = 85% Atp = 0,8.2376 = 2019,6kJ.

Câu 19:A

Điện năng là năng lượng của dòng điện.

Câu 20:A

Dòng điện có năng lượng vì có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng.

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:17:52

Câu 1:Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.

B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.

C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.

D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.
Câu 2:Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp.
 

Câu 4:Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?

A. R3 > R2 > R1

B. R1 > R3 > R2

C. R2 > R1 > R3

D. R1 > R2 > R3

Câu 5:Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? Công suất điện để chỉ

A. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít.

B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu.

C. hiệu điện thế sử dụng lớn hoặc bé.

D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện.
 

Câu 1:C

Oát kế là dụng cụ đo công suất không thể đo điện trở, vì thế câu C là sai.

Câu 2:B

Điện trở mạch nối tiếp là: R = R1 + R2.

Câu 3:B

Điện trở tỉ lệ với chiều dài, nên dây 30m có điện trở gấp 3 dây 10m. Vậy R = 3.2 = 6Ω.

Câu 4:A

Điện trở suất của sắt lớn nhất nên R3 lớn nhất, của đồng bé nhất nên R1 bé nhất nên R3 > R2 > R1.

Câu 5:D

Công suất điện để chỉ mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện.

 

0
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:18:53

Câu 6:Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là

A. 0,1A    B. 0,15A    C. 0,45A    D. 0,3A

Câu 7:Một bàn là ghi 220V – 800W mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 160V. Cường độ dòng điện qua bàn là là

A. 3,6A    B. 5,0A    C. 2,6A    D. 4,2A

Câu 8:Ba điện trở R1 = 3Ω, R2 và R3 = 4Ω mắc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế 2 đầu R1 là U1 = 6V và R2 là U2 = 4V. Vậy hiệu điện thế 2 đầu R3 và hiệu điện thế 2 đầu mạch là

A. U3 = 6V và U = 16V

B. U3 = 4V và U = 14V

C. U3 = 5V và U = 12V

D. U3 = 8V và U = 18V

Câu 9:Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sang bình thường ta phải chọn hai bóng đèn như thế nào?

A. Có cùng hiệu điện thế định mức.

B. Có cùng công suất định mức.

C. Có cùng cường độ dòng điện định mức.

D. Có cùng điện trở.

Câu 10:Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R = 48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là

A. 898011J    B. 898110J    C. 898101J    D. 890801J



Câu 6:A

Điện trở mạch nối tiếp là: R = R1 + R2 = 40 + 80 = 120Ω.

Cường độ dòng điện I = U/R = 12/120 = 0,1A.

Câu 7:C

Điện trở bàn là R = U2/P = 2202/800 = 60,5Ω

Cường độ dòng điện qua bàn là I = U/R = 160/60,5 = 2,64A ≈ 2,6A

Câu 8:D

Cường độ dòng điện là: I = U1/R1 = 6/3 = 2(A).

Hiệu điện thế hai đầu R3: U3 = I.R3 = 2.4 = 8 (V)

Hiệu điện thế 2 đầu mạch: U = U1 + U2 + U3 = 6 + 4 + 8 = 18(V).

Câu 9:C

Vì hai bóng đèn mắc nối tiếp, để hai đèn cùng sáng bình thường ta phải chọn hai bóng đèn có cùng cường độ dòng điện định mức.

Câu 10:B

Nhiệt lượng tỏa ra trong 15 phút: Q = P.t = 997,9.15.60 = 898110J

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:20:06

Câu 11:Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất là:

A. P = A.t B.    P = A + t    C. A = P.t    D. t = P.A

Câu 12:Có bốn điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc bốn điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở R5. Điện trở R5 có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?

A. R5 = 25Ω    B. R5 = 40Ω    C. R5 = 60Ω    D. R5 = 90Ω

Câu 13:Đơn vị công của dòng điện là:

A. Ampe (A)    B. Jun (J)    C. Vôn (V)    D. Oát (W)

Câu 14:Trong số các vật liệu đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật điện nào dẫn điện kém nhất?

A. Đồng    B. Nhôm    C. Sắt    D. Nicrom

Câu 15:Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:

A. U = 10V    B. U = 12,5V    C. U = 15V    D. U = 20V
 

Câu 11:C

Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất là: A = P.t.

Câu 12:D

Điện trở đoạn mạch R = R1 + R2 + R3 + R4 = 15 + 25 + 20 + 30 = 90Ω.

Cường độ dòng điện I = U/R = 90/90 = 1A. Sau khi mắc R5: I’ = 0,5A

Vậy ta có: 0,5(R + R5) = 90 => 0,5(90 + R5) = 90 => R5 = 90Ω.

Câu 13:B

Đơn vị công của dòng điện là: Jun (J)

Câu 14:D

Nicrom là vật liệu dẫn điện kém nhất vì điện trở suất của nó lớn nhất.

Câu 15:C

Điện trở bóng đèn là R = U/I = 12/1,2 = 10Ω.

Cường độ dòng điện qua bàn là I’ = U/R = 1,2 + 0,3 = 1,5A.

Hiệu điện thế bóng đèn là: U = I’.R = 1,5.10 = 15 (V).

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:22:39

Câu 16:Công suất của dòng điện trên đoạn mạch chứa điện trở R là:

A. P = RI

B. P = I2R

C. P = IR2

D. P = I2R2

Câu 17:Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn như thế nào?

A. Đèn sáng bình thường.

B. Đèn sáng mạnh hơn bình thường.

C. Đèn sáng yếu hơn bình thường.

D. Đèn sáng lúc mạnh lúc yếu.

Câu 18:Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?

A. Công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.

B. Dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.

C. Thời gian sử dụng điện trong gia đình.

D. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.

Câu 19:Có 3 điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω. Mắc ba điện trở này nối tiếp nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 90V. Cường độ dòng điện trong mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. I = 6A    B. I = 1,5A    C. I = 3,6A    D. I = 4,5A

Câu 20:Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Biến trở là ... có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

A. Điện kế    B. Biến thế    C. Điện trở    D. Ampe kế


Câu 16:B

Công suất của dòng điện trên đoạn mạch chứa điện trở R là: P = I2R.

Câu 17:C

Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn yếu hơn bình thường.

Câu 18:D

Số đếm trên công tơ chỉ điên năng của gia đình sử dụng.

Câu 19:B

Điện trở đoạn mạch R = R1 + R2 + R3 = 15 + 25 + 20 = 60Ω.

Cường độ dòng điện I = U/R = 90/60 = 1,5A.

Câu 20:C

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Các đề kiểm tra Vật lí 9 có đáp án khác:

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:24:39

Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp?

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch:

A. Bằng hiệu các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.

B. Bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.

C. Bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.

D. Luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.

Câu 2: Trên hình 3 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị hãy cho biết thông tin nào dưới đây là sai?

A. Khi hiệu điện thế U = 40V thì cường độ dòng điện là 3,2A.

B. Khi hiệu điện thế U = 10V thì cường độ dòng điện là 0,8A.

C. Khi hiệu điện thế U = 12V thì cường độ dòng điện là 0,96A.

D. Khi hiệu điện thế U = 32V thì cường độ dòng điện là 4A.
 

Câu 3: Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω mắc vào hai điểm A và B. Điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp R2 là:

A. 10Ω    B. 20Ω    C. 30Ω    D. 40Ω

Câu 4: Cho hai điện trở R1 = 30Ω; R2 = 60Ω. Mắc R1 song song R2 vào hiệu điện thế U = 12V. Cường độ dòng điện qua mạch chính là:

A. 1A    B. 0,6A    C. 2A    D. 0,5A

Câu 5: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện chạy qua dây dẫn khi có cường độ dòng điện:

A. giảm đi 3 lần.

B. tăng 3 lần.

C. giảm đi 0,2A.

D. là I = 0,2A.
 

Câu 1:B

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.

Câu 2:D

Vì U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần và ngược lại, ta nhận xét thấy câu D sai.

Câu 3:D

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp R2:

Rtđ = R1 + R2 = 2 R1 = 40Ω

Câu 4:B

Điện trở mạch mắc song song
Cường độ dòng điện qua mạch chính I = U/R = 12/20 = 0,6A.

Câu 5:D

Từ định luật Ôm ta có điện trở bóng đèn: R = U/I = 12/0,3 = 40Ω.

Khi giảm hiệu điện thế: ∆U = 4V, vậy U’ = 12 - 4 = 8V

Vậy cường độ dòng điện I = U/R = 8/40 = 0,2A.

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:26:13

Câu 6:Ba điện trở R1 = 2Ω; R2 = 3Ω; R3 = 6Ω được mắc song song giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế UAB ( Hình 4); khi đó cường độ dòng điện qua R1 là 2A. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở còn lại và hiệu điện thế giữa hai điểm AB.
GIẢI

+ Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là:

UAB = I1R1 = 2.2 = 4V.

+ Cường độ dòng điện qua các điện trở là:

I2 = UAB/R2 = 4/3(A).

I3 = UAB/R3 = 4/6 = 2/3(A).

Câu 7:
Cho hai điện trở R1 = 20Ω chịu được dòng điện tối đa là 1A; R2 = 30Ω chịu được dòng điện tối đa bằng 0,5A mắc nối tiếp. Tính hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu mạch đó để khi hoạt động không có điện trở nào bị hỏng.
GIẢI
+ Dòng điện tối đa là để cho R1 và R2 cùng chịu được là Imax = 0,5A.

+ Hiệu điện thế tối đa là để cho R1 là Umax1 = 20.0,5 = 10V.

+ Hiệu điện thế tối đa là để cho R2 là Umax2 = 30.0,5 = 15V.

+ Hiệu điện thế tối đa là để cho R1, R2 cùng chịu được: Umax = 10 + 15 = 25V.

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:27:27

Câu 1:Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một cuộn dây dẫn kín nằm cạnh một thanh nam châm.

B. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một dây dẫn.

C. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.

Câu 2:Trong thí nghiệm bố trí như hình vẽ, biết rằng khi đưa nam châm từ ngoài vào trong lòng cuộn dây thì đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng. Khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng. Hỏi khi đưa cuộn dây lại gần nam châm thì điều gì xảy ra?

A. Đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng.

B. Đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng.

C. Cả hai đèn không sáng.

D. Cả hai đèn sáng.
 

Câu 3:Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,4kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu tải điện là 50kV. Điện trở dây dẫn bằng

A. 50Ω    B. 500Ω    C. 100Ω    D. 5000Ω

Câu 4:Trong hình 4, xy là mặt phân cách giữa hai môi trường không khí (ở trên) và nước (ở dưới). Hình nào biểu diễn không đúng sự khúc xạ của tia sáng khi truyền qua mặt phận cách xy?
 

Câu 5:Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước với góc tới là 60°. Kết quả nào sau đây là hợp lý?

A. Góc khúc xạ r = 60°

B. Góc khúc xạ r = 40°30’

C. Góc khúc xạ r = 0°

D. Góc khúc xạ r = 70°
 

Câu 1:D

Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.

Câu 2:A

Khi đưa cuộn dây lại gần nam châm thì tương đương việc đưa nam châm lại gần cuộn dây nên đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng.

Câu 3:C

Từ công thức Php = R. P2/U2 => R = Php. U2/P2 = 400.500002/1000002 = 100Ω

Câu 4:D

Hình D biểu diễn không đúng sự khúc xạ của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách xy vì trường hợp này góc tới phải lớn hơn góc khúc xạ như B mới đúng.

Câu 5:B

Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước thì góc tới phải lớn hơn góc khúc xạ. Nếu góc tới là 60° thì kết quả góc khúc xạ r = 40°30’là hợp lý.

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:28:45

Câu 6:Một vật đặt trong khoảng tiêu cự cảu thấu kính hội tụ. Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

D. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

Câu 7:Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được

A. cũng là chùm song song.

B. là chùm hội tụ.

C. là chùm phân kì.

D. là chùm sáng hội tụ tại quang tâm của thấu kính.

Câu 8:Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cựu f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này này khi đặt vật cách thấu kính là

A. 8cm    B. 16cm    C. 32cm    D. 48cm

Câu 9:Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh cho bởi một thấu kính phân kì?

A. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh thật ngược chiều với vật.

B. Vật đặt trong khoảng OF cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

C. Vật đặt ngoài khoảng OF cho ảnh thật.

D. Tất cả mọi trường hợp vật đặt trước thấu kính phân kỳ đều cho ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự OF của thấu kính.

Câu 10:Đặt một vật sáng cách thấu kính hội tụ d = 20(cm). Thấu kính cso tiêu cự f = 15(cm) ta thu được ảnh gì và cách thấu kính bao xa?

A. Ảnh thật, cách thấu kính 90(cm).

B. Ảnh thật, cách thấu kính 60(cm).

C. Ảnh ảo, cách thấu kính 90(cm).

D. Ảnh ảo, cách thấu kính 60(cm).


Câu 6:B

Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ thì ảnh của vật tạo bởi thấy kính là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

Câu 7:B

Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được là chùm hội tụ tại một tiêu điểm của thấu kính.

Câu 8:D

Đặt vật sáng AB một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật khi đặt vật cách thấu kính một khoảng lớn hơn 2 lần tiêu cự, tức là d > 2f = 32cm. Vậy kết quả đúng là D.

Câu 9:D

Đối với thấu kính phân kì, vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính đều cho ta một ảnh ảo, vì vậy đáp án đúng là D.

Câu 10:B

Vật ở ngoài tiêu cự qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật.

Từ hình vẽ ta chứng minh được: d/d' = f/(d'-f)

=> 20/d' = 15/(d'-15) ⇔ 15d’ = 20d’ – 300

5d’ = 300 ⇔ d’ = 60 (cm)

Vậy ảnh thật cách TK là d’ = 60 (cm)

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:29:41

Câu 11:Ảnh của một vật hiện trên phim trong máy ảnh là

A. ảnh thật ngược chiều vật.

B. ảnh thật cùng chiều vật.

C. ảnh ảo ngược chiều vật.

D. ảnh ảo cùng chiều vật.

Câu 12:Chọn câu nói không đúng.

A. Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.

B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

C. Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.

D. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn.

Câu 13:Dùng máy ảnh mà vật kính cách phim 5cm để chụp ảnh của một người cao 1,6m, đứng cách máy 4m. Chiều cao của ảnh là

A. 3cm    B. 2cm    C. 1cm    D. 4cm

Câu 14:Điều nào không đúng khi nói về mắt?

A. Hai bộ phận quan trọng của mắt là thủy tinh thể và màng lưới.

B. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ làm bằng vật chất trong suốt và mềm.

C. Màng lưới là một màng mà khi ta nhìn thấy ảnh của vật sẽ thể hiện rõ trên đó.

D. Thủy tinh thể ở mắt đóng vai trò như buồng tối ở máy ảnh.

Câu 15:Một người cận thị, điểm xa nhất mà người đó nhìn rõ là 0,5(m), người đó muốn khắc phục tật cận thị phải lựa chọn kính như thế nào?

A. Kính hội tụ có tiêu cự f = 1(m).

B. Kính phân kì có tiêu cự f = 1(m).

C. Kính phân kì có tiêu cự f = 0,5(m).

D. Kính hội tụ có tiêu cự f = 0,5(m).
 

Câu 11:A

Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là ảnh thật ngược chiều vật.

Câu 12:C

Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh ảo lớn hơn vật. Vậy câu C là sai.

Câu 13:B

Độ cao ảnh từ tam giác đồng dạng ta có:

h/h' = d/d' => h’ = h. d'/d = 1,6.5/400 = 0,02m = 2cm

Câu 14:D

Thủy tinh thể ở mắt đóng vai trò như vật kính chứ không phải buồng tối ở máy ảnh.

Câu 15:C

Tật cận thị muốn khắc phục phải đeo kính phân kì có f = OCv

=> Vậy chọn f = 0,5m.

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:30:34

Câu 16:Khi nào ta nhìn thấy một vật có màu đỏ?

A. Khi vật đó khúc xạ ánh sáng màu đỏ.

B. Khi vật đó tán xạ tất cả các ánh sáng màu trừ màu đỏ.

C. Khi có ánh sáng màu đỏ từ vật đó truyền đến mắt ta.

D. Khi vật đó hấp thụ ánh sáng màu đỏ.

Câu 17:Trong các nguồn sáng sau, nguồn nào phát ra ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin.

B. Đèn LED.

C. Bút lade.

D. Đèn ống dùng trong quảng cáo.

Câu 18:Lăng kính và đĩa CD có tác dụng gì?

A. Tổng hợp ánh sáng.

B. Nhuộm màu cho ánh sáng.

C. Phân tích ánh sáng.

D. Khúc xạ ánh sáng.

Câu 19:Vật màu đỏ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tán xạ kém ánh sáng màu đỏ và tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác.

B. Tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.

C. Tán xạ mạnh tất cả các màu.

D. Tán xạ kém tất cả các màu.

Câu 20:Tác dụng nào dưới đây của ánh sáng là tác dụng sinh học?

A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.

B. Ánh sáng Mặt Trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.

C. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.

D. Ánh sáng Mặt Trời làm ion hóa các chất khí của bầu khí quyển.


Câu 16: C

Ta nhìn thấy một vật có màu đỏ khi có ánh sáng màu đỏ từ vật đó truyền đến mắt ta.

Câu 17:A

Trong các nguồn sáng kể trên, nguồn phát ra ánh sáng trắng là bóng đèn pin.

Câu 18:C

Lăng kính và đĩa CD có tác dụng phân tích ánh sáng.

Câu 19:B

Vật màu đỏ có đặc điểm tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.

Câu 20:B

Ánh sáng Mặt Trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương là tác dụng sinh học của ánh sáng.

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:31:37

Câu 21:Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? Chiếu một chùm sáng trắng

A. vào một gương phẳng.

B. qua một tấm thủy tinh mỏng.

C. qua một lăng kính.

D. qua một thấu kính phân kì.

Câu 22:Một vật được thả từ điểm A trên phần bên trái của mặt cong, vật trượt tới điểm cao nhất trên phần bên phải (gọi là điểm B). Biết rằng 10% cơ năng ban đầu cảu vật chuyển hóa thành nhiệt năng trong quá trình vật trượt từ A đến B. Tỉ lệ phần trăm giữa thế năng của vật tại B và thế năng cảu vật tại A là bao nhiêu?

A. 100%    B. 20%    C. 10%    D. 90%

Câu 23:Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là biểu hiện của năng lượng?

A. Truyền được âm

B. Làm cho vật nóng lên.

C. Phản chiếu được ánh sáng.

D. Tán xạ được ánh sáng.

Câu 24:Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?

A. Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi.

B. Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.

C. Không đúng, vì động năng của xe giảm dần.

D. Không đúng, vì khi tắt máy động năng cảu xe đã chuyển hóa thành thế năng.

Câu 25:Một búa máy nặng 20kg rơi từ độ cao 1,5m xuống đóng vào một chiếc cọc. Nhiệt lượng mà búa đã truyền cho các vật là

A. Q = 200J    B. Q = 215J    C. Q = 150J    D. Q = 300J
 

Câu 21:C

Trong thí nghiệm chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính, đó là sự phân tích ánh sáng.

Câu 22:D

Ở A và B vật chỉ có thế năng, mà biết rằng 10% cơ năng ban đầu của vật chuyển hóa thành nhiệt năng. Vậy thế năng của vật tại B bằng 90% thế năng của vật tại A.

Câu 23:B

Biểu hiện làm cho vật nóng lên là biểu hiện của vật có năng lượng.

Câu 24:B

Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này vẫn đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.

Câu 25:D

Công mà búa máy rơi và đóng cọc vào:

A = P.h – 10m.h => A = 10.20.1,5 = 300(J)

Công này chính bằng lượng cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt.

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:33:25

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng? Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín

A. lớn.    B. được giữ không đổi.    C. thay đổi.    D. nhiều.

Câu 2: Trong các cách sau đây dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng (hình vẽ), cách nào đúng?

A. Dịch chuyển con chạy của biến trở R.

B. Đóng ngắt điện K.

C. Ngắt điện K đang đóng, mở ngắt K.

D. Cả ba cách trên đều đúng.
 

Câu 3: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì

A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.

B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.

C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.

D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 4: Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,5kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là

A. 5kV    B. 10kV    C. 15kV    D. 20kV

Câu 5: Cuộn sơ cấp của máy biến thế cso 200 vòng, cuộn thứ cấp 4000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là

A. 120V    B. 240V    C. 380V    D. 220V

Câu 6: Một tia sáng truyền từ ngoài không khí vào thủy tinh cso góc khúc xạ r

A. lớn hơn góc tới i.

B. nhỏ hơn góc tới i.

C. bằng góc tới i.

D. Cả ba phương án A. B, C đều có khả năng xảy ra.

Câu 7: Trong hình vẽ, biết PQ là mặt phân cách giũa không khí và nước. I là điểm tới, IN là pháp tuyến. Hỏi cách vẽ nào biểu hiện đúng hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi đi từ nước ra không khí.
 

Câu 8: Tia sáng chiếu từ không khí vào nước, quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ nào là đúng?

A. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

B. Góc tới bằng góc khúc xạ.

C. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ

D. Cả ba kết quả đều đúng.

Câu 9: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló.

A. đi qua tiêu điểm.

B. cắt trục chính tại một điểm nào đó.

C. song song với trục chính.

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 10: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 10(cm). Cho một ảnh thật cách thấu kính 20(cm). Vật sáng đặt cách thấu kính là

A. d = 40cm    B. d = 20cm    C. d = 10cm    D. d = 6,67cm
GIẢI
 

Câu 1: C

Trường hợp số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 2: D

Cả ba cách trên đều dùng nam châm điện để tạo ra được dòng điện cảm ứng.

Câu 3: D

Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 4: B

Từ công thức Php = R. P2/U2

Câu 5: B

Theo công thức biến thế U1/U2 = N1/N2 ta có U2 = U1, N2/N1 = 12.4000/200 = 240V

Câu 6: B

Một tia sáng truyền từ ngoài không khí vào thủy tinh sẽ có góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.

Câu 7: B

Khi tia sáng truyền từ nước qua mặt phân cách giữa hai môi trường vào không khí và bị khúc xạ thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

- Trường hợp (A) tia sáng truyền thẳng nên không đúng.

- Trường hợp (C) góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới nên không đúng.

- Trường hợp (D) tia khúc xạ không nằm bên kia pháp tuyến so với tia tới nên không đúng.

- Trường hợp (B) đúng.

Câu 8: A

Chiếu tia sáng từ không khí vào nước thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 9: D

Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 10: B

Hình vẽ như câu 13 và lập luận ta có: d/d' = f/(f-d') ⇔ d/20 = 10/(20-10) = 1

d = 20 (cm). Vậy vật đặt cách thấu kính d = 20 (cm)

1
0
Peo《Off》
10/04/2020 10:34:12

Câu 11: Máy phát điện gắn trên xe đạp (gọi là đinamô) có cấu tạo như thế nào? Nó là máy phát điện một chiều hay xoay chiều?

Câu 12: Người ta truyền tải một công suất điện 440000W bằng một đường dây dẫn có điện trở 50Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 220000V. Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là bao nhiêu?

Câu 13:Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, điểm A cách thấu kính một khoảng d = 2f (hình vẽ)

a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ.

b) Vận dụng kiến thức hình học tinh chiều cao h’ cảu ảnh và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm.


Câu 11:

Cấu tạo: Gồm một nam châm vĩnh cửu quay quanh một trục cố định đặt trong lòng một lõi sắt chữ U. Trên lõi sắt chữ U có một dây dẫn quấn rất nhiều vòng.

Đinamô là một máy phát điện xoay chiều.

Câu 12:

Từ công thức Php = R. P2/U2 = 50.440.0002/(220.0002 ) = 200W

Câu 13:

a) Sử dụng hai trong ba tia đặc biệt để vẽ ảnh.

b) Dựa vào tam giác đồng dạng, suy ra h’ = h; d’ = d = 2f. (Hình 13b)

0
0
Nguyễnn Phươngg
10/04/2020 10:45:50

Câu 1:A

R3 = 12/0,05 = 240Ω

- Ta thấy góc tạo bởi giữa đường biểu diễn mối quan hệ U, I với trục hoành càng lớn thì điện trở càng nhỏ.

- Vận dụng công thức R = U/I và đổi các đơn vị cường độ dòng điện về ampe ta dễ dàng tính được giá trị của các điện trở.

Câu 2:B

Đối với mạch điện gồm các điện trở mắc song song thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng nhau.

Câu 3:D

Điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện nên R2/R1 = S1/S2 = 3.

Câu 4:C

Điện trở dây R = U/I = 6/0,3 = 20Ω

Chiều dài của dây dẫn: l = (20×4)/2 = 40m.

Câu 5:C

Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ: A = U.I.t

0
0
Nguyễnn Phươngg
10/04/2020 10:46:11

Câu 11:

Cấu tạo: Gồm một nam châm vĩnh cửu quay quanh một trục cố định đặt trong lòng một lõi sắt chữ U. Trên lõi sắt chữ U có một dây dẫn quấn rất nhiều vòng.

Đinamô là một máy phát điện xoay chiều.

Câu 12:

Từ công thức Php = R. P2/U2 = 50.440.0002/(220.0002 ) = 200W

Câu 13:

a) Sử dụng hai trong ba tia đặc biệt để vẽ ảnh.

b) Dựa vào tam giác đồng dạng, suy ra h’ = h; d’ = d = 2f. (Hình 13b)

0
0
Nguyễnn Phươngg
10/04/2020 10:46:35

Câu 1: C

Trường hợp số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 2: D

Cả ba cách trên đều dùng nam châm điện để tạo ra được dòng điện cảm ứng.

Câu 3: D

Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 4: B

Từ công thức Php = R. P2/U2

Câu 5: B

Theo công thức biến thế U1/U2 = N1/N2 ta có U2 = U1, N2/N1 = 12.4000/200 = 240V

Câu 6: B

Một tia sáng truyền từ ngoài không khí vào thủy tinh sẽ có góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.

Câu 7: B

Khi tia sáng truyền từ nước qua mặt phân cách giữa hai môi trường vào không khí và bị khúc xạ thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

- Trường hợp (A) tia sáng truyền thẳng nên không đúng.

- Trường hợp (C) góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới nên không đúng.

- Trường hợp (D) tia khúc xạ không nằm bên kia pháp tuyến so với tia tới nên không đúng.

- Trường hợp (B) đúng.

Câu 8: A

Chiếu tia sáng từ không khí vào nước thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 9: D

Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 10: B

Hình vẽ như câu 13 và lập luận ta có: d/d' = f/(f-d') ⇔ d/20 = 10/(20-10) = 1

d = 20 (cm). Vậy vật đặt cách thấu kính d = 20 (cm)

0
0
Nguyễnn Phươngg
10/04/2020 10:46:56

Câu 16: C

Ta nhìn thấy một vật có màu đỏ khi có ánh sáng màu đỏ từ vật đó truyền đến mắt ta.

Câu 17:A

Trong các nguồn sáng kể trên, nguồn phát ra ánh sáng trắng là bóng đèn pin.

Câu 18:C

Lăng kính và đĩa CD có tác dụng phân tích ánh sáng.

Câu 19:B

Vật màu đỏ có đặc điểm tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và tán xạ kém ánh sáng màu khác.

Câu 20:B

Ánh sáng Mặt Trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương là tác dụng sinh học của ánh sáng.

0
0
Nguyễnn Phươngg
10/04/2020 10:50:23

Câu 6:B

Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ thì ảnh của vật tạo bởi thấy kính là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

Câu 7:B

Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, chùm tia ló thu được là chùm hội tụ tại một tiêu điểm của thấu kính.

Câu 8:D

Đặt vật sáng AB một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật khi đặt vật cách thấu kính một khoảng lớn hơn 2 lần tiêu cự, tức là d > 2f = 32cm. Vậy kết quả đúng là D.

Câu 9:D

Đối với thấu kính phân kì, vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính đều cho ta một ảnh ảo, vì vậy đáp án đúng là D.

Câu 10:B

Vật ở ngoài tiêu cự qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật.

Từ hình vẽ ta chứng minh được: d/d' = f/(d'-f)

=> 20/d' = 15/(d'-15) ⇔ 15d’ = 20d’ – 300

5d’ = 300 ⇔ d’ = 60 (cm)

Vậy ảnh thật cách TK là d’ = 60 (cm)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×