Câu 1:
Muốn tóm tắt một văn bản chính luận cần:
A. nêu rõ luận đề cùng các luận điểm chính bằng lời văn ngắn gọn.
B. nêu rõ luận đề bằng lời văn ngắn gọn, súc tích.
C. nêu rõ luận điểm chính và các luận cứ tiêu biểu.
D. nêu được nội dung cơ bản một cách ngắn gọn.
Câu 2:
Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận?
A. Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.
B. Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.
C. Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.
D. Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.
Câu 3:
Nội dung quan trọng nhất trong văn bản "Nhận đường" (Nguyễn Đình Thi) là gì?
A. Khẳng định giá trị của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống.
B. Đề cao vai trò của quan điểm nghệ thuật trong sáng tác.
C. Khẳng định văn nghệ sĩ phải phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc.
D. Ngợi ca những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 4:
Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?
A. Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm.
B. Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
C. Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.
D. Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
Câu 5:
Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến bằng bút pháp:
A. hiện thực
B. lãng mạn
C. trào lộng
D. châm biếm, mỉa mai
Câu 6:
Bài thơ "Đất nước" thể hiện những cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về:
A. vẻ đẹp mùa thu Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
B. vẻ đẹp mùa thu Việt Bắc trong hiện tại miền Bắc giành được độc lập.
C. đất nước Việt Nam hiền hòa, đau thương nhưng quật khởi, hào hùng trong kháng chiến.
D. tội ác tày trời của kẻ thù và sức vùng dậy quật khởi của nhân dân ta.
Câu 7:
Trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, khi nói về "mùa thu nay" chủ thể trữ tình
đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc:
A. Phố phường Hà Nội
B. Tây Ninh
C. Việt Bắc
D. Tây Bắc
Câu 8:
Câu thơ nào sau đây (trích trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng) thể hiện rõ nét nhất cách nói
vừa rất tự nhiên, hồn nhiên, vừa đậm chất lính?
A. Mường lát hoa về trong đêm hơi.
B. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
C. Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
D. Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Câu 9:
Có thể cho rằng "Việt Bắc là khúc hùng ca, khúc tình ca về Cách mạng, về cuộc kháng chiến và
con người kháng chiến" vì bài thơ đã:
A. miêu tả thành công bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong kháng chiến.
B. ghi lại chặng đường Cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là tình
nghĩa gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân đất nước.
C. ca ngợi Cách mạng, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ và tình nghĩa của nhân dân Việt Bắc.
D. thể hiện sâu sắc tình nghĩa thủy chung giữa người cán bộ Cách mạng với nhân dân Việt
Bắc.
Câu 10:
Việt Bắc là một bài thơ có nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc bởi:
A. thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp giao duyên của ca dao.
B. ngôn ngữ thơ gần gũi lời ăn tiếng nói của nhân dân.
C. thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp của ca dao, ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm sắc thái dân
gian.
D. sử dụng nhiều ca dao, thành ngữ, tục ngữ
Câu 11:
Tác phẩm "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm vốn là:
A. Một đoạn trích trong trường ca "Mặt đường khát vọng"
B. ngôn ngữ thơ gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân
C. thể thơ đối đáp, kết cấu đối đáp của ca dao, ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm sắc thái
dân gian.
D. sử dụng nhiều thành ngữ, ca dao, tục ngữ.
Câu 12:
Bài thơ "Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy có nội dung:
A. kể về công ơn sinh thành, dưỡng dục của người mẹ.
B. ca ngợi đức hy sinh của người mẹ.
C. bộc lộ lòng biết ơn đối với người mẹ.
D. ca ngợi công ơn và tấm lòng yêu thương mênh mông, hy sinh tất cả vì con của người
mẹ.
Câu 13:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản nào:
A. Tính trừu tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
B. Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
C. Tính truyền cảm, tính tượng hình, tính tượng thanh.
D. Tính tượng hình, tính tượng thanh, tính biểu cảm.
Câu 14:
Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về A Phủ("Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài):
A. A Phủ là người yêu của Mị.
B. A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa.
C. A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.
D. A Phủ mồ côi, nghèo khổ và không thể lấy vợ.
Câu 15:
Bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm tiêu biểu cho giọng thơ nào sau đây:
A. Trữ tình - Chính trị.
B. Trữ tình - Triết lý.
C. Trữ tình - Chính luận.
D. Trữ tình - lãng mạn.
Câu 16:
Nét đẹp nổi bật đáng trân trọng ở bà cụ Tứ ("Vợ nhặt" của Kim Lân) là:
A. chịu thương chịu khó.
B. cần mẫn lao động.
C. nhân hậu, giàu tình thương yêu.
D. giản dị, chất phác.
Câu 17:
Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Trung Thành?
A. Đất nước đứng lên
B. Rừng xà nu
C. Đất Quảng
D. Bức thư Cà Mau
Câu 18:
Cảm hứng của tùy bút Sông Đà được khơi gợi từ:
A. hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc.
B. thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc.
C. hình ảnh con sông Đà.
D. hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.
Câu 19:
Tác phẩm nào sau đây không phải của Hê-ming-uê?
A. Ông già và biển cả.
B. Giã từ vũ khí.
C. Tự do
D. Chuông nguyện hồn ai.
Câu 20:
Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng thuộc thể loại:
A. Truyện ngắn
B. Hồi kí
C. Phóng sự
D. Bút kí- tùy bút.
Câu 21:
Trong truyện ngắn "Rừng xà nu", từ chủ đề, cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, tới giọng
điệu và ngôn ngữ tác phẩm đều được bao trùm bởi khuynh hướng sáng tác nào?
A. Lãng mạn
B. Hiện thực
C. Sử thi
D. Siêu thực
Câu 22:
Trong tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi, truyền thống nào đã gắn
bó những con người trong gia đình với nhau?
A. Yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương, cách mạng.
B. Giàu lòng căm thù giặc và yêu tha thiết quê hương, đất nước.
C. Đi theo cách mạng để bảo vệ gia đình, quê hương, đất nước.
D. Căm thù đối với tội ác tàn bạo mà giặc đã gây ra cho gia đình.
Câu 23:
Nhận xét nào đúng về giọng điệu của hai câu thơ nói về sự gian khổ, khắc nghiệt của cuộc
hành quân:
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời"
("Tây Tiến" - Quang Dũng)
A. Giọng điệu khách quan, rất thờ ơ, lạnh lùng.
B. Giọng vừa xót xa, vừa cứng cỏi, ngang tàng.
C. Giọng lâm li, chua chát và chán chường..
D. Giọng đùa vui, cố giấu nỗi buồn đau, tê tái.
Câu 24:
Hình ảnh nào sau đây có trong bài thơ "Việt Bắc" không thể hiện nét riêng của con người Việt
Bắc?
A. Người mẹ địu con lên rẫy.
B. Cô gái hái măng giữa rừng.
C. Dân công đỏ đuốc từng đoàn.
D. Con người với "dao gài thắt lưng" khi đi rừng, đi rẫy.
Câu 25:
Trong bài thơ "Sóng", Xuân Quỳnh đã khái quát được những đặc điểm, cũng là phẩm chất cao
đẹp của tình yêu đích thực là:
A. Hồn nhiên, tha thiết, thủy chung, giàu niềm tin và khát vọng.
B. Tha thiết, nồng nàn, thủy chung son sắt, tin yêu tuyệt đối.
C. E ấp, kín đáo, hồn nhiên, chung thủy sắt son.
D. Mạnh mẽ, mãnh liệt, thủy chung, giàu khát vọng.
Câu 26:
Hình tượng sóng trong bài thơ "Sóng" được xây dựng theo hướng phát triển:
A. sóng nhớ bờ -> muốn ra bể -> biểu hiện trái ngược nhau -> con nào chẳng tới bờ ...
B. sóng nhớ bờ -> biểu hiện trái ngược nhau -> muốn ra bể - con nào chẳng tới bờ ...
C. biểu hiện trái ngược nhau -> muốn ra bể -> con sóng nhớ bờ -> con sóng chẳng tới bờ -
> muốn tan thành trăm con sóng nhỏ ...
D. biểu hiện trái ngược nhau -> con sóng nhớ bờ -> muốn ra bể -> con nào chẳng tới bờ ->
muốn tan thành trăm con sóng nhỏ...
Câu 27:
Chất suy tưởng triết lý và sự đa dạng phong phú của thế giới hình ảnh thơ là nét phong cách
nổi bật nhất của nhà thơ nào sau đây:
A. Tố Hữu
B. Nguyễn Đình Thi
C. Chế Lan Viên
D. Hoàng Cầm
Câu 28:
Ý nào sau đây không nằm trong mạch suy nghĩ và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm về đất
nước:
A. Đất nước gần gũi, thân thích, bình dị trong cuộc sống hàng ngày của con người.
B. Đất nước là sự hội tụ của các bình diện lịch sử - văn hóa -địa lý.
C. Đất nước là của nhân dân, do nhân dân làm ra.
D. Đất nước với những đau thương mất mát trong chiến tranh và ngời sáng trong tương lai.
Câu 29:
Câu nào trong những câu sau là câu có khởi ngữ?
A. Học tập đối với tôi là vấn đề quan trọng nhất.
B. Học tập là mục đích của tôi.
C. Đối với tôi, học tập là quan trọng nhất.
D. Quan trọng nhất đối với tôi là học tập.
Câu 30:
Trong các văn bản sau, văn bản nào thuộc loại văn bản chính luận?
A. "Nhận đường" của Nguyễn Đình Thi.
B. "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh.
C. "Luận về một chính sách khai hóa" của Phan Chu Trinh.
D. "Một thời đại trong thi ca" của Hoài Thanh.
Câu 31:
Câu nào sau đây thuộc kiểu câu bị động?
A. Dầu lửa mới chỉ được sử dụng từ giữa thế kỷ XIX.
B. Người ta sử dụng dầu lửa bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX.
C. Sử dụng dầu lửa là một phát minh của khoa học.
D. Việc sử dụng dầu lửa đem lại nhiều lợi ích.
Câu 32:
Trong bài văn nghị luận, khi dẫn luận cứ phải biết:
A. Phân tích, bình luận luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.
B. Hướng vào luận điểm của bài văn.
C. Chọn những luận cứ hấp dẫn, độc đáo, tiêu biểu.
D. Chọn những luận cứ thực tế hoặc những luận cứ lí lẽ.
Câu 33:
Trong các câu thơ: "Sóng tìm ra tận bể - Ôi con sóng nhớ bờ.", Xuân Quỳnh đã vận dụng biện
pháp tu từ nào sau đây:
A. ẩn dụ
B. hoán dụ
C. nhân hóa
D. so sánh
Câu 34:
Khổ thơ cuối bài "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi:
"Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa."
Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
A. Hình ảnh nói lên không khí cuộc kháng chiến của dân tộc.
B. Hình ảnh đất nước đau thương trong chiến tranh.
C. Hình ảnh diễn ra trong trận đánh Điện Biên Phủ.
D. Từ hình ảnh thực diễn ra trong trận đánh Điện Biên Phủ, nâng lên thành biểu tượng về
hình ảnh đất nước: Từ trong đau thương, quật khởi đứng lên chiến đấu, đi tới chiến thắng sáng
lòa.
Câu 35:
Giải thích nào sau đây chưa chính xác về hình ảnh "Con tàu" trong bài thơ Tiếng hát con
tàu của Chế Lan Viên?
A. Hình ảnh thực tế về con tàu đi lên Tây Bắc.
B. Biểu tượng cho sự ra đi thật nhanh hướng về phía trước.
C. Biểu hiện cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát lên đường, vượt ra khỏi lối sống chật
hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn.
D. Gồm A và B.
Câu 36:
"Ông là nhà văn Xô Viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thưởng Nô ben về văn học năm 1965."
Nhận định trên viết về tác giả nào?
A. Gooc-ki
B. Lỗ Tấn
C. Ê-luy-na
D. Sô-lô-khôp
Câu 37:
Câu "Vừa qua, nhà trường rất quan tâm thắp sáng những tài năng mới trong lĩnh vực sáng tác
văn chương" mắc lỗi gì?
A. Dùng từ Hán Việt không chính xác.
B. Dùng biện pháp tu từ ẩn dụ không đúng.
C. Thiếu thành phần nòng cốt của câu.
D. Dùng quan hệ từ chưa chuẩn xác.
Câu 38:
Trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu, câu chuyện của người đàn
bà ở tòa án huyện nói lên điều gì?
A. Nỗi khổ tâm của những người vợ có chồng hay giở thói vũ phu.
B. Nạn bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.
C. Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng.
D. Sức chịu đựng và hy sinh của người phụ nữ đối với gia đình và con cái.
Câu 39:
Trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu, cách xây dựng cốt
truyện có gì độc đáo?
A. Tạo được tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
B. Tình huống truyện được đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện
tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
C. Tạo được tình huống éo le tội nghiệp của nhân vật để giúp người đọc cảm nhận về tính
cách của nhân vật.
D. Gồm A và B.
Câu 40:
Nhận xét nào đúng nhất về đặc điểm giọng văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm "Chiếc
thuyền ngoài xa"?
A. Sôi trào, mãnh liệt.
B.Thiết tha, gấp gáp.
C. Thờ ơ, lạnh nhạt.
D. Trầm tĩnh, thủ thỉ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |