giải giúp mik bài này, giới thiệu về con sông quê em. Nhớ chỉ Mik nha
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chưa khi nào tôi gặp một dòng sông đẹp như thế. Hai bờ rợp bóng tre xanh, thấp thoáng những cây gạo tung bông rực rỡ. Mặt nước như gương soi. Nhưng qua bao thăng trầm, dòng sông vẫn xanh và tươi sáng như nắng ban mai mỗi ngày sang. Đó là sông Thương, chảy qua Bắc Giang. Chẳng thế mà, sông vốn có tên chữ là Nhật Đức. Người xưa gọi "dòng sông mặt trời".
Dòng sông mặt trời - thứ ánh sáng được tạo ra bằng những dòng chảy phù sa chứa bao trầm tích và huyền thoại. Chất chứa cả những hạnh phúc và đau khổ của biết bao phận người. Chúng tôi đã tắm hàng ngàn lần trong dòng ánh sáng ấy. Hình như, bây giờ, những hạt sáng nhỏ li ti đang chảy trong miền cảm xúc của tôi, miên man, vô tận. Dòng ánh sáng bỗng cuồn cuộn trôi về nơi tôi thuộc về nó, từ đấy ra đi…
Nơi đó, bà lão Ngần thường ngồi tráng bánh bên bến sông, giờ đã không còn nữa… Nhưng câu chuyện của bà thì còn đấy, hoá thân vào con sóng phía bờ bên lở.
Bà kể rằng, con sông vốn hiểu được tiếng nói con người, đừng ai giày xéo nó. Mẹ tôi có một ruộng ngô ngoài bãi sông, chiều nào tôi cũng quảy đôi thùng lên vai, xăm xăm lội xuống mép sông múc nước tưới ngô. Có hôm bùn sụt quá, nước ngập tận thắt lưng, trong hoảng hốt bỗng thấy sợ, bởi mặt sông im ắng và xanh bí ẩn. Cái bến sông không chỉ đơn thuần là bến tắm giặt, mà còn là nơi gột rửa mọi bụi bặm từ quần áo, chăn màn, xoong nồi, cơ thể con người…
Nơi mà cũng có thể nảy sinh tình yêu. Mỗi khi trở về, tôi lại nghĩ đến câu chuyện "Mùa hoa cải ven sông" vì cả một triền sông dọc cánh đồng làng tôi vàng rung rinh hoa cải. Có đứng ngập mình trong triền hoa ấy mới thấy lòng mình nhẹ nhõm vô cùng. Chợt muốn hát vút lên, muốn chạy nhảy thật vô tư ngạo nghễ khắp đồng làng. Đấy là tự do. Mãi sau này tôi mới có đủ thông minh để hiểu hết điều đó.
Dòng sông Thương cũng từng được gọi là dòng sông hoa đào (đào hoa) bởi dọc hai bờ sông, trồng những rừng đào phai thơ mộng. Ngày nay, hoa đào ven sông không còn nữa, nhưng dòng sông hoa thì vẫn chảy trong tâm thức dân gian. Có một nhà thơ đã viết: "Chỉ có dòng sông Thương/ Mới biết mình trong đục/ Bên mơ hoà bên thực/ Chảy giữa miền ca dao..." .
Sông Thương khởi nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong con máng trũng có tên Mai Sao rồi chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, nơi mỏm đồi Kè Sơn, thuộc thôn Phú Lợi, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang. Con sông bắt đầu cuộc hành trình của nó từ đây, nơi người Pháp xây kè tràn từ những năm xâm chiếm Việt Nam.
Dòng nước xối như thác trắng báo hiệu một cuộc viễn du thú vị của con sông qua nhiều vùng đất. Đó là vòng sang Yên Thế, xuôi về Tân Yên, qua Phủ Lạng Thương (nay là thành phố Bắc Giang) rồi qua vùng Yên Dũng xuôi xuống hợp lưu với sông Lục Nam, sông Cầu tạo thành sông Thái Bình.
Hầu như không vùng quê nào trong tỉnh không có huyền tích, huyền thoại về những người anh hùng và dấu vết của chiến công hiển hách, suốt từ Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hoà, thành phố Bắc Giang. Chỉ tính ngay đoạn sông Thương chảy qua thành phố Bắc Giang thôi, đã chất chứa trong lòng nó bao thăng trầm lịch sử.
Ngay chân cầu sắt, sát kề cầu Mỹ Độ qua sông Thương là bến Giang Tân xưa kia thuộc trang Đa Mỗi (nay là Đa Mai) , người xưa kể rằng, đã có cuộc chiến của quan quân nhà Trần chống giặc Nguyên Mông. Hai nàng công chúa Ngọc Nương, Bảo Nương đã dùng mỹ nhân kế dụ chìm thuyền giặc, giết chết tướng giặc và cùng tự vẫn trên sông.
Nhân dân lập đền thờ Hai Bà ngay sát mép sông. Dòng sông hoa đào bên bồi bên lở từng đông nghẽn lại bởi “thây chết thành núi, máu chảy thành sông”, khi Lê Lợi, Nguyễn Trãi chỉ huy quân đánh tan giặc Minh tại Xương Giang. Chiến trường khổng lồ năm xưa vẫn còn in dấu tích trên "thành cổ Xương Giang" ngay trong thành phố.
Đôi lúc tôi tự hỏi, sao Bắc Giang quê mình đẹp là thế, nhiều huyền tích, huyền thoại, dân ca thế, cũng anh hùng và giàu văn hiến… mà sao vẫn nghèo, vẫn chưa thơ thới đi trong đường lớn của sự phát triển? Phải chăng, ở một góc độ nào đấy, ta chưa thật sự đánh giá đúng và quan tâm tường tận đến văn hoá?
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |