Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đồng bào các tôn giáo ở nước ta đã có đóng góp gì trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước

Đồng bào các tôn giáo ở nước ta đã có đóng góp gì trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
556
1
0
duc-anh.le17
01/09/2020 15:24:08
+5đ tặng

Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những năm qua, đồng bào các tôn giáo đã gắn bó, đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc. Trong tình hình mới, các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai trò của các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, phân bố đan xen ở khắp các vùng, miền, cả thành thị, nông thôn và miền núi. Hiện nay, số lượng tín đồ các tôn giáo có khoảng 30 triệu người, chiếm gần 30% dân số cả nước. Trong đó, đạo Phật hơn 10 triệu, Công giáo hơn 6 triệu, Tin Lành khoảng 1 triệu, Cao Đài khoảng 3,2 triệu, Hòa Hảo khoảng 1,4 triệu, Hồi giáo khoảng 67 nghìn; trên 100 nghìn chức sắc, chức việc, nhà tu hành. Mặc dù sự hình thành, phạm vi ảnh hưởng và tác động chính trị - xã hội của các tôn giáo không giống nhau, nhưng tựu trung, đồng bào các tôn giáo đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
duc-anh.le17
01/09/2020 15:24:21
+4đ tặng

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hàng chục vạn thanh niên có đạo đã tham gia chiến đấu, nhiều người anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo phù hợp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo đồng bào tôn giáo. Bởi vậy, sinh hoạt tôn giáo ngày càng phát triển: số người tham gia các hoạt động tôn giáo gia tăng; nhà thờ, đình chùa, miếu mạo, thánh thất được tu sửa và tôn tạo, xây cất lại khang trang; việc in ấn tài liệu, đào tạo các chức sắc tôn giáo được chú trọng, v.v. Nhiều tín đồ, giáo sĩ và nhà tu hành nhận thức đúng chính sách, luật pháp của Nhà nước, làm tốt cả “việc đạo” và “việc đời”. Chính vì thế, những năm gần đây, tình hình kinh tế, an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở hầu hết các vùng tôn giáo là ổn định.

Để hướng hoạt động tín ngưỡng của các tôn giáo đúng pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về Công tác tôn giáo, như: Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 16-10-1990; Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Pháp lệnh 21/2004/PL-UBTVQH 11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá 11 “Quy định về các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo”. Chính phủ ban hành Nghị định 22/2005/NĐ-CP, ngày 01-3-2005 “Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”; Chỉ thị 1940/CT-TTg, ngày 31-12-2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về nhà, đất liên quan đến tôn giáo”, v.v. Những văn bản trên đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề, xây dựng niềm tin của đồng bào tôn giáo với Đảng, Nhà nước. Trong giai đoạn mới, Đảng, Nhà nước ta chủ trương “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo,... tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo; động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”1. Đồng thời, khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Nhờ đó, quần chúng nhân dân, tín đồ và các chức sắc tôn giáo yên tâm, phấn khởi, tích cực thực hiện tốt cả “việc đạo, việc đời”, tin tưởng vào chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lao động, sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo; đấu tranh ngăn chặn những hoạt động lợi dụng tôn giáo, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

1
0
duc-anh.le17
01/09/2020 15:24:33
+3đ tặng
Cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là địa phương có đông đồng bào tôn giáo và các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến cơ sở đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giáo dục nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp Nhà nước cho đồng bào các tôn giáo. Các cơ quan thông tấn, báo chí trong hệ thống chính trị đã và đang thực hiện tốt việc tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; phản ánh chân thực, sinh động đời sống tôn giáo của người dân, góp phần quan trọng đưa các chủ trương, chính sách về tôn giáo đến với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước cho các chức sắc tôn giáo. Nổi bật là, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đại biểu các tôn giáo nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Hiến pháp năm 2013 khu vực phía Bắc, khu vực phía Nam, góp phần tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo; phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cùng với đó, Ban Tôn giáo Chính phủ tích cực phối hợp với một số bộ, ban, ngành Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tôn giáo; duy trì hoạt động của Tạp chí Công tác Tôn giáo và trang thông tin điện tử phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh để phục vụ nhu cầu của bạn đọc trong nước và quốc tế, đấu tranh với âm mưu của các thế lực thù địch hòng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc. Các tôn giáo đều xây dựng đường hướng hành đạo riêng, phù hợp với đạo lý của mình, như: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo, “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo, “Sống phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc” của Hội thánh Tin Lành, “Nước vinh, đạo sáng” của Cao Đài, v.v. Những đường hướng này vừa phù hợp với giáo lý, truyền thống dân tộc, vừa phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và xu hướng phát triển của thời đại, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
1
0
duc-anh.le17
01/09/2020 15:24:45
+2đ tặng

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tôn giáo vẫn còn một số hạn chế, như: nhận thức về quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước của một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa đầy đủ; việc triển khai thực hiện có lúc, có nơi chưa thực sự nghiêm túc, thiếu triệt để, tạo sơ hở, thiếu sót để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc. Công tác thông tin tuyên truyền về công tác tôn giáo còn hạn chế, khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương cần phải tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; trong đó, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng, nhất là cho các chức sắc tôn giáo. Đây là lực lượng nòng cốt tuyên truyền, vận động đồng bào tôn giáo thực hiện nghiêm quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, hướng các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trên cơ sở tôn trọng và phát huy những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo, cấp ủy, chính quyền các cấp phải thường xuyên chăm lo, bảo đảm quyền dân chủ của đồng bào các tôn giáo theo pháp luật; gắn liền yêu cầu mở rộng dân chủ với giữ vững kỷ cương trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những biểu hiện lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, dân chủ để vi phạm pháp luật, kích động nhân dân, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành,... gây rối trật tự, làm mất ổn định chính trị - xã hội, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo. Qua đó, tăng cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×