Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ý nghĩa cách mạng tư sản Anh, Mĩ, Pháp. Hậu quả cách mạng công nghiệp. Ý nghĩa công xã Pa - ri

1. Ý nghĩa cách mạng tư sản Anh, Mĩ, Pháp.
2. Hậu quả cách mạng công nghiệp.
3. Ý nghĩa công xã Pa - ri.
4. Nội dung và ý nghĩa cuộc cải cách Nhật Bản.
5. Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
6. Trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây.
12 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.795
4
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/10/2017 20:51:26
1* Cách mạng tư sản Anh:

- Nhiệm vụ và mục tiêu:Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế 
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,
- Lãnh đạo cách mạng: Quí tộc mới + tư sản+ quần chúng nhân dân
- Hình thức: Nội chiến.
- Kết quả: Thiết lập nền Quân chủ lập hiến
- Ý nghĩa: Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.

* Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ:

- Nhiệm vụ và mục tiêu: Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển
- Lãnh đạo cách mạng: tư sản + chủ nô+ quần chúng nhân dân + nô lệ
- Hình thức: cách mạng giải phóng dân tộc.
- Kết quả: Thành lâp Hợp Chúng quốc Hoa Kì
- Ý nghĩa: Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh.

* Cách mạng tư sản Pháp:

- Nhiệm vụ và mục tiêu: Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế
=> Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- Lãnh đạo cách mạng: tư sản (đại tư sản, vừa, nhỏ) + quần chúng nhân dân
- Hình thức: Nội chiến + chiến tranh vệ quốc
- Kết quả: Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ
- Ý nghĩa: Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/10/2017 20:52:11
2
- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
- Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
0
0
Thiên Thiên Ái
21/10/2017 20:52:19
1 nước anh "cuộc Cách mạng tư sản Anh đã thành công, chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn. đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng.
Về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Các Mác viết "thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mở thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến".

pháp "Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản : lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành. Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.
Do ảnh hưởng của cách mạng và do hậu quả khách quan của những cuộc chiến tranh thôn tính các nước châu Âu, chế độ phong kiến đã bị lung lay ở khắp châu Âu. Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố 
 nước Mĩ + Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Bắc Mĩ. 
+ Là cuộc cách mạng tư sản ,góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX 
chúc bạn thi tốt, thân! ^^hủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/10/2017 20:52:39
3
Ý nghĩa:
là hình ảnh của một chế độ mới,xã hội mới.Cổ vũ nhân dân lao động trên thế giới về sự nghiệp đấy tranh cho một tương lai tốt đẹp.Nó còn để lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản
1
0
Huyền Thu
21/10/2017 20:52:52
Câu 6
Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á : Anh chiếm Mã Lai. Miến Điện : Pháp chiếm Việt Nam. Lào và Cam-pu-chia : Tây Ban Nha,rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin : Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ờ Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.
1
0
Huyền Thu
21/10/2017 20:53:15
Câu 5:

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:

Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.

2
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/10/2017 20:53:30
4
* Ý nghĩa:
+ Tạo nên những chuyển biến XH sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực
+ Tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa nước Nhật trở thành nước TB hùng mạnh ở Châu Á
0
0
Thiên Thiên Ái
21/10/2017 20:53:44

2 - Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
- Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

0
0
Nguyễn Thị Thu ...
21/10/2017 20:53:51
1 Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình: 
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó. 
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân). 
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển. 
- Mở ra thời thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.
2/- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
- Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

3/Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari :
+ Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn.(0,75 điểm)
+Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
4/Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản : 

- Làm sáng tỏ khái niệm về cuộc cách mạng tư sản. 

+ Mục đích : lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển. 

+ Lực lượng lãnh đạo : giai cấp tư sản. 

+ Động lực cách mạng : đông đảo quần chúng nhân dân. 

+ Kết quả, ý nghĩa : nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
  • 5/Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
  • Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu- chia, Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
  •  Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.
  • 6/Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á : Anh chiếm Mã Lai. Miến Điện : Pháp chiếm Việt Nam. Lào và Cam-pu-chia : Tây Ban Nha,rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin : Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
    Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ờ Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/10/2017 20:54:02
6
Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á : Anh chiếm Mã Lai. Miến Điện : Pháp chiếm Việt Nam. Lào và Cam-pu-chia : Tây Ban Nha,rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin : Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ờ Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/10/2017 20:54:20
Câu 5:

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:

Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.

0
0
Thiên Thiên Ái
21/10/2017 20:56:02

câu 6 Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản đã hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa thì ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị và đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhân cơ hội này, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm.

Ở In- đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV, XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước này.

Phi-líp-pin cũng bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sauk hi giành thắng lợi trong chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mĩ liền tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Phi-líp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.

Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi sát nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po) sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.

Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×