Có lẽ từ lâu, với người nghệ sĩ thì thiên nhiên đã trở thành người bạn tri kỉ để thi nhân ta bộc lộ, giãi bày tâm hồn thanh cao hướng thượng, hướng thiện của mình. Có câu “thiên địa nhân nhất thể” phải chăng cũng là muốn nói tới sự hòa hợp ấy. nhưng yêu thiên nhiên, say sưa và hết lòng với thiên nhiên dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt thì đó còn là một tinh thần lạc quan rất đáng ngưỡng mỗ. và thơ Bác, những vần thơ thép chính là sự kết hợp nổi bật giữa tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, đặc biệt qua hai bài thơ”đi đường” và “ngăm trăng” đã biểu hiện rõ điều đó.
Thiên nhiên đã trở thành nơi lưu giữ những mảnh hồn thanh cao, và đạm bạc nhưng vẫn rất đáng ngưỡng mộ của Bác. Thiên nhiên tươi đẹp với trăng hoa, tuyết núi sông chẳng của riêng Bác mà đã trở thành người bnaj tri kỉ của thi sĩ muôn đời, ây thê nhưng bằng tình yêu thiên nhiên của mình, thiên nhiên hiện diện trong thơ Bac vẫn đầy những vẻ đẹp riêng, say mê và cuôn hút.
Trước nhất, thơ Bác đong đầy một tình yêu thiên nhiên rộng lớn. ta thây rât rõ qua bài thơ “ngăm trăng”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Nêu hai câu thơ đầu là hoàn cảnh, là bản lề để cho người đọc thấy được trong nghịch cảnh đầy thiêu thốn về vật chất nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào, nồng đượm làm sao. Bác vẫn say ưa vơi vầng trăng, vẫn không khỏi chếnh choang vơi vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng của thiên nhiên trong đem trăng sáng. Người thi sĩ giàu tình yêu thiên nhiên đã nhanh chóng bị không gian thơ mộng và vầng trăng trong áng, cao khiết kia làm rung động. và chính đó đã trở thành chất xúc tác để nhà thơ viết nên những trang hoa, tờ hoa với tình cảm rung động. vì yêu thiên nhiên tha thiết lắm nên người chiên sĩ ấy mới có thể vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, sinh động và thơ mộng đến vậy. và ta cũng bắt gặp vẻ đẹp ấy trong “Đi đường”.
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Trong những bước đường mệt nhọc, gian truân, nhưng thiên nhiên hùng vĩ vẫn không nguôi ám ảnh và làm rung động tâm hồn nghệ sĩ của người chiến sĩ. Nếu ở “Ngắm trăng” là bức tranh thiên nhiên ngập đầy trăng thơ mộng, trữ tình thì trong bài thơ”Đi đường” thiên nhiên hiện lên đầy hùng vĩ, dữ dội và rộng lớn. qua đấy thấy được thiên nhiên trong thơ Bác mới phong phú, giàu có biết bao.
Nhưng thình yêu thiên nhiên giữa hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, cũng chính là một biểu hiện rất rõ của tinh thần lạc quan. Ta thấy ở trong “ngắm trăng” một người tù thiếu thốn mọi bề về vật chất, nhưng đã quên đi nỗi bất hạnh và thiếu thốn của bản thân để vẫn say sưa với thiên nhiên. Ta cũng nhìn ra một người đi đường mới biết gian lao, núi cao rồi lại núi cao muôn trùng nhưng khi lên đến tận cùng vẫn thỏa sức ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ. Đó là biểu hiện của tinh thần lạc quan, biết vượt lên trên hoàn cảnh, biết vượt ngục về tinh thần để chiến thắng nghịch cảnh, thăng hoa tâm hồn, lạc quan, ung dung thưởng ngoạn thiên nhiên.
Qua hai bài thơ, một lần nữa chân dung người chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh lại càng được phác họa rõ nét hơn. Đó là vẻ đẹp hài hòa, sinh động và điển hình của trái tim Bác, cũng là thanh nam châm thu hút người đọc mỗi khi tiếp cận thơ Bác. Với tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, thơ Bác quả thực đã đánh thức những rung động tươi đẹp, trong sáng trong tâm hồn người đọc.