Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích chức năng của gia đình? Ví dụ

câu 1: phân tích chức năng của gia đình? ví dụ

 

câu 2: phân tích chế dộ hôn nhân ở nước ta hiện nay? ví dụ

 

 

7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.300
1
1
Khánh Linh Vu
13/05/2020 21:07:54
1.Chức năng cơ bản của gia đình là vai trò cơ bản của gia đình mà vai trò đó làm cơ sở cho toàn bộ sự hoạt động và phát triển của gia đình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Doãn
13/05/2020 21:08:21
1
Chức năng cơ bản của gia đình là vai trò cơ bản của gia đình mà vai trò đó làm cơ sở cho toàn bộ sự hoạt động và phát triển của gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng mỗi con người, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình có ba chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế. Chức năng sinh đẻ nhằm tái sản xuất ra con người, nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Nhờ có chức năng sinh để của gia đình mà xã hội không thể bị diệt vong. Chức năng giáo dục nhằm trang bị cho con người những tri thức cần thiết để phục vụ cuộc sống, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Chức năng kinh tế của gia đình nhằm tạo ra những gia đình ấm no. Kinh tế gia đình phát triển thì nền kinh tế quốc gia mới hưng thịnh. Trong các chức năng trên, chức năng giáo dục đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, gia đình Việt Nam còn có chức năng quan tâm, chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi.
0
1
Doãn
13/05/2020 21:09:19
Điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

* Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay: 
+ Hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên tình yêu chân chính: Tự nguyện: Cá nhân tự do kết hôn theo luật định; tiến bộ: bảo đảm về mặt pháp lí (có đăng kí kết hôn). Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm nguyên tắc tự do li hôn.

* Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước kia:
+ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.
+ Hôn nhân cho cha mẹ sắp đặt, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối.
+ Trong nhà "chồng chúa vợ tôi" .

+ Nữ thập tam, nam thập lục (tảo hôn).



 
1
1
Khánh Linh Vu
13/05/2020 21:09:58
2. 

 
Tìm kiếm
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật hôn nhân » Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam
TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam

Để đảm bảo cho quan hệ hôn nhân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Luật Hôn nhân và gia đình đưa ra những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình.

 
  • Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của cá nhân vợ, chồng là gì?
  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên là thế nào?
  • Luật hôn nhân và gia đình (theo nghĩa rộng) là gì?

Mục lục

  • 1. Các văn bản về chế độ hôn nhân và gia đình
  • 2. Thế nào là nguyên tắc cơ bản?
  • 3. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn, Luật hôn nhân và gia đình là một trong những ngành luật riêng chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật dân sự và ngành luật nào cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định rõ những nguyên tắc cơ bản, nền tảng cơ bản điều chỉnh toàn bộ nội dung liên quan đến lĩnh vực này. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những nguyên tắc cơ bản đó.

→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về chế độ hôn nhân, tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.

1. Các văn bản về chế độ hôn nhân và gia đình

– Hiến pháp năm 2013

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

2. Thế nào là nguyên tắc cơ bản?

Bất kỳ hoạt động nào có mục đích muốn đạt được kết quả, đòi hỏi những người tham gia hoạt động phải xác định được các nguyên tắc hoạt động và tuân thủ triệt để nó. Theo nghĩa chung nhất, nguyên tắc được hiểu là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”  (Trung tâm từ điển ngôn ngữ (2003), “Từ điển Tiếng Việt ”, trang 694, Nhà xuất bản Đà Nẵng).

Như vậy, nguyên tắc được hiểu với nghĩa là tư tưởng chỉ đạo, quy tắc cơ bản của một hoạt động nào đó. Hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật là những hoạt động thực tiễn có tính khoa học, nên cũng phải tuân theo các nguyên tắc pháp luật nhất định. Đó là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, định hướng, xuyên suốt toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật.

Luật hôn nhân và gia đình là một trong những ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Hoạt động xây dựng và thực hiện ngành luật này một mặt cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật, nhưng mặt khác chịu sự chi phối, chỉ đạo bởi các nguyên tắc đặc thù chuyên ngành phù hợp với tính chất, đặc điểm các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.

Tóm lại, nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam là những điều cơ bản định ra, tư tưởng chỉ đạo nền tảng, mang tính định hương xuyên suốt, chỉ đạo trong toàn bộ quá trình nhận thức, xây dựng và thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình, được các cá nhân và tổ chức liên quan tuân thủ khi thực hiện những hoạt động chịu sự điều chỉnh trong lĩnh vực này như kết hôn, ly hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, chế độ tài sant của vợ chồng, quan hệ cha mẹ con, cấp dưỡng…

→ Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.

3. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam

Để thực hiện được mục đích giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhà nước, tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cần phải có những định hướng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình. Những định hướng này thể hiện quan điểm, đường lối và chính sách của Nhà nước ta trong quá trình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình, được quy định trong luật và được gọi là nguyên tắc cơ bản của luật.

Để đảm bảo cho quan hệ hôn nhân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đưa ra năm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

0
1
Clhavy
13/05/2020 21:11:29
1)Chức năng cơ bản của gia đình là vai trò cơ bản của gia đình mà vai trò đó làm cơ sở cho toàn bộ sự hoạt động và phát triển của gia đình.
2)  khó quá à
    bn cho điểm mk đc ko, thanks nhìu
1
0
Stt ngầu
13/05/2020 21:17:20
Câu 1:
Chức năng cơ bản của gia đình là vai trò cơ bản của gia đình mà vai trò đó làm cơ sở cho toàn bộ sự hoạt động và phát triển của gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng mỗi con người, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình có ba chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế. Chức năng sinh đẻ nhằm tái sản xuất ra con người, nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Nhờ có chức năng sinh để của gia đình mà xã hội không thể bị diệt vong. Chức năng giáo dục nhằm trang bị cho con người những tri thức cần thiết để phục vụ cuộc sống, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Chức năng kinh tế của gia đình nhằm tạo ra những gia đình ấm no. Kinh tế gia đình phát triển thì nền kinh tế quốc gia mới hưng thịnh. Trong các chức năng trên, chức năng giáo dục đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, gia đình Việt Nam còn có chức năng quan tâm, chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi.
1
0
Stt ngầu
13/05/2020 21:17:44
Câu 2:
Điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

* Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay: 
+ Hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên tình yêu chân chính: Tự nguyện: Cá nhân tự do kết hôn theo luật định; tiến bộ: bảo đảm về mặt pháp lí (có đăng kí kết hôn). Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm nguyên tắc tự do li hôn.

* Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước kia:
+ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.
+ Hôn nhân cho cha mẹ sắp đặt, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối.
+ Trong nhà "chồng chúa vợ tôi" .

+ Nữ thập tam, nam thập lục (tảo hôn).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×