Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận cuốn sách " Cho tôi xin một vé đi về tuổi thơ"

Cảm nhận cuốn sách " cho tôi xin một vé đi về tuổi thơ"

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
927
1
0

Ai mà chẳng có một tuổi thơ thật đẹp đẽ.. Tuổi thơ của tôi cũng vậy, tràn ngập tiếng cười, niềm vui, tràn ngập những yêu thương, lo lắng. Ở những nơi mà tôi từng sinh sống, có biết bao nhiêu kỉ niệm, nào là những trưa nắng, không đi ngủ trưa mà trốn đi chơi, những buổi chơi ô ăn quan hay nhảy lò cò… Đó là một tuổi thơ chưa từng biết nghĩ đến sự cô đơn là gì, chưa lo lắng đến việc mình làm lụng để mưu sinh. Nhưng đến khi lớn lên, con người ta luôn bận rộn, luôn suy nghĩ nhiều thứ. Khi ta còn thơ bé, ta sẽ sẵn sàng làm những gì mình muốn, nhưng khi lớn lên, ta chỉ muốn làm những gì mà người khác mong muốn. Vì vậy, giữa trẻ con và người lớn luôn có nhiều điểm rất khác biệt.

Tôi biết về tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã lâu, nhưng đến bây giờ, tôi mới có dịp được đọc những cuốn sách của ông. Một trong những cuốn sách mà tôi vô cùng ấn tượng đó là cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Cuốn sách này đã được tặng giải thưởng văn học ASEAN 2010. Cuốc sách có bìa màu vàng, in hình một cậu bé, tờ bìa phía sau, tác giả đã nói rằng: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Nguyễn Nhật Ánh viết quyển sách để nói về tuổi thơ của 4 nhân vật là thằng Cu Mùi, thằng Hải Cò, con Tí Sún và con Tũn gồm tất cả 12 chương.

Tôi vô cùng ấn tượng với chương 1 “Tóm lại đã hết một ngày” và chương 2 “Bố mẹ tuyệt vời”, bởi nó khiến cho tôi càng thêm biết ơn bố mẹ của mình. Với chương 1, tôi cảm nhận được tình yêu thương, lo lắng của mẹ dành cho tác giả lúc còn nhỏ. Mà mối quan tâm chủ yếu là về sức khỏe, đối với trẻ con thì chẳng hề để ý đến sức khỏe của mình cho mấy, nhưng đến khi càng lớn tuổi, mối quan tâm về sức khỏe càng tỏ ra vô cùng đúng đáng, quan trọng. Khi đọc quyển sách, rất nhiều kí ức ùa về trong đầu óc tôi. Tôi nhớ lại về những ngày mình 7, 8 tuổi, tôi chẳng nghĩ gì nhiều về mặt tình cảm. Nhưng càng lớn, chỉ số tăng trưởng về mặt tình cảm càng tăng lên. Chẳng hạn, tình cảm của mình đối với gia đình. Trong chương 2, tác giả kể về những trò chơi mà ông và các người bạn nhỏ trong xóm cùng nhau chơi. Nó mang lại rất nhiều tiếng cười với tôi, và chắc hẳn, nếu bạn đọc được chương này, bạn sẽ cảm nhận được giống như tôi.

Ngoài ra, tôi cũng rất thích chương “Đặt tên cho thế giới”. Cu Mùi cũng Hải Cò, con Tí Sún, con Tũn cùng nhau thay đổi những suy nghĩ của bản thân. Cả bọn cho rằng “cái cánh tay là cái miệng”, nói “đi chợ thay cho đi ngủ”, cũng như “cái cặp biến đổi thành cái giếng”… Cả bọn quyết tâm thay đổi cách gọi, đặt tên lại cho cả thế giới chỉ với mực đích làm cho thế giới trở nên mới mẻ, bớt nhàm tẻ. Những câu chuyện như vậy cũng rất mang lại tiếng cười, cho thấy được tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh rất vui, đầy lý thú. Ở cuối chương 12, tác giả có viết “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn..”. Đúng vậy, tuổi thơ cho ta rất nhiều kỉ niệm, khi nhỏ, ta thường ước mong được làm người lớn để tự do làm điều mình thích mà không phải xin phép ba mẹ. Đến khi lớn, ta mới biết rằng, cuộc sống của một người lớn lại còn tẻ nhạt gấp nhiều lần cuộc sống trẻ con, nó khiến ta khát khao nói lên một điều rằng: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0

Văn học nghệ thuật bám rễ chặt chẽ vào đời sống hiện thực. Mỗi tác phẩm nghệ thuật thực sự có giá trị phải gửi đến độc giả một thông điệp, một lời nhắn nhủ sâu sắc trong cuộc sống, phải có sức lay động công chúng bằng trách nhiệm, tấm lòng và trái tim chân thành, nhiệt huyết của người nghệ sĩ. Cũng như Nguyễn Nhật Ánh một cái tên khá quen thuộc đối với độc giả yêu văn học. Chắc hẳn đối với mỗi chúng ta tác phẩm “Cho tôi một vé đi tuổi thơ” của tác giả đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong tâm trí người đọc về sự hoài niệm, trở về quá khứ, trở về cái tuổi thơ tinh nghịch, hồn nhiên, trong sáng của một thời đã trôi qua.

Nhân vật trong truyện là hình ảnh bốn đứa trẻ: Thằng Mùi, thằng Hải Cò, con Tủn, con Tí Súng có tuổi thơ cùng lớn lên bên nhau. Truyện được kể bằng lời của thằng Mùi dưới hình thức là “thằng cu Mùi” lúc bé và những suy ngẫm, đánh giá của “ông Mùi” khi đã gần 50 tuổi. Trước những suy nghĩ đầy bi quan của tuổi mới lớn chưa hiểu gì về ý nghĩa của cuộc sống và cách nhận xét về cuộc sống “thật buồn chán và tẻ nhạt” của những đứa trẻ khơi gợi bao điều suy nghĩ trong chúng ta. Những trò nghịch ngợm của chúng ta nó thật đáng yêu làm sao! Bên cạnh cái tuổi thơ hồn nhiên đó lại chính là những bài học quý giá về cuộc sống, những triết lí, suy ngẫm về cuộc đời. Để rồi cuối cùng tác giả đã kết thúc truyện bằng câu “Để sống tốt hơn, đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi làm người lớn”. Điều đó cũng đủ khiến ta hiểu được những đứa trẻ ấy, đã tìm thấy được niềm vui của tuổi thơ.

Quả thật, đúng như nhà văn đã nói “Cho tôi một vé đi tuổi thơ”, cho dù là từng câu, cho đến từng trang sách, tác phẩm cũng không hề lẫn với bất cứ một quyển sách nào. Ở mặt sau của sách, tác giả có viết: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai đã từng là trẻ em”. Cuộc đời mỗi người ai mà chưa từng trải qua một thời tuổi thơ đầy ngây thơ, hồn nhiên. Nhưng có lẽ chúng ta không thể ghi nhớ, khắc tạc hoặc vẽ lên từng chi tiết của tuổi thơ như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đọc truyện của tác giả, em thấy được một chút hình ảnh tuổi thơ của mình ở đó. Một thời mà em luôn mơ mộng về một cuộc sống tự do, được thỏa sức vui chơi, bày trò tinh nghịch. Tác giả đã đưa chúng ta về với một thế giới tươi đẹp bằng những rung cảm chân thật, sự đồng điệu về cảm xúc, nơi mà ở đó luôn ngập tràn kí ức tuổi thơ, nơi có những tâm hồn trong sáng, hồn nhiên. Những cảm xúc ngày xưa đã thực sự sống lại khi em bắt đầu đọc những dòng đầu của tác phẩm. Em nghĩ nếu đã là tuổi thơ thì ai mà chẳng tinh nghịch, thích vui chơi và bày trò lạ.

Tác giả viết nên tác phẩm này không phải chỉ để gợi nhắc ta nhớ về tuổi thơ mà tác giả còn muốn nhắn nhủ đôi lời với người lớn: “Tôi muốn người lớn thông cảm với trẻ em hơn”. Có nghịch ngợm, hồn nhiên mới là trẻ con. Nói đến đây, em chợt nhớ một triết lí về hình ảnh con đường trong truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Em nghĩ câu nói này cũng giống như tuổi thơ của ta vậy, kì thực tuổi thơ ai mà không có sự buồn chán khi bị gò bó vào những khuôn khổ, phép tắc của người lớn. Nhưng niềm vui sẽ đến khi ta tự tạo niềm vui cho mình, vẽ nên một tuổi thơ đầy ước mơ, hi vọng.

Với giọng điệu nhẹ nhàng, trong vắt, cách nói hồn nhiên, mang đậm chất trẻ thơ. Câu chuyện sử dụng những từ ngữ bình dị, gần gũi, chân thật gắn liền với suy nghĩ và tính cách nhân vật là trẻ em khiến người đọc nghĩ rằng đây là quyển nhật kí của một đứa trẻ. Vậy mà thật ra đó lại là lời văn của một nhà văn trưởng thành. Chắc hẳn nhà văn cũng là người từng trải nên ông mới viết nên những tháng năm tuổi thơ sâu sắc như vậy. Em cũng muốn xin một vé đi tuổi thơ – một chuyến đi vài ngày về quá khứ.

Đối với mỗi người, tuổi thơ chỉ một lần trải qua và ta cũng không thể thay đổi được quá khứ. Vì vậy, ta hãy sống, sống thật vui cho tuổi thơ để sau này mỗi khi nhớ lại, ta sẽ mỉm cười trân trọng cuộc sống. Nếu ai muốn nếm trải một lần nữa mùi vị của tuổi thơ, hãy nhanh chóng xin một vé đi tuổi thơ về cùng với Nguyễn Nhật Ánh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×