Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận khổ thơ thứ 2 trong bài Viếng lăng Bác

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
234
1
0
Chou
02/06/2020 19:47:55

    Vào ngày mùng 2/9/1969, người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh đã ra đi cùng với thế giới người hiền, nhà thơ Tố Hữu đã thay mặt đồng bào nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế viết lên những vần thơ thể hiện niềm kính yêu, tiếc thương vô hạn trước sự kiện lịch sử trọng đại này. Bảy năm sau ngày mất của Bác, cảm xúc ấy vẫn còn vẹn nguyên trong lòng Viễn Phương – người con của miền Nam trong một dịp ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác. Điều đó đã được nhà thơ ghi lại trong bài thơ "Viếng lăng Bác" (1976) với một ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, tinh tế, giàu cảm xúc thể hiện niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn đối với vị lãnh tụ của dân tộc.

    Bài thơ là nỗi lòng của người con miền Nam lần đầu được ra thăm Bác, bồi hồi, xúc động. Tất cả được thể hiện rõ nét nhất ở khổ thơ thứ 2 và 3 của bài thơ.

    Nếu như ở khổ thơ đầu, nhà thơ gợi nhắc tới bao phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta qua hình ảnh "hàng tre" thì đến khổ hai, nhà thơ tiếp tục thể hiện những xúc cảm của mình trước những đoàn người vào lăng viếng Bác. Ở khổ hai, nhà thơ đã tạo nên hai cặp câu, mỗi cặp câu đều có sự sóng đôi của hình ảnh tả thực và ẩn dụ. Hai câu thơ đầu, có hai hình ảnh mặt trời: "mặt trời" thứ nhất ở câu đầu là mặt trời của tự nhiên, của vũ trụ; "mặt trời" thứ hai ở câu hai là để chỉ Bác Hồ. Thực ra, việc ví Bác với mặt trời không phải là mới, trước Viễn Phương đã có rất nhiều nhà thơ đã ví Bác với mặt trời. Tố Hữu đã từng có ý thơ:

"Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà Đế quốc là loại dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người..."

    Nhưng cái mới mẻ của Viễn Phương là đã kết hợp ẩn dụ với nghệ thuật nhân hóa. Mặt trời của tự nhiên vốn đã đẹp, vốn đã rực rỡ chói lóa, ấy vậy mà vẫn phải ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tài năng và nhân cách của Hồ Chí Minh. Cảm nhận về hai câu thơ này, giáo sư Trần Đình Sử trong bài "Lời người con miền Nam ra thăm cha già dân tộc", đã viết: "Ví Bác với mặt trời là hình ảnh đã quen nhưng so sánh mặt trời trên lăng với mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới, xuất thần, thoát sáo, chưa hề có. Mặt trời rất đỏ làm nhớ tới trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân". Với việc ví Bác với mặt trời, Viễn Phương vừa ca ngợi sự vĩ đại của Bác, vừa nhấn mạnh được tư tưởng ngời sáng của Người, lại vừa thể hiện được lòng thành kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác Hồ.

    Hai câu tiếp, nhà thơ miêu tả cảnh dòng người lần lượt vào lăng viếng Bác:

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."

    Điệp từ "ngày ngày" diễn tả vòng thời gian tuần hoàn liên tục, ngày nào cũng thế từng dòng người cứ lần lượt vào thăm viếng Bác. Bài thơ viết theo thể tám chữ nhưng tới câu thơ cuối khổ hai, lại dôi ra thành chín chữ một dòng thơ, kết hợp với dấu chấm lửng ở cuối câu thơ, làm cho nhịp thơ trở nên chậm lại, chứa đầy cảm xúc và khiến cho khổ thơ như vẫn tiếp tục kéo dài ra hơn. Ở đây, tác giả cũng sử dụng nghệ thuật ẩn dụ qua hình ảnh "dòng người" rất đẹp, đầy gợi cảm. Đoàn người vào lăng viếng Bác khiến tác giả liên tưởng giống như một tràng hoa và mỗi người là một bông hoa kết thành tràng hoa dâng lên Bác lòng thương nhớ, kính yêu. Đồng thời người đọc còn nhận ra các sử dựng từ ngữ của Viễn Phương rất độc đáo, đắc địa.

    Tác giả sử dụng từ " dòng người" chứ không phải là "đoàn người", "hàng người", điều đó có tác dụng gợi lên sự tiếp nối trải dài tới vô tận của những dòng người vào lăng. Cụm từ "Đi trong thương nhớ" gợi tả tình yêu thương và nỗi nhớ mong của nhân dân dành cho Bác, bao trùm lên cả không gian và thời gian vô tận "ngày ngày". Đặc biệt, hình ảnh "Bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh hoán dụ rất đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng: Bác Hồ với bảy mươi chín tuổi xuân đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã đem lại mùa xuân lớn cho quê hương, đất nước. Tóm lại, với hai câu cuối khổ hai, nhịp thơ chậm, hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo, từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã miêu tả nhưng dòng người vào lăng viếng Bác bằng tất cả lòng thành kính, biết ơn sâu sắc.

    Hòa theo dòng người vào lăng viếng Bác, khi trước di hài Bác, xúc cảm nghẹn ngào của nhà thơ được đẩy lên cao hơn:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

    Nghệ thuật nói giảm nói tránh "giấc ngủ bình yên" có tác dụng giảm bớt sự đau thương, mất mát của cả dân tộc khi Bác đã ra đi. Đồng thời cho thấy giấc ngủ nhẹ nhàng, bình yên, thanh thản của Bác trong giấc ngủ ngàn thu. Hình ảnh "vầng trăng sáng dịu hiền" là một hình ảnh đầy chất thơ, rất giàu sức gợi. Đây là hình ảnh ẩn dụ gợi ta liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Qua những vần thơ về trăng của Bác, chúng ta thấy tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, chất nghệ sĩ trong con người HCM. Cùng với mặt trời, hình ảnh vầng trăng đã hoàn thiện bức chân dung HCM trong tâm khảm mỗi người: chói lóa, rực rỡ, trong sáng, thanh cao, hiền lương, thương mến.

    Từ niềm xúc cảm nghẹn ngào chuyển sang niềm xót xa, đau đớn, tiếc nuối:

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim."

    Hình ảnh "trời xanh" là hình ảnh ẩn dụ: khẳng định Bác còn sống mãi trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, sự nghiệp và tư tưởng của Người trường tồn mãi với thời gian, năm tháng như bầu trời xanh của vũ trụ, của tự nhiên. Dù nhận thức được như thế nhưng lí trí không điều khiển được cảm xúc, tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát, ra đi mãi mãi của Người. Nỗi đau được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: "Mà sao nghe nhói ở trong tim!". Cấu trúc tương phản " Vẫn ... mà" kết hợp với dấu chấm than ở cuối khổ thơ đã diễn tả tình cảm thật chân thành, xót xa, đau đớn vô hạn trong đáy sâu tâm hồn của một đứa con xa nhà, nay trở về chịu tang cha, đứng trước di hài của cha mà nước mắt không ngừng rơi. Đây cũng là cảm xúc chung của biết bao nhiêu người con khi Bác đã về với thế giới người hiền năm xưa: "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa" (Bác ơi! - Tố Hữu).

    Bác đã dành cả cuộc đời mình vì nước, vì dân, mọi cảm xúc không để ngăn lại được khi người con miền Nam được đứng trước Bác. Muôn đời này Bác vẫn ở trong tim những người con đất Việt

 



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
PhOng
02/06/2020 20:43:43

 Vào ngày mùng 2/9/1969, người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh đã ra đi cùng với thế giới người hiền, nhà thơ Tố Hữu đã thay mặt đồng bào nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế viết lên những vần thơ thể hiện niềm kính yêu, tiếc thương vô hạn trước sự kiện lịch sử trọng đại này. Bảy năm sau ngày mất của Bác, cảm xúc ấy vẫn còn vẹn nguyên trong lòng Viễn Phương – người con của miền Nam trong một dịp ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác. Điều đó đã được nhà thơ ghi lại trong bài thơ "Viếng lăng Bác" (1976) với một ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, tinh tế, giàu cảm xúc thể hiện niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn đối với vị lãnh tụ của dân tộc.

    Bài thơ là nỗi lòng của người con miền Nam lần đầu được ra thăm Bác, bồi hồi, xúc động. Tất cả được thể hiện rõ nét nhất ở khổ thơ thứ 2 và 3 của bài thơ.

    Nếu như ở khổ thơ đầu, nhà thơ gợi nhắc tới bao phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta qua hình ảnh "hàng tre" thì đến khổ hai, nhà thơ tiếp tục thể hiện những xúc cảm của mình trước những đoàn người vào lăng viếng Bác. Ở khổ hai, nhà thơ đã tạo nên hai cặp câu, mỗi cặp câu đều có sự sóng đôi của hình ảnh tả thực và ẩn dụ. Hai câu thơ đầu, có hai hình ảnh mặt trời: "mặt trời" thứ nhất ở câu đầu là mặt trời của tự nhiên, của vũ trụ; "mặt trời" thứ hai ở câu hai là để chỉ Bác Hồ. Thực ra, việc ví Bác với mặt trời không phải là mới, trước Viễn Phương đã có rất nhiều nhà thơ đã ví Bác với mặt trời. Tố Hữu đã từng có ý thơ:

"Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà Đế quốc là loại dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người..."

    Nhưng cái mới mẻ của Viễn Phương là đã kết hợp ẩn dụ với nghệ thuật nhân hóa. Mặt trời của tự nhiên vốn đã đẹp, vốn đã rực rỡ chói lóa, ấy vậy mà vẫn phải ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tài năng và nhân cách của Hồ Chí Minh. Cảm nhận về hai câu thơ này, giáo sư Trần Đình Sử trong bài "Lời người con miền Nam ra thăm cha già dân tộc", đã viết: "Ví Bác với mặt trời là hình ảnh đã quen nhưng so sánh mặt trời trên lăng với mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới, xuất thần, thoát sáo, chưa hề có. Mặt trời rất đỏ làm nhớ tới trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân". Với việc ví Bác với mặt trời, Viễn Phương vừa ca ngợi sự vĩ đại của Bác, vừa nhấn mạnh được tư tưởng ngời sáng của Người, lại vừa thể hiện được lòng thành kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác Hồ.

    Hai câu tiếp, nhà thơ miêu tả cảnh dòng người lần lượt vào lăng viếng Bác:

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."

    Điệp từ "ngày ngày" diễn tả vòng thời gian tuần hoàn liên tục, ngày nào cũng thế từng dòng người cứ lần lượt vào thăm viếng Bác. Bài thơ viết theo thể tám chữ nhưng tới câu thơ cuối khổ hai, lại dôi ra thành chín chữ một dòng thơ, kết hợp với dấu chấm lửng ở cuối câu thơ, làm cho nhịp thơ trở nên chậm lại, chứa đầy cảm xúc và khiến cho khổ thơ như vẫn tiếp tục kéo dài ra hơn. Ở đây, tác giả cũng sử dụng nghệ thuật ẩn dụ qua hình ảnh "dòng người" rất đẹp, đầy gợi cảm. Đoàn người vào lăng viếng Bác khiến tác giả liên tưởng giống như một tràng hoa và mỗi người là một bông hoa kết thành tràng hoa dâng lên Bác lòng thương nhớ, kính yêu. Đồng thời người đọc còn nhận ra các sử dựng từ ngữ của Viễn Phương rất độc đáo, đắc địa.

    Tác giả sử dụng từ " dòng người" chứ không phải là "đoàn người", "hàng người", điều đó có tác dụng gợi lên sự tiếp nối trải dài tới vô tận của những dòng người vào lăng. Cụm từ "Đi trong thương nhớ" gợi tả tình yêu thương và nỗi nhớ mong của nhân dân dành cho Bác, bao trùm lên cả không gian và thời gian vô tận "ngày ngày". Đặc biệt, hình ảnh "Bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh hoán dụ rất đẹp, mang ý nghĩa tượng trưng: Bác Hồ với bảy mươi chín tuổi xuân đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã đem lại mùa xuân lớn cho quê hương, đất nước. Tóm lại, với hai câu cuối khổ hai, nhịp thơ chậm, hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo, từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã miêu tả nhưng dòng người vào lăng viếng Bác bằng tất cả lòng thành kính, biết ơn sâu sắc.

    Hòa theo dòng người vào lăng viếng Bác, khi trước di hài Bác, xúc cảm nghẹn ngào của nhà thơ được đẩy lên cao hơn:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

    Nghệ thuật nói giảm nói tránh "giấc ngủ bình yên" có tác dụng giảm bớt sự đau thương, mất mát của cả dân tộc khi Bác đã ra đi. Đồng thời cho thấy giấc ngủ nhẹ nhàng, bình yên, thanh thản của Bác trong giấc ngủ ngàn thu. Hình ảnh "vầng trăng sáng dịu hiền" là một hình ảnh đầy chất thơ, rất giàu sức gợi. Đây là hình ảnh ẩn dụ gợi ta liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Qua những vần thơ về trăng của Bác, chúng ta thấy tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, chất nghệ sĩ trong con người HCM. Cùng với mặt trời, hình ảnh vầng trăng đã hoàn thiện bức chân dung HCM trong tâm khảm mỗi người: chói lóa, rực rỡ, trong sáng, thanh cao, hiền lương, thương mến.

    Từ niềm xúc cảm nghẹn ngào chuyển sang niềm xót xa, đau đớn, tiếc nuối:

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim."

    Hình ảnh "trời xanh" là hình ảnh ẩn dụ: khẳng định Bác còn sống mãi trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, sự nghiệp và tư tưởng của Người trường tồn mãi với thời gian, năm tháng như bầu trời xanh của vũ trụ, của tự nhiên. Dù nhận thức được như thế nhưng lí trí không điều khiển được cảm xúc, tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát, ra đi mãi mãi của Người. Nỗi đau được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: "Mà sao nghe nhói ở trong tim!". Cấu trúc tương phản " Vẫn ... mà" kết hợp với dấu chấm than ở cuối khổ thơ đã diễn tả tình cảm thật chân thành, xót xa, đau đớn vô hạn trong đáy sâu tâm hồn của một đứa con xa nhà, nay trở về chịu tang cha, đứng trước di hài của cha mà nước mắt không ngừng rơi. Đây cũng là cảm xúc chung của biết bao nhiêu người con khi Bác đã về với thế giới người hiền năm xưa: "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa" (Bác ơi! - Tố Hữu).

    Bác đã dành cả cuộc đời mình vì nước, vì dân, mọi cảm xúc không để ngăn lại được khi người con miền Nam được đứng trước Bác. Muôn đời này Bác vẫn ở trong tim những người con đất Việt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×