1.Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Trong vòng vài năm trở lại đây khí hậu bị biến đổi, lũ lụt có xu hướng lớn hơn gây nhiều thiệt hại cho người dân về mặt kinh tế. Chúng ta có thể thích ứng với lũ lụt qua những biện pháp sau đây: Thứ nhất, Xây dựng đê đập và hệ thống thoát nước vững chắc nhưng biện pháp này cũng có một số điểm bất lợi đó là nếu lụt quá thì chính những đê đập này cũng là nguyên nhân gây lụt, Thứ hai, là chung sống với lũ và khai thác những lợi thế do lũ mang lại cách này nghe có vẻ kì quặc nhưng đây cũng là một biện pháp hữu hiệu những hộ dân ở quanh sông sẽ xây nhà nổi, khi thác thủy sản do lũ mang đến,...nhưng đây chỉ là những biện pháp tạm thời, điều tiên quyết là con người phải biết bảo vệ môi trường.
2.Lũ là mức nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập và đê vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng. Nguyên nhân những trận mưa lớn kéo dài có thể gây ra lũ, lụt. Các công trình xây dựng như đường bộ, đường xe lửa và hệ thống thuỷ lợi cũng có thể ngăn cản dòng chảy tự nhiên, làm tăng ngập lụt. Lũ lụt còn có thể xảy ra khi đê, đập, hồ hoặc kè bị vỡ. Các trận bão lớn vó thể làm nước biển dâng lên, tiến sâu vào đất liền, gây ra ngập, lụt và nhiễm mặn. Chúng ta có thể thích nghi với lũ, lụt qua các biện pháp sau: Xây dựng đê dập và hệ thống thoát nước, Trồng rừng đầu nguồn để ngăn lũ, lụt (nhất là các tỉnh miền Trung), ....Mik chỉ có các biện pháp thế thôi, có gì thì bạn bổ sung thêm nhé. Mik hết ý rồi...