Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một BÀI VĂN về việc tự bảo vệ mình và cộng đồng trước nguy hiểm của dịch Covis - 19 hiện nay

Viết một bài văn về việc tự bảo vệ mình và cộng đồng trước nguy hiểm của dịch Covid-19 hiện nay
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
480
1
0
Phiệt Nguyễn
17/06/2020 21:36:46
+5đ tặng

Đại dịch COVID-19 nổ ra đã làm đảo lộn mọi mặt trong cuộc sống của toàn nhân loại. Hiếm khi trong đời người chúng ta được chứng kiến vấn đề sức khỏe của người dân từ mọi quốc gia trên thế giới lại được quan tâm cùng thời điểm như vậy. Và không chỉ dừng lại ở mối quan tâm, nó còn là sự lo lắng thậm chí hoảng sợ đến tuyệt vọng ở nhiều nơi khi bệnh dịch đã tấn công. Ngoài Vũ Hán – Trung Quốc là nơi bắt đầu nguồn dịch, các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ lại là những nơi mà đại dịch lây lan và có hậu quả nghiêm trọng cho dù họ có hệ thống y tế được xem là hiện đại của thế giới.

Trong bối cảnh đó, người dân Việt Nam và cả quốc tế đã và đang ngạc nhiên về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam do những nhận định, và quyết sách phù hợp. Việt Nam đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận để giúp người dân vẫn giữ được cuộc sống ít đảo lộn nhất có thể dù rằng như nhiều người ví von có lẽ trong cuộc đời đây là một cái Tết dài nhất mà họ có.

Chúng ta vẫn phải duy trì một cuộc sống ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt những người lớn tuổi và/hoặc có các bệnh lý nền mạn tính như tim mạch tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, … vì những đối tượng này có kết cục xấu hơn khi mắc COVID-19.

Thật ra, trước khi có đại dịch COVID-19, bệnh tim vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, chiếm hơn 40% số ca tử vong. Và những người ở các nước nghèo có tỉ lệ chết vì bệnh tim cao hơn 2,5 lần so với những người ở các nước giàu hơn trong một nghiên cứu trên 21 quốc gia. Chỉ tính riêng năm 2017, bệnh tim là nguyên nhân tử vong của khoảng 17,7 triệu người. Và Việt Nam chúng ta không là ngoại lệ, cứ 10 người tử vong ở nước ta thì có đến 7 người mắc bệnh thuộc nhóm này. Như vậy, nếu như trước đây những bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường chỉ cần tuân thủ chế độ theo dõi điều trị để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh thì bây giờ càng phải tuân thủ chặt chẽ hơn nữa nhằm có được sức khỏe tốt nhất để có thể đương đầu với dịch bệnh một cách an toàn nhất, ít rủi ro nhất.

Tại các nước phương Tây phát triển, rất nhiều ca nhiễm và tử vong là những người lớn tuổi, những người sống một mình hay trong các viện dưỡng lão, nhìn lại Việt Nam chúng ta có thể thấy rõ nét văn hóa truyền thống của Việt Nam trong hoàn cảnh này lại rất có ích khi những thế hệ con cháu thường sống cùng hoặc rất gần gũi để có thể chăm sóc cha mẹ ông bà mình được tốt hơn.

Mặc dù có những điều kiện thuận lợi kể trên, chắc chắn một vấn đề rất quan trọng không thể phủ nhận là người bệnh và/hoặc người thân dù muốn được bác sĩ theo dõi bệnh định kỳ và thường xuyên nhưng cảm thấy lo lắng không an tâm khi đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh với suy nghĩ về nguy cơ bị lây nhiễm virus corona.

Thực tế hơn 2 tháng vừa qua kể từ sau Tết, bản thân tôi cũng đã được nhận rất nhiều những thắc mắc cũng như chia sẻ của bệnh nhân và thân nhân, trực tiếp cũng như qua điện thoại, về những lo ngại rất thực tế này.

  • Nếu tôi lên Sài Gòn khám bệnh có yên tâm không bác sĩ?
  • Đến bệnh viện/phòng khám lúc này có thể bị nhiễm virus corona không bác sĩ?
  • Tôi sợ nhiễm con virus nên tôi không lên khám được, tôi mua thuốc tạm ở quê uống được không bác sĩ?
  • Nhiều người cản nói tôi đừng lên thành phố khám mà tôi nhất định phải lên gặp bác sĩ để lấy thuốc về uống, chứ bệnh tim huyết áp và tiểu đường mà không theo dõi uống thuốc đều đặn còn mau chết hơn nhiễm con virus kia.
  • Có bác thì ở quê xa và không đi xe khách lên Sài Gòn khám được vì quy định của thành phố, lại không có tiền thuê xe riêng đi như một số bệnh nhân khác nên con bác phải chở xe máy lên, mà bác lại ngồi xe lăn chứ không đi lại tốt như người khác, bác bảo phải ráng lên khám để lấy thuốc uống bác sĩ ạ, nhà tôi ở quê xa xôi đâu có mua được thuốc uống …
  • Từ nhà đến bệnh viện khám tôi luôn mang khẩu trang và cái mũ che mặt này, con tôi mua cho mẹ để đi khám cho yên tâm. 
  • Tôi theo dõi tin tức thường xuyên nên ngoài đeo khẩu trang tôi còn đeo găng tay cho yên tâm …

Rất nhiều chia sẻ cùng những khó khăn như vậy của bệnh nhân gặp phải trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, thậm chí nhiều bệnh nhân không đi khám vì sợ và cũng không mua được thuốc nên ngưng điều trị …

Chưa bao giờ điện thoại tôi rung lên nhiều như vậy, các cuộc tư vấn dài như vậy… Vui là các cuộc tư vấn đó giúp được cho người bệnh. Qua tư vấn tôi còn cảm nhận bệnh nhân chưa có biết hết các chính sách nhà nước hỗ trợ và chăm sóc cho người bệnh nhân mạn tính.

Chẳng hạn những bệnh nhân có Bảo hiểm y tế sẽ được nhận 2 tháng thuốc thay vì 1 tháng như khi chưa có dịch bệnh, người già trên 80 tuổi thì con cháu có thể đến nhận thuốc thay, … Và nhiều bệnh viên, cơ sở y tế công lập và tư nhân, ngoài việc tổ chức công tác sàng lọc bệnh nhân rất kỹ lưỡng đề phòng chống lây nhiễm bệnh, còn đưa ra nhiều phương thức hỗ trợ như người nhà đến khai bệnh cho bác sĩ thay bệnh nhân lớn tuổi đi lại khó khăn, hay bác sĩ sẽ nói chuyện trực tiếp với bệnh nhân qua điện thoại hoặc các cuộc gọi video nhờ các ứng dụng trực tuyến phổ biến qua đó sẽ tư vấn và điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân.

Chúng ta đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn và thử thách rất lớn, thế nên để những bệnh nhân bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, … có thể tuân thủ điều trị và kiểm soát tốt bệnh của mình trong mùa dịch không dễ dàng gì, nhưng nếu bệnh nhân/thân nhân nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi và tuân thủ điều trị cùng với sự hỗ trợ tốt nhất phù hợp nhất từ các cơ sở y tế và các bác sĩ, chúng ta sẽ cùng nhau sống vui, sống khỏe để vượt qua đại dịch này an toàn nhất có thể.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
tao
17/06/2020 21:36:47
+4đ tặng

Mỗi người dân đều có thể cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 bằng những hành động thiết thực và cụ thể nhất, trước hết là tự nguyện, tự giác tuân thủ đúng các yêu cầu của cơ quan chức năng, đặc biệt là việc khai báo y tế và cách ly khi cần thiết.

Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Chính phủ đã chú trọng thực hiện nghiêm công tác phát hiện sớm, cách ly và giải quyết triệt để ổ dịch. Bước sang giai đoạn chống dịch mới với dự báo phức tạp, khó khăn, việc tuân thủ nghiêm công tác cách ly vẫn được đặt lên hàng đầu. Đây được coi là nhiệm vụ tiên phong, đóng vai trò then chốt trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” hiện nay.

Sau 21 ngày, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc – nơi được xác định có nguy cơ trở thành tâm dịch của cả nước, được dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong niềm vui sướng của nhân dân địa phương và cả nước. Chiến thắng tại Sơn Lôi một lần nữa khẳng định hiệu quả của “bài học kinh nghiệm cách ly” ngay từ “thời kỳ vàng”. Những hành động toàn diện, kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thể hiện quyết tâm kiểm soát, không để dịch lây lan, nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất “bảo vệ sức khoẻ, tính mạng cho Nhân dân, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch gây ra”.

Quyền được bảo vệ sức khỏe của người dân luôn được đặt ưu tiên hàng đầu, đúng như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe của nhân dân”. Mỗi người dân đều có quyền được bảo vệ sức khỏe. Khi có dấu hiệu sốt cao, đau đầu…, người dân cần hợp tác khai báo với cơ quan chức năng để thực hiện cách ly; đồng thời ủng hộ và thực hiện nghiêm nhiệm vụ cách ly để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. Việc thực hiện cách ly, tạm thời ngưng các hoạt động, sinh hoạt thường ngày nhằm kiểm soát sức khỏe bản thân theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, hạn chế lây lan trong cộng đồng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nhấn mạnh: “Hiểu rõ việc cách ly để nêu cao trách nhiệm với bản thân và xã hội. Vượt qua những bất tiện, những khó khăn trong thời gian cách ly chính là sự đóng góp quan trọng, là nghĩa cử cao đẹp của người cần được cách ly trong công tác chống dịch. Cộng đồng ủng hộ người được cách ly chính là tham gia chống dịch tốt. Lúc khó khăn, những nghĩa cử cao đẹp, những điều tốt càng đáng quý và cần được nhân rộng. Nhiều điều tốt thành thói quen tốt, nhiều thói quen tốt, xã hội văn hóa lên, đẩy lùi cái xấu”.

Trách nhiệm với cộng đồng

Bên cạnh quyền lợi của bản thân, việc thực hiện nghiêm công tác cách ly còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Bởi với mức độ lây lan theo cấp số nhân, một người không nhận thức và thực hiện tốt việc cách ly, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng.

Một bài học “xương máu” tại Hàn Quốc: Sau lời từ chối hợp tác với cơ quan chức năng để tiến hành cách ly của “bệnh nhân số 31”, gần 60% số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này có liên quan tới bệnh nhân thuộc giáo phái Tân Thiên Địa; đồng thời lây lan cho hàng nghìn ca bệnh khác, “châm ngòi nổ” cho dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc.

Tại Việt Nam, đêm 06/3/2020 đã trở thành thời điểm căng thẳng của người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung, với thông tin về cô gái 26 tuổi, trú tại phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đi từ vùng có dịch ở nước ngoài nhập cảnh về Việt Nam nhưng không tự giác khai báo, cách ly, được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.

Khó có thể thống kê những thiệt hại về kinh tế và công sức của hàng ngàn, hàng vạn người do ảnh hưởng của trường hợp nói trên. Đó là chưa nói đến sự an nguy của cộng đồng và sự xáo trộn xã hội nếu có thêm nhiều người mắc COVID-19 từ hành vi vô tình “gieo rắc virus” của bệnh nhân này.

Việt Nam bước vào giai đoạn chống dịch mới, đúng như dự báo trước đó của các chuyên gia: “Các lực lượng chức năng và người dân cả nước không chủ quan, không lơ là, luôn sẵn sàng tâm thế có thêm ca bệnh mới. Các chuyên gia cũng khuyến nghị, việc điều trị, phòng chống dịch COVID-19 cần bình tĩnh bởi hiện nay, hệ thống cơ sở y tế từ tuyến huyện, tuyến tỉnh đến trung ương đã được “kích hoạt” với tinh thần “phát hiện, cách ly, khoanh vùng và tập trung điều trị tại chỗ”.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân không chấp hành đúng quy định pháp luật, hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng. Một số người có hành động chủ quan, vô ý thức, nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, gây bức xúc trong xã hội.

Về mặt pháp luật, những hành động này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015, tùy theo mức độ có hình thức xử lý phù hợp, phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, hoặc bị phạt tù đến 12 năm, ngoài hình phạt tù còn có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng...

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm cũng đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm, gồm: cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này; không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thiết thực “đánh giặc dịch”

Phòng, chống dịch là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, các cấp chính quyền nhưng cũng là nhiệm vụ của toàn dân, của mỗi cá nhân. Mỗi người có thể “đánh giặc dịch” bằng cách cơ bản mà thiết thực nhất là tự bảo vệ mình, người thân và những người sống xung quanh – giữ gìn vệ sinh để không lây bệnh từ người khác và khi mình nghi bị mắc bệnh thì tránh hết sức để không lây cho người khác bằng cách thực hiện nghiêm túc việc tự cách ly và cách ly, theo dõi y tế, chấp hành đúng các yêu cầu của các cơ quan chức năng về phòng, chống dịch.

Đồng hành cùng Chính phủ chống “giặc dịch” cũng có thể bằng cách hết sức đơn giản – không đưa lên mạng những thông tin chưa được kiểm chứng, kiên quyết từ chối bấm nút “thích” hay chia sẻ những thông tin gây hoang mang dư luận.

Đồng thời, bản thân mỗi người cần nhận thức đúng, đầy đủ về dịch bệnh, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, không mất bình tĩnh, tin tưởng vào các giải pháp từ phía chính quyền. Như Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “cách ly là biện pháp tốt nhất để phòng dịch”, phương châm chống dịch của Chính phủ là “khẩn trương, kiên quyết nhưng bình tĩnh, đúng mức, không chủ quan”. Đây là lời kêu gọi toàn dân, toàn quân chung sức đồng lòng thực hiện triệt để công tác phòng, chống dịch.

Các bài học trên thế giới cho thấy, sự hoảng loạn của số đông có thể làm cho mối nguy cơ của dịch bệnh tăng theo cấp số nhân. Chẳng hạn, việc mua vét, tích trữ khẩu trang, dịch sát trùng ở ngoài vùng dịch, những nơi ít bị dịch bệnh đe dọa, khiến cho những người có nhu cầu thực sự lại không thể tiếp cận với phương pháp phòng dịch tối thiểu và cơ bản. Chính quyền phải lo xử lý những hệ lụy của sự xáo trộn xã hội, nạn khan hiếm lương thực – thực phẩm giả tạo, mà không thể tập trung mọi nguồn lực cho việc phòng, chống dịch.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như cộng đồng quốc tế đã ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực phòng, chống COVID-19 của Việt Nam khi dịch mới khởi phát, khi Việt Nam phát hiện và chữa khỏi 16 trường hợp mắc bệnh. Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã triển khai các biện pháp cần thiết để khoanh vùng, dập dịch, bảo đảm nhu cầu hàng hóa của người dân, đồng thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, từ đó bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu chuyện về bệnh nhân số 17 của Việt Nam là tiếng chuông cảnh tỉnh với những ai còn chủ quan, xem nhẹ dịch bệnh. Điều quan trọng là chúng ta cần rút ra bài học chung về trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân trong cộng đồng, nhất là thời điểm hiện nay khi công tác phòng, chống dịch COVID-19 đang phải đối mặt với những diễn biến mới nhiều khó khăn, phức tạp. Làm được như vậy, chắc chắn chúng ta có đủ khả năng chiến thắng “giặc dịch”./.

  •  
  •  
  •  

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×