Tết Nguyên Đán hay là Tết, là ngày lễ quan trọng nhất ở Việt Nam, thường diễn ra từ ngày đầu tiên trong tháng đầu theo Âm lịch (khoảng cuối tháng một hoặc đầu tháng hai) cho tới ngày thứ ba. Tuy nhiên, người Việt Nam thường dành tới khoảng 3 tuần để tổ chức sự kiện đặc biệt này. Mặc dù Tết là ngày lễ truyền thống nhưng mỗi vùng lại có phong tục riêng. Mỗi nhà đều được trang trí bằng hoa đào ở miền Bắc và hoa mai vàng ở các vùng trong Nam. Ở các thành phố phía Bắc, cây quất rất phổ biển. Nó được đặt trong phòng khách trong suốt những ngày Tết. Cây càng nhiều quả thì gia đình càng nhận được nhiều sự may mắn và giàu có trong năm tới. Mọi người thường dọn sạch cả nhà cẩn thận trước Tết bởi vì quét nhà trong suốt 3 ngày đầu năm thường bị coi là dấu hiệu không may mắn. Nó có nghĩa là quét sự may mắn đó đi. Sau đó họ trang trí nhà với rất nhiều phụ kiện màu sắc. Đây cũng là khoảng thời gian mà người ta chi rất nhiều tiền để mua sắm. Họ mua quần áo mới, đồ nội thất mới, đồ ăn, thức ăn nhẹ và mọi thứ khác. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình sẽ tới thăm và dọn mộ của tổ tiên cùng nhau để bày tỏ lòng thành kính của con cháu. Mọi người cũng cần phải trả hết nợ trước năm mới vì số phần còn nợ được coi là đem lại xui xẻo cho chính bản thân họ. Người Việt Nam chuẩn bị rất nhiều món ăn truyền thống cho ngày Tết như bánh chưng (còn được gọi là bánh tét ở miền Nam), canh măng khô, xôi, gà luộc, nem rán và thịt. Thịt kho hột vịt được yêu thích phổ biến hơn ở trong Nam. Một số đồ ăn và đồ uống luôn được chuẩn bị sẵn sàng cho khách có thể kể tên như hạt dưa, mứt, kẹo, bánh quy, nước có ga hay trà xanh. Theo Âm lịch, Giao thừa – ngày cuối cùng trong năm thường được tổ chức vào ban đêm. Các thành viên tập trung xem Táo quân (một chương trình nổi tiếng ở Việt Nam) hoặc ra ngoài xem pháo hoa. Khi đến 12h đêm, mọi người nói “Chúc mừng năm mới” và chúc nhau những lời tốt đẹp. Đây là thời khắc chuyển giao vô cùng ý nghĩa. Mọi người cũng đến đền, chùa để cầu nguyện và cầu mong một năm hạnh phúc và may mắn. Vào ngày đầu tiên trong năm, mọi người hiếm khi đến nhà người khác mà không được mời. Lí do là bởi người Việt Nam tin rằng người khách đầu tiên trong năm sẽ ảnh hưởng đến sự may mắn của họ trong suốt năm. Mọi người sẽ dành thời gian bên gia đình sau khi làm việc xa nhà trong suốt một thời gian dài. Trẻ em trong những bộ quần áo mới sẽ chúc người lớn tuổi và người lớn sẽ mừng tuổi lại trong các bao lì xì màu đỏ. Thêm vào đó, người Việt Nam chú ý đến từng lời họ nói vì họ tin những gì họ làm sẽ ảnh hưởng đến họ quanh năm. Ngày thứ hai mọi người bắt đầu đi thăm họ hàng và bạn bè. Rất nhiều người thường trở về quê nhà để đoàn tụ bên gia đình. Ngày cuối cùng là để thăm thầy cô giáo. Sau Tết có rất nhiều lễ hội xuân trong khắp cả nước. Tết là một dịp rất quan trọng. Trong suốt 3 ngày đầu năm, mọi người thường hi vọng cho một năm mới tốt lành sắp đến. Nếu bạn muốn trải nghiệm nền văn hóa truyền thống, hãy đến và có một những ngày Tết Nguyên Đán đáng nhớ ở Việt Nam.