Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. [1] Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt. Thuế bao gồm thuế trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể được trả bằng tiền hoặc tương đương với giá trị lao động của nó. Lần đánh thuế đầu tiên được biết đến diễn ra ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN.
- Vì:
- Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao nhưng sự bắt buộc này là phi hình sự.
- Thuế tuy là biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính bắt buộc, song sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên nền tảng kinh tế-xã hội của người làm nhiệm vụ đóng thuế, do đó thuế bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố kinh tế xã hội.
+ Yếu tố kinh tế thể hiện : Hệ thống thuế trước hết phải kể đến thu nhập bình quân đầu người của một Quốc gia, cơ cấukinh tế, thực tiễn vận động của cơ cấu kinh tế đó, cũng như chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước. Cùng với yếu tố đó còn phải kể đến phạm vi, mức độ chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng kinh tế của mình.
+ Yếu tố xã hội thể hiện : Hệ thống thuế phải dựa trên phong tục, tập quán của quốc gia, kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế của các thành viên trong từng giai đoạn lịch sử. Mặt khác thuế còn thực hiện phân phối lại thu nhập xã hội đảm bảo công bằng xã hội.
- Thuế là một khoản đóng góp không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Nghiã là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mà nhà nước thu từ công dân đó như là một khoản vay mượn. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của Ngân sách nhà nước cho việc sản xuất và cung cấp hàng hoá công cộng.