Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kỹ thuật cấy ghép đã cho người bỏng nặng

Kỹ thuật cấy ghép đã cho người bỏng nặng

2 trả lời
Hỏi chi tiết
431
1
1
트란 타이 투안
20/06/2020 16:37:15
+5đ tặng

Làm liền vết bỏng bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào da

Để ghép da điều trị các ca bỏng nặng, thay vì lấy tạng ghép trên cơ thể người bệnh hoặc người hiến, các bác sĩ sẽ làm theo cách nhẹ nhàng hơn: Lấy một phần da rất nhỏ của bệnh nhân và nuôi cấy, tạo thành miếng da mới phủ lên vết thương. Kỹ thuật này đang được thực nghiệm tại Viện Bỏng Quốc gia.

"Nuôi cấy tế bào da để làm liền vết thương, vết bỏng" là nội dung một đề tài nghiên cứu cấp nhà nước do Viện Bỏng Quốc gia thực hiện, dự kiến sẽ nghiệm thu năm 2005. Ưu điểm của kỹ thuật trên là làm dồi dào nguồn da ghép, nâng cao chất lượng liền vết thương, hạn chế gây sẹo lồi hoặc sẹo co kéo. Ngoài ra, do không phải cắt da chỗ lành để ghép, bệnh nhân tránh được tổn thương và đau đớn.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, thư ký đề tài, cho biết, Viện đang thực nghiệm công nghệ nuôi cấy da hiện đại. Trong đó, các tế bào da sẽ được cấy lên một lớp màng nhân tạo, bám vào màng này và phát triển rất nhanh; chỉ sau khoảng 1 tuần là có da ghép cho bệnh nhân. Còn ở kỹ thuật cổ điển, tế bào da được cấy vào môi trường thuận lợi, để chúng phát triển một cách tự nhiên nên bệnh nhân phải chờ lâu hơn (2-3 tuần), chất lượng ghép cũng thấp hơn.

Có 2 loại tế bào da cần được nuôi cấy để phục vụ phẫu thuật ghép: tế bào sợi (nằm ở lớp trung bì, tạo nên tổ chức hạt) và tế bào sừng (nằm ở lớp biểu mô). Tiến sĩ Lê Năm, Giám đốc Viện Bỏng quốc gia cho biết, việc ghép da là bắt buộc đối với các ca bỏng độ 4-5 và có thể phải thực hiện đối với các ca bỏng độ 3. Trong trường hợp ghép da bằng tế bào nuôi cấy, trước hết vết thương sẽ được phủ một lớp màng tế bào sợi để làm nền, sau đó phủ màng tế bào sừng (hoặc da lấy từ bệnh nhân, người hiến) lên trên. Với những ca bỏng độ 3, bác sĩ chỉ cần phủ lên vết bỏng một màng tế bào sợi mà không cần các bước điều trị tiếp theo. Màng này sẽ kích thích những tế bào sừng còn sót lại ở phần da tổn thương, khiến chúng phát triển rất nhanh và che kín vùng da đó.

Trong 2 loại tế bào trên, tế bào sừng khó nuôi cấy hơn. Viện Bỏng Quốc gia chỉ mới được các chuyên gia Nga chuyển giao công nghệ nuôi cấy tế bào sợi. Viện đã thực nghiệm trên bệnh nhân và có kết quả tốt. Dự kiến trong năm nay, Viện sẽ triển khai kỹ thuật này trên 100 bệnh nhân. Còn công nghệ nuôi cấy tế bào sừng cũng sẽ được tiếp nhận trong thời gian tới từ các chuyên gia Singapore (hoặc một trong các nước Đức, Pháp, Mỹ). Theo tiến sĩ Lượng, nếu kết hợp được việc nuôi cấy cả 2 loại tế bào có nghĩa là chúng ta đã thành công trong công nghệ da nhân tạo.

Trên thế giới, công nghệ nuôi cấy tế bào đã được áp dụng từ lâu (khoảng 30-40 năm). Ngoài tế bào da, một số nước đã "chế tạo" được tế bào xương, giác mạc và đang nghiên cứu nuôi cấy các phủ tạng khác (để phục vụ cho việc thay ghép cơ quan bị bệnh). Còn ở Việt Nam, đây là kỹ thuật hoàn toàn mới. Nếu nghiên cứu thành công, nó sẽ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều chuyên ngành (y học, công nghệ sinh học, di truyền học...) và tạo nên bước ngoặt

Trước mắt, các nhà khoa học Việt Nam chỉ tập trung "chế tạo" tế bào da. Trong y học, kỹ thuật này không chỉ có ích cho bệnh nhân bỏng mà còn được áp dụng để điều trị cho những người có vết loét do nằm liệt giường lâu ngày hoặc do tiểu đường (trong trường hợp này, nếu ghép da tự thân thì chỗ bị lấy da sẽ hình thành ổ loét mới, rất khó điều trị). Ngoài ra, công nghệ nuôi cấy tế bào da cũng có thể ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, nhất là điều trị sẹo. Trước đây, để khắc phục sẹo xấu, các chuyên gia thường thực hiện chuyển vạt da hoặc cắt hẳn sẹo rồi lấy một mảnh da nơi khác khâu vào. Cách làm này gây đau đớn và tổn thương cho bệnh nhân.

Chi phí cho việc nuôi cấy tế bào da hiện khá cao dù đã giảm nhiều so với trước đây. Tại Mỹ, giá mỗi tấm màng tế bào sợi diện tích 100 cm2 là hơn 200 USD. Giá màng tế bào sừng còn đắt hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Khanh
20/06/2020 17:12:03
+4đ tặng

Kĩ thuật cấy ghép cho người bị bỏng nặng 

-Có 2 loại :

*Cấy ghép ở Chi:

+Ngón tay : hai đường bên

+Mu tay : ô vuông

+Cẳng tay : chữ chi

+Cẳng chân : hai đường trong , ngoài cách bờ trong xương chày 1cm

*Cấy ghép ở Cổ Ngực :

+Cổ : 2->3 đường dọc 

+Ngực : kiểu bàn cờ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư