Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách cân bằng hóa trị trong phương trình hóa học và quy tắc hóa trị?

cách cân bằng hóa trị trong PTHH và quy tắc hóa trị?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
305
2
1
Tran Huu Hai Hai
23/06/2020 19:56:14
+5đ tặng

 1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố:
Phương pháp này khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, C12, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5

Ta viết: P + O –> P2O5

Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:

2P + 5O –> P2O5

Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử. Do đó nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.

Do đó ta có: 4P + 5O2 –> 2P2O5

2. Phương pháp hóa trị tác dụng:
Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.

Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:

+ Xác định hóa trị tác dụng:

II – I III – II II-II III – I

BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> BaSO4 + FeCl3

Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:

II – I – III – II – II – II – III – I

Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:

BSCNN(1, 2, 3) = 6

+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:

6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6

Thay vào phản ứng:

3BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> 3BaSO4 + 2FeCl3

Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.

3. Phương pháp dùng hệ số phân số:
Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5

+ Đặt hệ số để cân bằng: 2P + 5/2O2 –> P2O5

+ Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây ta nhân 2.

2.2P + 2.5/2O2 –> 2P2O5

hay 4P + 5O2 –> 2P2O5

4. Phương pháp “chẵn – lẻ”:
Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử của nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử của nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng FeS2 + O2 –> Fe2O3 + SO2

Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxi là chẵn nhưng trong Fe2O3 oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại.

2Fe2O3 –> 4FeS2 –> 8SO2 -> 11O2

Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được:

4FeS2 + 11O2 –> 2Fe2O3 + 8SO2

5. Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất:
Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử.

Ví dụ: Cu + HNO3 –>Cu(NO3)2 + NO + H2O

Nguyên tố có mặt nhiều nhất là nguyên tố oxi, ở vế phải có 8 nguyên tử, vế trái có 3. Bội số chung nhỏ nhất của 8 và 3 là 24, vậy hệ số của HNO3 là 24 /3 = 8

Ta có 8HNO3 –> 4H2O –> 2NO (Vì số nguyên tử N ở vế trái chẵn)

3Cu(NO3)2 –> 3Cu

Vậy phản ứng cân bằng là:

3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

6. Phương pháp cân bằng theo “nguyên tố tiêu biểu”:
Nguyên tố tiêu biểu là nguyên tố có đặc điểm sau:

+ Có mặt ít nhất trong các chất ở phản ứng đó.

+ Liên quan gián tiếp nhất đến nhiều chất trong phản ứng.

+ Chưa cân bằng về nguyên tử ở hai vế.

Phương pháp cân bằng này tiến hành qua ba bước:

a. Chọn nguyên tố tiêu biểu.

b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu.

c. Cân bằng các nguyên tố khác theo nguyên tố này.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng KMnO4 + HCl –> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

a. Chọn nguyên tố tiêu biểu: O

b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu: KMnO4 –> 4H2O

c. Cân bằng các nguyên tố khác:

+ Cân bằng H: 4H2O –> 8HCl

+ Cân bằng Cl: 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2

Ta được:

KMnO4 + 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2 + 4H2O

Sau cùng nhân tất cả hệ số với mẫu số chung ta có:

2KMnO4 + 16HCl –> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

7. Phương pháp cân bằng theo trình tự kim loại – phi kim:
Theo phương pháp này đầu tiên cân bằng số nguyên tử kim loại, đến phi kim và cuối cùng là H. Sau đó đưa các hệ số đã biết để cân bằng nguyên tử O.

Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng NH3 + O2 –> NO + H2O

Ta thấy, phản ứng này không có kim loại, nguyên tử phi kim N đã cân bằng, nên ta cân bằng luôn H:

2NH3 –> 3H2O (Tính BSCNN, sau đó lấy BSCNN chia cho các chỉ số để được các hệ số)

+ Cân bằng N: 2NH3 –> 2NO

+ Cân bằng O và thay vào ta có:

2NH3 + 5/2O2 –> 2NO + 3H2O

Cuối cùng nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất ta được:

4NH3 + 5O2 –> 4NO + 6H2O

Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng CuFeS2 + O2 –> CuO + Fe2O3 + SO2

Tương tự như trên, do nguyên tử Cu đã cân bằng, đầu tiên ta cân bằng Fe, tiếp theo cân bằng theo thứ tự

Cu –> S –> O rồi nhân đôi các hệ số ta có kết quả:

4CuFeS2 + 13O2 –> 4CuO + 2Fe2O3 + 8SO2
 8. Phương pháp xuất phát từ bản chất hóa học của phản ứng:
Phương pháp này lập luận dựa vào bản chất của phản ứng để cân bằng.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng Fe2O3 + CO –> Fe + CO2

Theo phản ứng trên, khi CO bị oxi hóa thành CO2 nó sẽ kết hợp thêm oxi. Trong phân tử Fe2O3 có 3 nguyên tử oxi, như vậy đủ để biến 3 phân tử CO thành 3 phân tử CO2. Do đó ta cần đặt hệ số 3 trước công thức CO và CO2 sau đó đặt hệ số 2 trước Fe:

Fe2O3 + 3CO –> 2Fe + 3CO2

9. Phương pháp cân bằng phản ứng cháy của chất hữu cơ:
a. Phản ứng cháy của hidrocacbon:

Nên cân bằng theo trình tự sau:

- Cân bằng số nguyên tử H. Lấy số nguyên tử H của hidrocacbon chia cho 2, nếu kết quả lẻ thì nhân đôi phân tử hidrocacbon, nếu chẵn thì để nguyên.

- Cân bằng số nguyên tử C.

- Cân bằng số nguyên tử O.

b. Phản ứng cháy của hợp chất chứa O.

Cân bằng theo trình tự sau:

- Cân bằng số nguyên tử C.

- Cân bằng số nguyên tử H.

- Cân bằng số nguyên tử O bằng cách tính số nguyên tử O ở vế phải rồi trừ đi số nguyên tử O có trong hợp chất. Kết quả thu được đem chia đôi sẽ ra hệ số của phân tử O2. Nếu hệ số đó lẻ thì nhân đôi cả 2 vế của PT để khử mẫu số.

10. Phương pháp cân bằng electron:
Đây là phương pháp cân bằng áp dụng cho các phản ứng oxi hóa khử. Bản chất của phương trình này dựa trênm nguyên tắc Trong một phản ứng oxi hóa – khử, số electron do chất khử nhường phải bằng số electron do chất oxi hóa thu.

Việc cân bằng qua ba bước:

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa.

b. Lập thăng bằng electron.

c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.

Ví dụ. Cân bằng phản ứng:

FeS + HNO3 –> Fe(NO3)3 + N2O + H2SO4 + H2O

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:

Fe+2 –> Fe+3

S-2 –> S+6

N+5 –> N+1

(Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng)

b. Lập thăng bằng electron:

Fe+2 –> Fe+3 + 1e

S-2 –> S+6 + 8e

FeS –> Fe+3 + S+6 + 9e

2N+5 + 8e –> 2N+1

–> Có 8FeS và 9N2O.

c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:

8FeS + 42HNO3 –> 8Fe(NO3)3 + 9N2O + 8H2SO4 + 13H2O

Ví dụ 2. Phản ứng trong dung dịch bazo:

NaCrO2 + Br2 + NaOH –> Na2CrO4 + NaBr

CrO2- + 4OH- –> CrO42- + 2H2O + 3e x2

Br2 + 2e –> 2Br- x3

Phương trình ion:

2CrO2- + 8OH- + 3Br2 –> 2CrO42- + 6Br- + 4H2O

Phương trình phản ứng phân tử:

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH –> 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

Ví dụ 3. Phản ứng trong dung dịch có H2O tham gia:

KMnO4 + K2SO3 + H2O –> MnO2 + K2SO4

MnO4- + 3e + 2H2O –> MnO2 + 4OH- x2

SO32- + H2O –> SO42- + 2H+ + 2e x3

Phương trình ion:

2MnO4- + H2O + 3SO32- –> 2MnO2 + 2OH- + 3SO42-

Phương trình phản ứng phân tử:

2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O –> 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH

11. Phương pháp cân bằng đại số:
Dùng để xác định hệ số phân tử của chất tham gia và thu được sau phản ứng hoá học. Ta xem hệ số là các ẩn số và kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d… rồi dựa vào mối tương quan giữa các nguyên tử của các nguyên tố theo định luật bảo toàn khối lượng để lập ra một hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn số. Giải hệ phương trình này và chọn các nghiệm là các số nguyên dương nhỏ nhất ta sẽ xác định được hệ số phân tử của các chất trong phương trình phản ứng hoá học.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng:

Cu + HNO3 –> Cu(NO3)2 + NO + H2O

Gọi các hệ số phải tìm là các chữ a, b, c, d, e và ghi vào phương trình ta có:

aCu + bHNO3 –> cCu(NO3)2 + dNO + eH2O

+ Xét số nguyên tử Cu: a = c (1)

+ Xét số nguyên tử H: b = 2e (2)

+ Xét số nguyên tử N: b = 2c + d (3)

+ Xét số nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4)

Ta được hệ phương trình 5 ẩn và giải như sau:

Rút e = b/2 từ phương trình (2) và d = b – 2c từ phương trình (3) và thay vào phương trình (4):

3b = 6c + b – 2c + b/2

=> b = 8c/3

Ta thấy để b nguyên thì c phải chia hết cho 3. Trong trường hợp này để hệ số của phương trình hoá học là nhỏ nhất ta cần lấy c = 3. Khi đó: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4

Vậy phương trình phản ứng trên có dạng:

3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Ở ví dụ trên trong phương trình hoá học có 5 chất (Cu, HNO3, Cu(NO3)2, NO, H2O) và 4 nguyên tố (Cu, H, N, O) khi lập hệ phương trình đại số để cân bằng ta được một hệ 4 phương trình với 5 ẩn số. Hay nói một cách tổng quát, ta có n ẩn số và (n – 1) phương trình.

Ghi nhớ:  khi lập một hệ phương trình đại số để cân bằng một phương trình hoá học, nếu có bao nhiêu chất trong phương trình hoá học thì có bấy nhiêu ẩn số và nếu có bao nhiêu nguyên tố tạo nên các hợp chất đó thì có bấy nhiêu phương trình. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Buồn
23/06/2020 19:57:05
+4đ tặng
  1. 1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố:
  2. Phương pháp này khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, C12, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.
  3.  
  4. Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5
  5.  
  6. Ta viết: P + O –> P2O5
  7.  
  8. Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:
  9.  
  10. 2P + 5O –> P2O5
  11.  
  12. Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử. Do đó nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.
  13.  
  14. Do đó ta có: 4P + 5O2 –> 2P2O5
  15.  
  16. 2. Phương pháp hóa trị tác dụng:
  17. Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.
  18.  
  19. Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:
  20.  
  21. + Xác định hóa trị tác dụng:
  22.  
  23. II – I III – II II-II III – I
  24.  
  25. BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> BaSO4 + FeCl3
  26.  
  27. Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:
  28.  
  29. II – I – III – II – II – II – III – I
  30.  
  31. Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:
  32.  
  33. BSCNN(1, 2, 3) = 6
  34.  
  35. + Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:
  36.  
  37. 6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6
  38.  
  39. Thay vào phản ứng:
  40.  
  41. 3BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> 3BaSO4 + 2FeCl3
  42.  
  43. Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.
  44.  
  45. 3. Phương pháp dùng hệ số phân số:
  46. Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.
  47.  
  48. Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5
  49.  
  50. + Đặt hệ số để cân bằng: 2P + 5/2O2 –> P2O5
  51.  
  52. + Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây ta nhân 2.
  53.  
  54. 2.2P + 2.5/2O2 –> 2P2O5
  55.  
  56. hay 4P + 5O2 –> 2P2O5
  57.  
  58. 4. Phương pháp “chẵn – lẻ”:
  59. Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử của nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử của nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.
  60.  
  61. Ví dụ: Cân bằng phản ứng FeS2 + O2 –> Fe2O3 + SO2
  62.  
  63. Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxi là chẵn nhưng trong Fe2O3 oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại.
  64.  
  65. 2Fe2O3 –> 4FeS2 –> 8SO2 -> 11O2
  66.  
  67. Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được:
  68.  
  69. 4FeS2 + 11O2 –> 2Fe2O3 + 8SO2
  70.  
  71. 5. Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất:
  72. Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử.
  73.  
  74. Ví dụ: Cu + HNO3 –>Cu(NO3)2 + NO + H2O
  75.  
  76. Nguyên tố có mặt nhiều nhất là nguyên tố oxi, ở vế phải có 8 nguyên tử, vế trái có 3. Bội số chung nhỏ nhất của 8 và 3 là 24, vậy hệ số của HNO3 là 24 /3 = 8
  77.  
  78. Ta có 8HNO3 –> 4H2O –> 2NO (Vì số nguyên tử N ở vế trái chẵn)
  79.  
  80. 3Cu(NO3)2 –> 3Cu
  81.  
  82. Vậy phản ứng cân bằng là:
  83.  
  84. 3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
  85.  
  86. 6. Phương pháp cân bằng theo “nguyên tố tiêu biểu”:
  87. Nguyên tố tiêu biểu là nguyên tố có đặc điểm sau:
  88.  
  89. + Có mặt ít nhất trong các chất ở phản ứng đó.
  90.  
  91. + Liên quan gián tiếp nhất đến nhiều chất trong phản ứng.
  92.  
  93. + Chưa cân bằng về nguyên tử ở hai vế.
  94.  
  95. Phương pháp cân bằng này tiến hành qua ba bước:
  96.  
  97. a. Chọn nguyên tố tiêu biểu.
  98.  
  99. b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu.
  100.  
  101. c. Cân bằng các nguyên tố khác theo nguyên tố này.
  102.  
  103. Ví dụ: Cân bằng phản ứng KMnO4 + HCl –> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
  104.  
  105. a. Chọn nguyên tố tiêu biểu: O
  106.  
  107. b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu: KMnO4 –> 4H2O
  108.  
  109. c. Cân bằng các nguyên tố khác:
  110.  
  111. + Cân bằng H: 4H2O –> 8HCl
  112.  
  113. + Cân bằng Cl: 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2
  114.  
  115. Ta được:
  116.  
  117. KMnO4 + 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2 + 4H2O
  118.  
  119. Sau cùng nhân tất cả hệ số với mẫu số chung ta có:
  120.  
  121. 2KMnO4 + 16HCl –> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
  122.  
  123. 7. Phương pháp cân bằng theo trình tự kim loại – phi kim:
  124. Theo phương pháp này đầu tiên cân bằng số nguyên tử kim loại, đến phi kim và cuối cùng là H. Sau đó đưa các hệ số đã biết để cân bằng nguyên tử O.
  125.  
  126. Ví dụ 1: Cân bằng phản ứng NH3 + O2 –> NO + H2O
  127.  
  128. Ta thấy, phản ứng này không có kim loại, nguyên tử phi kim N đã cân bằng, nên ta cân bằng luôn H:
  129.  
  130. 2NH3 –> 3H2O (Tính BSCNN, sau đó lấy BSCNN chia cho các chỉ số để được các hệ số)
  131.  
  132. + Cân bằng N: 2NH3 –> 2NO
  133.  
  134. + Cân bằng O và thay vào ta có:
  135.  
  136. 2NH3 + 5/2O2 –> 2NO + 3H2O
  137.  
  138. Cuối cùng nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất ta được:
  139.  
  140. 4NH3 + 5O2 –> 4NO + 6H2O
  141.  
  142. Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng CuFeS2 + O2 –> CuO + Fe2O3 + SO2
  143.  
  144. Tương tự như trên, do nguyên tử Cu đã cân bằng, đầu tiên ta cân bằng Fe, tiếp theo cân bằng theo thứ tự
  145.  
  146. Cu –> S –> O rồi nhân đôi các hệ số ta có kết quả:
  147.  
  148. 4CuFeS2 + 13O2 –> 4CuO + 2Fe2O3 + 8SO2
  149.  8. Phương pháp xuất phát từ bản chất hóa học của phản ứng:
  150. Phương pháp này lập luận dựa vào bản chất của phản ứng để cân bằng.
  151.  
  152. Ví dụ: Cân bằng phản ứng Fe2O3 + CO –> Fe + CO2
  153.  
  154. Theo phản ứng trên, khi CO bị oxi hóa thành CO2 nó sẽ kết hợp thêm oxi. Trong phân tử Fe2O3 có 3 nguyên tử oxi, như vậy đủ để biến 3 phân tử CO thành 3 phân tử CO2. Do đó ta cần đặt hệ số 3 trước công thức CO và CO2 sau đó đặt hệ số 2 trước Fe:
  155.  
  156. Fe2O3 + 3CO –> 2Fe + 3CO2
  157.  
  158. 9. Phương pháp cân bằng phản ứng cháy của chất hữu cơ:
  159. a. Phản ứng cháy của hidrocacbon:
  160.  
  161. Nên cân bằng theo trình tự sau:
  162.  
  163. - Cân bằng số nguyên tử H. Lấy số nguyên tử H của hidrocacbon chia cho 2, nếu kết quả lẻ thì nhân đôi phân tử hidrocacbon, nếu chẵn thì để nguyên.
  164.  
  165. - Cân bằng số nguyên tử C.
  166.  
  167. - Cân bằng số nguyên tử O.
  168.  
  169. b. Phản ứng cháy của hợp chất chứa O.
  170.  
  171. Cân bằng theo trình tự sau:
  172.  
  173. - Cân bằng số nguyên tử C.
  174.  
  175. - Cân bằng số nguyên tử H.
  176.  
  177. - Cân bằng số nguyên tử O bằng cách tính số nguyên tử O ở vế phải rồi trừ đi số nguyên tử O có trong hợp chất. Kết quả thu được đem chia đôi sẽ ra hệ số của phân tử O2. Nếu hệ số đó lẻ thì nhân đôi cả 2 vế của PT để khử mẫu số.
  178.  
  179. 10. Phương pháp cân bằng electron:
  180. Đây là phương pháp cân bằng áp dụng cho các phản ứng oxi hóa khử. Bản chất của phương trình này dựa trênm nguyên tắc Trong một phản ứng oxi hóa – khử, số electron do chất khử nhường phải bằng số electron do chất oxi hóa thu.
  181.  
  182. Việc cân bằng qua ba bước:
  183.  
  184. a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa.
  185.  
  186. b. Lập thăng bằng electron.
  187.  
  188. c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.
  189.  
  190. Ví dụ. Cân bằng phản ứng:
  191.  
  192. FeS + HNO3 –> Fe(NO3)3 + N2O + H2SO4 + H2O
  193.  
  194. a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:
  195.  
  196. Fe+2 –> Fe+3
  197.  
  198. S-2 –> S+6
  199.  
  200. N+5 –> N+1
  201.  
  202. (Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng)
  203.  
  204. b. Lập thăng bằng electron:
  205.  
  206. Fe+2 –> Fe+3 + 1e
  207.  
  208. S-2 –> S+6 + 8e
  209.  
  210. FeS –> Fe+3 + S+6 + 9e
  211.  
  212. 2N+5 + 8e –> 2N+1
  213.  
  214. –> Có 8FeS và 9N2O.
  215.  
  216. c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:
  217.  
  218. 8FeS + 42HNO3 –> 8Fe(NO3)3 + 9N2O + 8H2SO4 + 13H2O
  219.  
  220. Ví dụ 2. Phản ứng trong dung dịch bazo:
  221.  
  222. NaCrO2 + Br2 + NaOH –> Na2CrO4 + NaBr
  223.  
  224. CrO2- + 4OH- –> CrO42- + 2H2O + 3e x2
  225.  
  226. Br2 + 2e –> 2Br- x3
  227.  
  228. Phương trình ion:
  229.  
  230. 2CrO2- + 8OH- + 3Br2 –> 2CrO42- + 6Br- + 4H2O
  231.  
  232. Phương trình phản ứng phân tử:
  233.  
  234. 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH –> 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O
  235.  
  236. Ví dụ 3. Phản ứng trong dung dịch có H2O tham gia:
  237.  
  238. KMnO4 + K2SO3 + H2O –> MnO2 + K2SO4
  239.  
  240. MnO4- + 3e + 2H2O –> MnO2 + 4OH- x2
  241.  
  242. SO32- + H2O –> SO42- + 2H+ + 2e x3
  243.  
  244. Phương trình ion:
  245.  
  246. 2MnO4- + H2O + 3SO32- –> 2MnO2 + 2OH- + 3SO42-
  247.  
  248. Phương trình phản ứng phân tử:
  249.  
  250. 2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O –> 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH
  251.  
  252. 11. Phương pháp cân bằng đại số:
  253. Dùng để xác định hệ số phân tử của chất tham gia và thu được sau phản ứng hoá học. Ta xem hệ số là các ẩn số và kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d… rồi dựa vào mối tương quan giữa các nguyên tử của các nguyên tố theo định luật bảo toàn khối lượng để lập ra một hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn số. Giải hệ phương trình này và chọn các nghiệm là các số nguyên dương nhỏ nhất ta sẽ xác định được hệ số phân tử của các chất trong phương trình phản ứng hoá học.
  254.  
  255. Ví dụ: Cân bằng phản ứng:
  256.  
  257. Cu + HNO3 –> Cu(NO3)2 + NO + H2O
  258.  
  259. Gọi các hệ số phải tìm là các chữ a, b, c, d, e và ghi vào phương trình ta có:
  260.  
  261. aCu + bHNO3 –> cCu(NO3)2 + dNO + eH2O
  262.  
  263. + Xét số nguyên tử Cu: a = c (1)
  264.  
  265. + Xét số nguyên tử H: b = 2e (2)
  266.  
  267. + Xét số nguyên tử N: b = 2c + d (3)
  268.  
  269. + Xét số nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4)
  270.  
  271. Ta được hệ phương trình 5 ẩn và giải như sau:
  272.  
  273. Rút e = b/2 từ phương trình (2) và d = b – 2c từ phương trình (3) và thay vào phương trình (4):
  274.  
  275. 3b = 6c + b – 2c + b/2
  276.  
  277. => b = 8c/3
  278.  
  279. Ta thấy để b nguyên thì c phải chia hết cho 3. Trong trường hợp này để hệ số của phương trình hoá học là nhỏ nhất ta cần lấy c = 3. Khi đó: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4
  280.  
  281. Vậy phương trình phản ứng trên có dạng:
  282.  
  283. 3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
  284.  
  285. Ở ví dụ trên trong phương trình hoá học có 5 chất (Cu, HNO3, Cu(NO3)2, NO, H2O) và 4 nguyên tố (Cu, H, N, O) khi lập hệ phương trình đại số để cân bằng ta được một hệ 4 phương trình với 5 ẩn số. Hay nói một cách tổng quát, ta có n ẩn số và (n – 1) phương trình.
0
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Hóa học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo