LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chép đúng và đủ đoạn văn bản sau đây

PHẦN I (3đ):
Câu 1 : Chép đúng và đủ đoạn văn bản sau đây:
Từng nghe:
"Kiệt nhân nghĩa cất ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
(....)
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song lào kiệt đời nào cũng có"
Câu 2:Tên văn bản có đoạn trích trên là gì? Tác giả là ai? Được viết vào lúc nào? Viết theo lối văn, thể loại gì?
Câu 3: Qua 2 khổ thơ :
'Kiệt nhân nghĩa cất ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".
* Có thể hiểu Cất Lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? 
Người mà tác giả nói là ai? Kẻ bạo người mà tác giả nói tới là kẻ nào?
PHẦN II: (7đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:(...)
-Bà lên đây làm gì thế?
-Đã bảo là kiếm cơm ăn mà lại!
-Cái dĩ không tin thế. Nhưng nó cũng không lại không hỏi nữa. Nó nhìn bà một lúc.
-Dạ bà sấu quá ! Sao bà giờ gầy thế?
-Chỉ nói thôi cháu ạ! Chẳng sao hết.
-Lúc này nà ở cho nhà ai?
-Chẳng ở với nhà ai.
-Thế bà lại đi buôn à?
-Vốn đâu mà đi buôn? Với lại có vốn cũng không đi được, nhục người lắm?
Câu 1: Trong đoạn hội thoại (Một bữa no - Nam Cao) có bao nhiêu nhân vật tha gia giao tiếp ? Các nhân vật đó có quan hệ gì với nhau? Xác định vai trò xã hội của các nhân vật đó.
Câu 2: (1đ): đoạn hội thoại có bao nhiêu lượt lời?
Xác định lượt lời của từng nhân vật ( theo số thứ tự ).
Câu 3: (5đ): Nhà văn "Nguyễn Bó Học" có nói:
"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông"
*Em hiểu câu danh ngôn trên như thế nào? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân.

6 trả lời
Hỏi chi tiết
814
1
0
Bộc Phá Hỏa Thiêu
01/07/2020 16:41:59
+5đ tặng
“Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau. Song hào kiệt thời nào cũng có.”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bộc Phá Hỏa Thiêu
01/07/2020 16:42:20
+4đ tặng

a.Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

 

0
0
Simple love
01/07/2020 16:43:05
+3đ tặng
Câu 2:Tên văn bản có đoạn trích trên là gì? Tác giả là ai? Được viết vào lúc nào? Viết theo lối văn, thể loại gì?
Tên: nước đại việt ta
tác giả : Nguyễn trãi
viết vào 17 tháng chạp năm đinh mùi (1428)
thể loại cáo
0
0
Simple love
01/07/2020 16:43:38
+2đ tặng
 Có thể hiểu Cất Lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? 
là yên dân và trừ bạo
1
0
Simple love
01/07/2020 16:44:34
+1đ tặng
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau. Song hào kiệt thời nào cũng có.”
0
0
Ngưu Tử
01/07/2020 16:48:31

  3
Nguyễn Bá Học là nhà giáo, nhà văn, nhà báo đầy nhiệt huyết đầu thế kỉ XX. Trong cuộc đời dạy học và trong văn nghiệp của mình, ông rất quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ. ông đã viết tập Lời khuyên học trò để trao đổi, bày vẽ, động viên thanh niên rèn luyện thành người có ích cho nước, cho dân. Trong bài Chí mạo hiểm, để khuyến khích việc rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn, quyết làm nên việc lớn, Nguyễn Bá Học đã viết: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

   Núi cao, sông sâu luôn luôn là những trở ngại ngăn bước con người. Trong vần chương, núi, sông là hình ảnh tượng trưng cho những thách thức, khó khăn trên đường đời. Vì thế, câu nói của Nguyễn Bá Học chứa đựng nhiều ý nghĩa, ông đã nhắc nhở lớp trẻ rằng trên con đường ta di, nhiều khi phải vượt qua núi cao, sông sâu, nghĩa là sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng nếu có bản lĩnh và quyết tâm thi vẫn tới đích. Những trở ngại khó khăn mà ta gặp phải trên đường đời dù cao như núi, dù rộng như sông nhưng cũng không đáng sợ bằng sự ngại khó, ngại khổ, thiếu ý chí, thiếu nghi lực của con người.

   Anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chín năm chống Pháp đã từng chế ngự núi cao:

   Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều,

   Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo.

   Núi không đè nổi vai vươn tới,

   Lá nguy trang reo với gió đèo.

                 (Lên Tây Bắc - Tố Hữu)

   Trong kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã làm nên huyền thoại đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử trên dãy Trường Sơn với tinh thần yêu nước nồng nàn và quyết tâm sắt đá:

   Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,

   Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

                 (Theo chân Bác - Tố Hữu)

   Ai đã từng một lần đi ngang qua bến phà Nhật Lệ thì sẽ thấy dòng sông rộng biết chừng nào. Chính tại nơi này, dưới bom đạn địch, mẹ Suốt đã chèo đò đưa bộ dội vượt sông đi đánh Mĩ hết chuyến này đến chuyến khác:

   Một tay lái chiếc đò ngang

   Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày.

   Sợ chi sóng gió tàu bay...

   Tày kia mình đã tháng, Mĩ này ta chẳng thua.

                          (Mẹ Suốt - Tố Hữu)

   Điều quan trọng nhất đối với con người là phải có quyết tâm cao, ý chí bền, nghị lực lớn. Câu chuyện của thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh Phật ở tận Tây Trúc cách đây hàng ngàn năm là một ví dụ điển hình. Hành trình vượt biển tìm vùng đất mới của Cristôp Côlông cách đây hàng mấy trăm năm cũng chứng minh điều đó.

Ngày nay, xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương sống, vượt qua tất cả để đạt mục đích cao đẹp. Anh Nguyễn Ngọc Kí bị tật liệt cả hai tay. Nhìn bè bạn cắp sách đến trường, anh rất thèm được như các bạn. Bằng ý chí, nghị lực anh luyện cho chân không chỉ cầm được bút mà còn điều khiển cả kéo. Anh cắt chữ, dán khẩu hiệu hoàn toàn bằng chân. Anh đã học xong tiểu học, Trung học rồi Đại học và trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Gần đây anh đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

   Anh Đức là người em song sinh dính liền với Việt, được các bác sĩ mổ tách rời vào năm 1987, tuy chỉ có một chân và sức khỏe yếu nhưng suốt 19 năm qua đã không ngừng học tập, vươn lên chiến thắng số phận bất hạnh của một nạn nhân chất độc màu da cam. Giờ đây, anh Đức đã trở thành một chuyên viên vi tính, công tác ở làng Hoà Bình, bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chi Minh. Bằng những cố gắng phi thường, anh Đức đã trở thành người hữu ích cho xã hội và hạnh phúc đã mỉm cười với anh.

   Trong thời đại khoa học phát triển, con người có thể làm được những điểu kì diệu như bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng hoặc lặn sâu xuống đáy đại dương để tìm hiểu, khám phá bí ẩn của thiên nhiên. Vị thuốc cải tử hoàn sinh tuy chưa có nhưng trong thực tế, các thầy thuốc ngày nay đã có thể thay thế từng bộ phận hư hỏng của con người để kéo dài tuổi thọ. Không thể kể hết các thành tựu khoa học tiên tiến là kết quả của ý chí, quyết tâm của con người.

   Rõ ràng là chỉ khi nào có bản lĩnh vững vàng, kiên định thì con người mới đạt được mục đích đã đặt ra. Hãy cô' gắng vượt lên mọi gian nan, thử thách, dù là nghiệt ngã, đó là điểu mà nhà giáo, nhà văn Nguyễn Bá Học mong muốn ở thế hệ trẻ Việt Nam với hi vọng họ sẽ làm rạng rỡ non sông. Đó cũng chính là điều mà Hổ Chủ tịch Kính yêu đã từng dạy thanh niên:

   Không có việc gì khó,

   Chỉ sợ lòng không bền.

   Đào núi và lấp biển,

   Quyết chí ắt làm nên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư