Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dân gian ta có câu tục ngữ sau

Dân gian ta có câu tục ngữ : '' Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng '' chứng minh câu tục ngữ đó

Mng nếu có thể vt theo dàn bài này hộ mình nha
MB : Giới thiệu câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng
TB  : 1. Giải thích câu tục ngữ 
  - Nghĩa đen :
  + Mực : 
  + Đèn
  - Nghĩa bóng : 
  + Mực 
  + Đèn
2. Bình luận câu tục ngữ 
- hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, con người sống ở hoàn cảnh tốt thì sẽ tốt, sẽ luôn biết yêu thương, chan hòa với mọi người 
- hoàn cảnh khó khăn thì thường là những con người xấu xa
- khi chơi với những ng bạn tốt thì sẽ tốt
- khi chơi vói bạn xấu thì sẽ xấu
- câu tục ngữ là 1 lời dạy hết sức ý nghĩa và đúng đắn, nên học tập và làm theo câu tục ngữ
3. Ý ngĩa của câu tục ngữ
- đối với gia đình
+ gia đình hạnh phúc ấm no thì con cái ngoan hiền lễ phép nên ng 
+ gia đình bất hòa thì con cái vô lễ hư hỏng
- đối với xã hội
+ khi tiếp xúc và giao du với bạn xấu thì sẽ học những thói hư tật xấu, sẽ trở nên hư hỏng
+ khi chơi với bạn tốt thì sẽ trở thành 1 người tốt 
+ giúp đỡ những bạn xấu để trở thành những người tốt
Vậy ngược lại : 
                                                                 '' Trong đầm gì đẹp bằng sen
                                                           Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
                                                                   Nhị vàng bông trắng lá xanh
                                                          Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ''

- lấy dẫn chứng : về vc giao du với ng xấu thì sẽ ko lây nghiễm những thói hư tật xấu, không trở nên hư hỏng
=> chốt lại rất ít ng ....
KB : 
- Nêu cảm nhận về câu tục ngữ '' gần mục thì đen gần đèn thì sáng '' 
Ai làm theo dàn ý ình tằng 300 xu nha 
Người làm nhanh nhất đc nha ( nếu hay những ngươi trả lời sau cx có thể nhận )
Mng làm xong trc 10h30 nha
Tks mng :3

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
304
1
0
May mắn ???
01/07/2020 19:44:38
+5đ tặng

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống bởi thế nhân dân ta có câu ” Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người là quan trọng hơn cả môi trường sống, bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ.” Mực” ở đây là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn ” đèn” là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ. Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu xa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi – bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.

"Gần mực thì đen” ta đã bắt gặp hình ảnh Chí Phèo trong chuyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà từ của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế. Ngược lại gần đèn thì rạng câu chuyện "Mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất. Mạnh tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc.

Trong thực tế ta thấy học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt, gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu, trong những trường hợp như vậy ta thấy “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là đúng tuy nhiên không phải ai gần mực cũng đen, ai gần đèn cũng rạng bởi lúc đó ta cản thận nên mực không thể gây bẩn, bởi ra cố tình ngồi khuất nên gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bởi vậy phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh của con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như thanh thép để lâu ngày không tô luyện sẽ han gỉ trở nên vô dụng.

Trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm có những chiến sĩ tình báo hoạt động thầm lặng, chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go khắc nghiệt. Sống giữa sự xa hoa những lời lẽ tán dương của quân địch liệu họ có phản bội Tổ quốc, làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong học vẫn giữ phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ? sống quanh những lời xì xầm, bàn tán bị coi là Việt gian liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc trong môi trường ấy đòi hỏi người chiến sĩ tình báo không chi cần bộ óc nhanh nhẹn mà còn cần một bản lĩnh vững vàng để tự chiến đấu với bản thân.

Tóm lại câu tục ngữ” Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp ta thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người, đặc biệt là tính cách. Tuy nhiên con người có thể hoàn toàn chủ động đón nhận hoàn cảnh dù sống trong môi trường không tốt – gần mực nhưng nếu bản lĩnh thì ta vẫn như đóa hoa thơm ngát: ”Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thùy Linh
01/07/2020 19:44:52
+4đ tặng

Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học, kinh nghiệm quý báu, đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và nhân cách con người, để diễn tả cách nhìn nhận này, nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:

"Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"

Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp, những gì xấu xa, đèn là vật phát ra ánh sáng, soi rõ mọi vật xung quanh, tượng trưng cho cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn: gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu.

Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội, do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu, dẫn chứng:

Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.

Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần.

Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ, tục ngữ nói về quan niệm đó như: "Ở bầu thì tròn ở ống thì dài" hay "Thói thường gần mực thì đen, anh em bạn hữu phải nên chọn người"

Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu, giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống.

1
0
May mắn ???
01/07/2020 19:45:14
+3đ tặng

Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học, kinh nghiệm quý báu, đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và nhân cách con người, để diễn tả cách nhìn nhận này, nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:

"Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"

Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp, những gì xấu xa, đèn là vật phát ra ánh sáng, soi rõ mọi vật xung quanh, tượng trưng cho cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn: gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu.

Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội, do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu, dẫn chứng:

Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.

Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần.

Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ, tục ngữ nói về quan niệm đó như: "Ở bầu thì tròn ở ống thì dài" hay "Thói thường gần mực thì đen, anh em bạn hữu phải nên chọn người"

Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu, giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống.

1
0
May mắn ???
01/07/2020 19:45:44
+2đ tặng

Nhân dân ta có một kho tàng tục ngữ vô cùng quý báu. Câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" thể hiện sâu sắc lời dạy của cha ông về cách sống.

Câu tục ngữ trên thật đúng nhưng có ban không tán thành. Chúng ta cần phân tích và tìm hiểu chi tiết để biết được ý nghĩa và bài học mà câu tục ngữ thể hiện.

Về nghĩa đen, mực là một chất lỏng được dùng để viết hoặc vẽ. Nó có màu đậm, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng nó ai cũng phải cẩn thận nếu không mực sẽ làm bẩn lên tay, lên áo hay lên tường.

"Rạng" ở đây có nghĩa là sáng. Còn đen và vật dùng để thắp sáng. Đèn điện, đèn pin hay đèn dầu đều là những thứ rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. Nhờ có đèn, chúng ta mới có ánh sáng để học tập, làm việc. Đèn soi sáng cả những nơi mặt trời không thể chiếu rọi. Đèn xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật xung quanh. Đúng như lời nhận định "gần đèn thì sáng".

Như vậy, xét theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn thể hiện: nếu như chúng ta tiếp xúc gần mực sẽ bị bôi bẩn, bị đen; ngược lại nếu chúng ta ở gần đèn thì chúng ta sẽ được đèn soi sáng, do đó mà trở nên sáng suốt tinh tường hơn.

Không chỉ dừng ở đó, câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa khác. Đó chính là: hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách con người như thế nào. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống không lành mạnh. Đèn là chỉ môi trường sống tích cực. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường không tốt thì nhân cách dễ bị tha hóa, dễ làm điều sai trái và sa ngã và ngược lại, nếu như được giáo dục trong môi trường lành mạnh thì con người có thể rèn luyện được tích cách của mình cho tốt.

Về cơ bản thì câu tục ngữ này đúng. Hoàn cảnh tác động và chi phối đến nhân cách chúng ta rất nhiều. Trẻ con sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những gì ta giáo dục, môi trường tác động đến nó như thế nào thì nó sẽ trở thành một con người như thế ấy. Nếu xung quanh bạn luôn có những người tốt, sống tích cực thì bạn cũng sẽ học được ở họ nhiều điều hay. Và ngược lại, nếu quanh bạn chỉ toàn những người xấu thì hoàn cảnh tiêu cực ấy cũng sẽ dần làm bạn tha hóa về nhân cách.

Cũng như trong một lớp học, nếu chúng ta chơi nhiều những bạn xấu thì chúng ta dễ bị rủ rê và lôi cuốn. Ta sẽ trở thành một người không tốt, không chịu học hành và dễ sa vào tệ nạn xã hội. Nhưng nếu ta chơi với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ thì ta sẽ có điều kiện để tiến bộ. Bạn cho ta những kiến thức mà bản thân ta bị thiếu hụt. Bạn dạy ta những điều tốt đẹp bổ ích thiết thực cho cuộc đời. Gần những người biết quan tâm đến những người khác tâm hồn ta cũng trở nên trong sáng hơn giàu tình yêu thương hơn. Nhưng cũng đừng vì thế mà thiếu quan tâm đến những người bạn xấu.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh là người lãnh tụ vĩ đại là mặt trời soi sáng cho cả dân tộc. Ở thời gian ấy biết bao những anh bộ đội cụ hồ đã sống đã chiến đấu noi gương theo phẩm chất của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt, giải phóng quê hương, đất nước. Những đức tính của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt giải phóng quê hương đất nước. Những đức tính của Người được ảnh hưởng, rèn luyện trong cuộc sống, trong chiến đấu từ những tấm gương sáng mà tiêu biểu là Bác Hồ. (Đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, đồng chí, đó là thái độ chiến đấu hết mình hi sinh tất cả cho độc lập tự do). Nếu không có ánh sáng của Đảng dẫn đường nếu không có một môi trường tốt đẹp thì không có thể nào sản sinh ra được những con người tuyệt vời ấy. Câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì rạng" luôn có ý nghĩa trong thực tế.

Bởi vậy dân gian ta cũng có câu: "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hay "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Hay như ngày xưa, bà mẹ của thầy Mạnh Tử đã chuyển nhà đến ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con mình. Điểm cuối cùng bà chọn là trường học. Vì bà cho rằng, hàng ngày khi thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép biết học hỏi thì Mạnh Tử theo đó mà cũng bắt chước được những điểm tốt đấy. Mà sau này Mạnh Tử đã trở thành một bậc tài nổi tiếng, được tôn vinh đến muôn đời.

Thế nhưng câu tục ngữ cũng chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người trong hoàn cảnh bị hạn chế, cái xấu luôn vây quanh nhưng họ vẫn không chịu tác động không trở thành con người xấu. Đó là những người có ý chí vươn lên, giàu nghị lực kiên cường trong cuộc sống. Ngược lại cũng có người được giáo dục tốt nhưng lại trở nên hư hỏng tự mình phá hủy nhân cách của mình. Dân gian ta đã lấy loài sen làm biểu tượng cho nhân cách cao đẹp "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Và Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp cho bao thế hệ Việt Nam noi theo, dù có sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì Người vẫn luôn giữ được nhân cách sáng ngời, luôn chèo lái con thuyền cách mạng để đưa đất nước tới bến bờ độc lập.

Rõ ràng tốt xấu là tượng trưng của mực và đen. Chúng ta cần tránh xa những cái xấu, không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Cái tốt của năng lực hay của đạo đức ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên trong quá trình "rèn đức luyện tài". Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường việc chọn bạn mà chơi chọn môi trường để tiếp xúc rất quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nhận ra cái xấu, tránh xa nó chống lại nó để không rơi vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện chính mình hướng đến những cái lành mạnh bổ ích. Chúng ta nên giúp đỡ những bạn xấu tránh xa khỏi sai lầm khắc phục kịp thời.

"Gần mực thì đen, gần mực thì sáng" là câu tục ngữ đúng đắn, đem đến cho ta lời khuyên thật đáng quý. Nó như một chân lý mà ta không nên phủ định. Thực hiện tốt lời khuyên ấy sẽ giúp ích cho ta được nhiều điều trong cuộc sống.

1
0
duc-anh.le17
01/08/2020 11:45:46
+1đ tặng

Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học, kinh nghiệm quý báu, đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và nhân cách con người, để diễn tả cách nhìn nhận này, nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:

"Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"

Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp, những gì xấu xa, đèn là vật phát ra ánh sáng, soi rõ mọi vật xung quanh, tượng trưng cho cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn: gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu.

Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội, do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu, dẫn chứng:

Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.

Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần.

Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ, tục ngữ nói về quan niệm đó như: "Ở bầu thì tròn ở ống thì dài" hay "Thói thường gần mực thì đen, anh em bạn hữu phải nên chọn người"

Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu, giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×