Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào truyện cổ tích Vợ chàng Trương nhưng: Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được sự sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ. Hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm đó

Dựa vào truyện cổ tích :vợ chàng Trương nhưng : chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được sự sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ.  Hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm đó .

4 trả lời
Hỏi chi tiết
4.094
2
3
Mai Thy
23/08/2020 06:33:58
+5đ tặng

Chuyện người con gái Nam Xương dựa trên chuyện vợ chàng Trương về cốt truyện , nhưng ở đây tác giả Nguyễn Dữ đã thêm thoắt một vài chi tiết mang màu sắc hoang đường thần kì để câu chuyện trở nên hay hơn

Nguyễn Dữ thêm phần cuối đó là cảnh Vũ Nương ở dưới thuỷ cung gặp Phan Lang- gởi chiếc thoa về cho Trương Sinh- Cảnh nhà Trương Sinh cỏ mọc um tùm không người chăm sóc- Cảnh Trương Sinh lập đàn tràng giải oan và cảnh Vũ Nương hiện về trong chốc lát rồi chia tay, để lại Trương Sinh chìm trong nỗi hối hận.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
Mai Thy
23/08/2020 06:34:13
+4đ tặng
- Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương, lànhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Trong giai đoạnđầy những biến động và khủng hoảng này của lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam,các tập đoàn phong kiến Lê – Mạc – Trịnh tranh giành quyền lực, gây nội chiếnliên miên trong đời sống xã hội. Chính vì thế, cũng như nhiều trí thức đươngthời, mặc dù Nguyễn Dữ nổi tiếng học rộng tài cao, nhưng ông chỉ làm quan mộtnăm rồi cáo quan về ở ẩn, nuôi mẹ già và chuyên chú đọc sách viết văn.
- "Truyền ki mạn lục" của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể truyền kì ở Việt Nam:
+ Về thể loại, tác phẩm là thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, thịnh hành từ đời Đường. Các nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này để viết nên những tác phẩm phản ánh cuộc sống và con người.
+Nói đến “Truyền kì” là nói đến sự đan xen giữa thực và ảo, phản ánh hiện thực, kí thác tâm sự, những trải nghiệm của nhà văn.
+Đóng góp của Nguyễn Dữ ở“Truyền kì mạn lục” là việc mượn phương thức kì ảo dựa trên cốt truyện dân gian, ông đã phản ánh được xã hội Việt Nam đương thời, gửi vào đó tư tưởng tiến bộ và nhân đạo.
+“Truyền kì mạn lục” gồm 20 truyện, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ, được kế thừa từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”.
+Với thành tựu này, Nguyễn Dữ đã đưa thể loại truyền kì trung đại lên đỉnh cao.
3
2
Mai Thy
23/08/2020 06:34:46
+3đ tặng
Nguyễn Dữ là một nhà văn sáng tạo. Cái kết truyền thống của "Vợ chàng Trương" là Vũ Nương nhảy sông tự vẫn, cuối cùng khi nhận ra nàng bị oan, người ta mới dựng đền thờ nàng gần đấy. Song dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ thì tác phẩm trở nên độc đáo lên hẳn. Ông biết kết hợp cốt truyện truyền thống với các chi tiết kì ảo, làm nổi bật ước mơ của nhân dân ta, như chi tiết kì ảo cuối truyện, Vũ Nương không chết mà được cứu sống, sống dưới thủy cung, hưởng cuộc sống hạnh phúc bất tử vĩnh viễn. Nhưng chính chi tiết này cũng là chi tiết khiến người đọc đau xót. Đây có thật là cái kết vẹn toàn? Vũ Nương khi sống không được hưởng hp trọn vẹn. Đến lúc nàng có được những gì đáng được hưởng thì nó chỉ mờ nhạt, giống như hư ảo (chi tiết Vũ Nương võng lọng hiện lên từ dưới sông cuối truyện)
2
3
Mai Thy
23/08/2020 06:35:20
+2đ tặng

Ở truyện cổ tích Vợ chàng Trương, nhân vật Trương Sinh được giới thiệu:Trương Sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ, nhưng vợ chàng thường giữ gìn khuôn phép nên không có chuyện gì xảy ra.Vợ chồng hương đượm lửa nồng chưa được bao lâu thì bỗng nghe tin chốn biên thùy có giặc, chồng vâng lệnh quan phải từ giã mẹ và vợ đi lính thú

Qua cách giới thiệu này, ta thấy tác giả dân gian chỉ nói đến nhân vật Trương Sinh có đặc điểm hạn chế thường thấy của đàn ông là hay có tính ghen tuông và thường hay xét nét vợ mình, ngoài ra chàng không hề có một “ưu điểm” nào. Theo quan điểm Nho giáo cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy thì việc Vũ Thị Thiết gặp một người chồng như thế cũng không có gì gọi là may mắn. Xây dựng kiểu nhân vật có mỗi đặc điểm đơn điệu như thế, phải chăng tác giả dân gian chỉ dùng nó cho mục đích dẫn dắt tính tất yếu của bi kịch ghen tuông sau này?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo