Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

 "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động"; Ý kiến trên của M.Xi-nê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?


 "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động"   Ý kiến trên của M.Xi-nê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
801
0
0
Hà Vy
24/08/2020 21:05:30
+5đ tặng

 Danh ngôn có câu:

    " Ý nghĩa là nụ hoa

    Lời nói là bông hoa

    Việc làm là quả ngọt".

   Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".Vậy "đức hạnh" là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?

   Trước hết cần phải hiểu " đức hạnh" là những đức tính tốt đẹp của con người. "Phẩm chất" có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với "hành động", là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu câu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.

   Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ "Quỹ vì người nghèo".

   Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.

   Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.

   Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Hà Vy
24/08/2020 21:06:06
+4đ tặng

 Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác những lời của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông: " Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".

     Mỗi con người khi sinh ra đều co mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. "Đức hạnh" là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm có thể được bộc lộ hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể.

     Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm đến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chi là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái dẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính là sự thể hiện của đức hạnh.

     Người ta thường nói rằng: "Ý nghĩa là nụ, lời nói là bông hoa, việc làm mới là quả ngọt." Khi ta có ý nghĩa về một việc làm tốt, ta cần nói ra để xem xét. Nhưng không phải là nói suông, ta cần phải thực hiện điều đó. Chúng ta làm điều đó bằng tất cả tấm lòng, biến những điều ấy từ suy nghĩ, lời nói thành vệc làm như thế, như vậy mới tạo thành "quả ngọt". Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh. Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỉ riêng cho chính họ. Chúng ta không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy.

     Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ đức hạnh ta hay cũng chính là sự thể hiện của một con người có mọi phẩm chất tốt đẹp từ đức hạnh. Nhạc sỹ thiên tài người Đức Beettoven có nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay? "Hạnh phúc" chính là cuộc tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người... Còn "cao quý" và "tốt đẹp" là những cụm từ có ý tôn vinh, ca ngợi. Câu nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác" của Beettoven thể hiện quan niệm sống đẹp, khẳng định, ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha... Trong cuộc sống, ai cùng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế. Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác, là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân trọng.. Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ già qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt... Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ. Và không dừng ở đó, hạnh phúc cũng ở tại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao cả và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập, tự do cho cả dân tộc. Thật cao quý và tốt đẹp đáng tôn vinh nhường nào!

     Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa con bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?... Ngoài xã hội, hiện có một lóp thanh niên, thay vì giúp đỡ người già yếu, họ lại lợi dụng để cướp giật, móc túi... Những kẻ lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!. "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Đó là một quan điểm sống mang tính nhân văn. Nêu có một điều ước thì tôi sẽ ước cho tất cả mọi người trên thế giới này đều được hạnh phúc. Muốn vậy, ngay từ bây giờ mỗi người chúng  hãy cố gắng làm thật nhiều điều, dù lớn, dù nhỏ, để đem lại hạnh phúc cho mọi người, cho gia đình và cũng là cho bản thân chúng ta...

0
1
Hà Vy
24/08/2020 21:06:33
+3đ tặng

Nói đến đức hạnh của con người, điều đầu tiên chúng ta phải đề cập tới là yếu tố hành động, vì hành động là biểu hiện cao nhất, rõ nét nhất của đức hạnh. Đúng như nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông đã nói: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.

Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt (Từ điển Tiếng Việt). Đức hạnh được thể hiện qua cảm xúc, lời nói, hành động hằng ngày của từng cá nhân trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Hành động chính là phẩm chất quan trọng của đức hạnh bởi vì nó vừa là sự chuyển hóa vừa là kết tinh của các phẩm chất khác. Hành động là thước đo đánh giá đức hạnh của một cá nhân, một tập thể và cộng đồng dân tộc. Hành động là yếu tố cao nhất trong bậc thang giá trị nhân phẩm, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của cá nhân và xã hội.

Từ xưa, nhân dân ta đã đề cao và đặt ra yêu cầu cụ thể của đức hạnh, trong đó, hành động được đặt lên hàng đầu. Có những câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng của hành động như là: Trăm nghe không bằng một thấy; Trăm hay không bằng tay quen; Nói hay không bàng cày giỏi… Đồng thời nhân dân cũng chê cười, phê phán những kẻ: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa, Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn con mà làm…

Trong văn học nước ta có nhiều nhân vật chứng minh rằng mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Chàng Thạch Sanh thật thà, dũng cảm, giàu lòng thương người sẵn sàng giúp đỡ kẻ bất hạnh. Chàng Sọ Dừa dị dạng nhưng làm việc giỏi, học hành giỏi, thi đỗ Trạng nguyên. Cậu bé làng Gióng lên ba mà vẫn không biết nói, không biết đi nhưng khi nghe sứ giả rao loa rằng nhà vua cần người tài giỏi đứng ra đánh giặc ngoại xâm thì cậu bé nói lời đầu tiên là lời nhận trách nhiệm đánh tan quân giặc. Lòng yêu nước khiến cậu bé lớn nhanh như thổi và trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đủ sức đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi. Hành động dũng cảm phi thường ấy đã đem lại thái bình cho đất nước nên cậu bé làng Gióng được nhân dân tôn vinh là Thánh Gióng và thờ phụng muôn đời. Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, người anh hùng Từ Hải: Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Chàng khinh bỉ và coi thường cái triều đình phong kiến thối nát đương thời và luôn đặt nghĩa vụ của người anh hùng lên trên hết: Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha. Trước ý nguyện đền ơn báo oán của Thúy Kiều, Từ Hải sốt sắng giúp nàng thực hiện công lí không chỉ của riêng nàng mà còn là của chung dân chúng bị áp bức. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu trên đường lai kinh ứng thí thì gặp đảng cướp Phong Lai đang phá phách, bắt bớ dân lành. Chàng đã nổi giận bừng bừng, nhanh chóng Bẻ cây làm gậy tìm đàng xông vô, đánh tan bọn cướp cứu tiểu thư Kiều Nguyệt Nga và tì nữ Kim Liên. Khi được Kiều Nguyệt Nga ngỏ lời tạ ơn, chàng đã khẳng khái chối từ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn, bởi chàng cho rằng làm việc nghĩa là bổn phận của nam nhi. Quan niệm của Lục Vân Tiên cũng chính là quan niệm của nhân dân Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Lịch sử nước ta còn lưu danh muôn thủa những vị anh hùng suốt đời hành động, cống hiến, hi sinh cho quyền lợi của đất nước và dân tộc. Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Hán, khiến cho chúng hồn bay phách lạc. Triệu Thị Trinh với câu nói nổi tiếng: Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, muốn chém cá kình ngoài biển Đông, chứ không muốn làm tì thiếp người ta. Bà đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc. Tướng Trần Bình Trọng khi sa vào tay giặc, bị dụ dỗ, đe dọa, ông đã hùng hồn tuyên bố: Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc. Suốt ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, quân dân Đại Việt trên dưới đoàn kết một lòng. Từ nhà vua cho đến các tướng sĩ, từ các bô lão trong hội nghị Diên Hồng cho tới chàng thiếu niên mười sáu tuổi Trần Quốc Toản đều cùng một quyết tâm Sát Thát, đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước ta, tạo nên hào khí Đông A lẫy lừng muôn thủa.

Ở thế kỉ XV, lòng yêu nước thương dân, căm hờn quân xâm lược đã thôi thúc Nguyễn Trãi hành động. Sau khi tiễn chân cha lên đến ải Bắc (Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc), Nguyễn Trãi nghe theo lời căn dặn tâm huyết của cha nên đã trở về thành Đông Quan, nung nấu ý chí diệt thù cứu nước, ông miệt mài ngày đêm viết Bình Ngô sách rồi lặn lội tìm đường vào Lam Sơn phò chủ tướng Lê Lợi, cùng Lê Lợi nếm mật nằm gai, vượt qua bao gian lao, thử thách, lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh, làm nên chiến thắng oanh liệt ngàn năm. Tên tuổi và sự nghiệp lớn lao của Nguyễn Trãi được dân tộc ta ngàn đời ghi nhớ.

Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ là một trong những tấm gương điển hình của con người hành động. Bất bình trước cảnh bè lũ chúa Trịnh lộng hành ăn chơi xa xỉ, lấn át quyền hành của vua Lê, biến vua Lê thành bù nhìn; căm phẫn quân Thanh mượn cớ cướp nước ta, Nguyễn Huệ đã trực tiếp dẫn quân ra Bắc, vừa đi vừa chiêu mộ binh sĩ, tạo thành một đạo quân hùng hậu đủ sức đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh trong một thời gian rất ngắn. Lòng yêu nước của ông đã biến thành hành động có sức mạnh như triều dâng bão cuốn, quét sạch quân thù, đem lại cuộc sống thanh bình cho muôn dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương chói lọi bởi những hành dộng cách mạng cao cả của Người. Thấm thía và đau đớn trước tình cảnh lầm than của dân tộc, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Ba mươi năm lênh đênh khắp bốn biển năm châu, Bác đã tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi xích xiềng nô lệ của thực dân, phong kiến; giành chủ quyền độc lập, tự do; thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca về hành động, về đức hi sinh quên mình cho dân, cho nước. Sau ngày nước nhà độc lập, Bác kêu gọi đồng bào cả nước một tuần nhịn ăn một bữa để góp phần cứu đói và Bác là người gương mẫu thực hiện đầu tiên. Chúng ta không thể quên hình ảnh Bác đến thăm một đơn vị bộ đội trong đêm trước chiến dịch Biên giới 1951. Bác thức suốt đêm để suy nghĩ về trận đánh mở màn ngày mai.

Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ và canh cho bếp lửa hồng luôn cháy sáng. Bác không ngủ vì: Bác thương đoàn dân công, Đêm nay ngủ ngoài rừng, Trải lá cây làm chiếu, Manh áo phũ làm chăn, Trời thì mưa lâm thâm, Làm sao cho khỏi ướt…

Kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội hoàn cầu, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Trong cuộc sống hòa bình, Bác vẫn ở trong căn nhà sàn đơn sơ, ăn uống thanh đạm như bao người dân lao động khác. Điều tâm huyết mà suốt đời Bác phấn đấu để biến thành hiện thực là làm sao giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước, dân tộc; là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; là chiến đấu quét sạch ngoại xâm, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tư tưởng, phẩm chất đạo đức tuyệt vời thanh cao, tuyệt vời trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là bài học nhân sinh sâu sắc cho dân tộc và nhân loại.

Cách đây hơn thế kỉ, trong một lần trò chuyện với con gái, Các Mác - vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới có câu nói nổi tiếng định nghĩa về hạnh phúc: Hạnh phúc là đấu tranh. Câu nói đó nhấn mạnh vai trò quyết định của những hành động thiết thực đòi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và quyền được hạnh phúc của con người. Tinh thần câu nói trên của Các Mác nhất quán với tinh thần câu nói của nhà văn Xi-xê-rông: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Theo Các Mác, hạnh phúc không phải tự nhiên mà có; hạnh phúc không phải là ngọn lửa thần hay phép màu nhiệm như trong thần thoại, cổ tích… mà hạnh phúc là kết quả của hành động do chính con người tạo nên. Hành động - đó là quy luật sinh tồn, vận động và phát triển của xã hội loài người.

Ngày nay, đất nước Việt Nam đang tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế. Nền kinh tế thị trường toàn cầu đòi hỏi mỗi con người phải thực sự có tài, có đức. Đức và tài thể hiện ở từng hành động cụ thể, ở hiệu quả làm việc cao nhất hằng ngày. Thuận lợi và thách thức đan xen, đòi hỏi mỗi thanh niên phải biết vươn lên trong học tập. Học, học nữa, học mãi (Lê-nin). Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi, là hành động cách mạng của thanh niên. Hành động thiết thực của chúng ta hiện nay là dám nhìn nhận những khuyết điểm, sai lầm, dám khắc phục, sửa chữa, vươn lên tiếp cận cái mới, cái tiến bộ để làm giàu cho bản thân và đất nước. Điều đáng quý của tuổi trẻ ngày nay là thái độ cầu tiến, biết hành động đúng đắn, kịp thời để tự khẳng định mình. Đó mới là con đường tốt nhất để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản thân.

Trước đây, trong chiến tranh, lớp lớp thanh niên hi sinh xương máu ngoài chiến trường để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, trong cuộc sống hòa bình, tuổi trẻ chúng ta phải không ngừng phấn đấu vươn lên, học tập và cống hiến để góp phần vào sự nghiệp làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như sinh thời Bác Hồ hằng mong ước.

0
0
phương minh<3
24/08/2020 21:06:43
+2đ tặng

Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác những lời của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông: " Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".

     Mỗi con người khi sinh ra đều co mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. "Đức hạnh" là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm có thể được bộc lộ hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể.

     Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm đến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chi là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái dẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính là sự thể hiện của đức hạnh.

     Người ta thường nói rằng: "Ý nghĩa là nụ, lời nói là bông hoa, việc làm mới là quả ngọt." Khi ta có ý nghĩa về một việc làm tốt, ta cần nói ra để xem xét. Nhưng không phải là nói suông, ta cần phải thực hiện điều đó. Chúng ta làm điều đó bằng tất cả tấm lòng, biến những điều ấy từ suy nghĩ, lời nói thành vệc làm như thế, như vậy mới tạo thành "quả ngọt". Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh. Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỉ riêng cho chính họ. Chúng ta không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy.

     Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ đức hạnh ta hay cũng chính là sự thể hiện của một con người có mọi phẩm chất tốt đẹp từ đức hạnh. Nhạc sỹ thiên tài người Đức Beettoven có nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay? "Hạnh phúc" chính là cuộc tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người... Còn "cao quý" và "tốt đẹp" là những cụm từ có ý tôn vinh, ca ngợi. Câu nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác" của Beettoven thể hiện quan niệm sống đẹp, khẳng định, ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha... Trong cuộc sống, ai cùng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế. Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác, là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân trọng.. Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ già qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt... Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ. Và không dừng ở đó, hạnh phúc cũng ở tại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao cả và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập, tự do cho cả dân tộc. Thật cao quý và tốt đẹp đáng tôn vinh nhường nào!

     Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa con bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?... Ngoài xã hội, hiện có một lóp thanh niên, thay vì giúp đỡ người già yếu, họ lại lợi dụng để cướp giật, móc túi... Những kẻ lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!. "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Đó là một quan điểm sống mang tính nhân văn. Nêu có một điều ước thì tôi sẽ ước cho tất cả mọi người trên thế giới này đều được hạnh phúc. Muốn vậy, ngay từ bây giờ mỗi người chúng  hãy cố gắng làm thật nhiều điều, dù lớn, dù nhỏ, để đem lại hạnh phúc cho mọi người, cho gia đình và cũng là cho bản thân chúng ta...

 



 
0
0
Hà Vy
24/08/2020 21:06:50
+1đ tặng

Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác như lời của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông:

“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

Mỗi con người khi sinh ra đều có mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. Đức hạnh là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm cụ thể, được bộc lộ hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể.

Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường, nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm dến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chỉ là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái đẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính là sự thể hiện của đức hạnh.

Người ta thường nói rằng:

“Ý nghĩa là nụ

Lời nói là bông hoa

Việc làm mới là quả ngọt.”

Khi ta có ý nghĩa về một việc làm tốt, ta cần nói ra để xem xét. Nhưng không phải là nói suông, ta cần phải thực hiện điều đó. Chúng ta làm điều đó bằng tất cả tấm lòng, biến những điều ấy từ suy nghỉ, lời nói thành vệc làm cụ thể, như vậy mới tạo thành “quả ngọt”.

Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh. Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỉ riêng của chính họ. Chúnh ta không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy.

Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ đức hạnh hay cũng chính là sự thể hiện của một con người có mọi phẩm chất tốt đẹp từ đức hạnh.

Nhạc sỹ thiên tài người Đức Beettoven có nói “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay?. “Hạnh phúc” chính là cuộc sống tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người …. Còn “cao quý” và “tốt đẹp” là những cụm từ có ý tôn vinh ca ngợi. Câu nói “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác” của Beettoven thể hiện quan niệm sống đẹp ,khẳng định ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến,vị tha…

Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế. Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác , là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân trọng…Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ giá qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt… Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ. Và không dừng ở đó hạnh phúc cũng ở lại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao quý và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập tự do cho cả dân tộc. Thậ cao quý và tốt đẹp dáng tôn vinh biết nhướng nào!

Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa com bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại sự bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?… Ngoài xã hội, hiên có một lớp thanh niên, thay vì giúp đỡ người giá yếu, họ lại lợi dụng để cướp giất, móc túi… Những kẻ lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!. “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Đó là một quan điểm sống mang tính nhân văn. Nếu có một điều ước thì tôi sẽ ước cho tất cả mọi người trên thế giới này đều dược hạnh phúc. Muốn vậy, ngay từ bây giờ mỗi người chúng ta hãy cố gắng làm thật nhiều điều, dù lớn, dù nhỏ, để đem lại hạnh phúc cho cho mọi người, cho gia đình và cũng là cho bản thân chúng ta…

1
0
ARIA
24/08/2020 21:07:32

Danh ngôn có câu:

“Ý nghĩa là nụ hoa

Lời nói là bông hoa

Việc làm là quả ngọt”.

Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: ” Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh?

Trước hết cần phải hiểu ” đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất” có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.

Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”.

Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.

Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.



 
0
0
Đặng Thu Trang
25/08/2020 07:11:47

Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác những lời của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông: " Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".

     Mỗi con người khi sinh ra đều co mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. "Đức hạnh" là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm có thể được bộc lộ hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể.

     Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm đến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chi là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái dẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính là sự thể hiện của đức hạnh.

     Người ta thường nói rằng: "Ý nghĩa là nụ, lời nói là bông hoa, việc làm mới là quả ngọt." Khi ta có ý nghĩa về một việc làm tốt, ta cần nói ra để xem xét. Nhưng không phải là nói suông, ta cần phải thực hiện điều đó. Chúng ta làm điều đó bằng tất cả tấm lòng, biến những điều ấy từ suy nghĩ, lời nói thành vệc làm như thế, như vậy mới tạo thành "quả ngọt". Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh. Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỉ riêng cho chính họ. Chúng ta không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy.

     Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ đức hạnh ta hay cũng chính là sự thể hiện của một con người có mọi phẩm chất tốt đẹp từ đức hạnh. Nhạc sỹ thiên tài người Đức Beettoven có nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Ý kiến đó có còn nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay? "Hạnh phúc" chính là cuộc tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người... Còn "cao quý" và "tốt đẹp" là những cụm từ có ý tôn vinh, ca ngợi. Câu nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác" của Beettoven thể hiện quan niệm sống đẹp, khẳng định, ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha... Trong cuộc sống, ai cùng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế. Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác, là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân trọng.. Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ già qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt... Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ. Và không dừng ở đó, hạnh phúc cũng ở tại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao cả và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập, tự do cho cả dân tộc. Thật cao quý và tốt đẹp đáng tôn vinh nhường nào!

     Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa con bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?... Ngoài xã hội, hiện có một lóp thanh niên, thay vì giúp đỡ người già yếu, họ lại lợi dụng để cướp giật, móc túi... Những kẻ lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!. "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Đó là một quan điểm sống mang tính nhân văn. Nêu có một điều ước thì tôi sẽ ước cho tất cả mọi người trên thế giới này đều được hạnh phúc. Muốn vậy, ngay từ bây giờ mỗi người chúng  hãy cố gắng làm thật nhiều điều, dù lớn, dù nhỏ, để đem lại hạnh phúc cho mọi người, cho gia đình và cũng là cho bản thân chúng ta..

0
0
Đặng Thu Trang
25/08/2020 07:12:36

Nói đến đức hạnh của con người, điều đầu tiên chúng ta phải đề cập tới là yếu tố hành động, vì hành động là biểu hiện cao nhất, rõ nét nhất của đức hạnh. Đúng như nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông đã nói: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.

Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt (Từ điển Tiếng Việt). Đức hạnh được thể hiện qua cảm xúc, lời nói, hành động hằng ngày của từng cá nhân trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Hành động chính là phẩm chất quan trọng của đức hạnh bởi vì nó vừa là sự chuyển hóa vừa là kết tinh của các phẩm chất khác. Hành động là thước đo đánh giá đức hạnh của một cá nhân, một tập thể và cộng đồng dân tộc. Hành động là yếu tố cao nhất trong bậc thang giá trị nhân phẩm, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của cá nhân và xã hội.

Từ xưa, nhân dân ta đã đề cao và đặt ra yêu cầu cụ thể của đức hạnh, trong đó, hành động được đặt lên hàng đầu. Có những câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng của hành động như là: Trăm nghe không bằng một thấy; Trăm hay không bằng tay quen; Nói hay không bàng cày giỏi… Đồng thời nhân dân cũng chê cười, phê phán những kẻ: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa, Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn con mà làm…

Trong văn học nước ta có nhiều nhân vật chứng minh rằng mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Chàng Thạch Sanh thật thà, dũng cảm, giàu lòng thương người sẵn sàng giúp đỡ kẻ bất hạnh. Chàng Sọ Dừa dị dạng nhưng làm việc giỏi, học hành giỏi, thi đỗ Trạng nguyên. Cậu bé làng Gióng lên ba mà vẫn không biết nói, không biết đi nhưng khi nghe sứ giả rao loa rằng nhà vua cần người tài giỏi đứng ra đánh giặc ngoại xâm thì cậu bé nói lời đầu tiên là lời nhận trách nhiệm đánh tan quân giặc. Lòng yêu nước khiến cậu bé lớn nhanh như thổi và trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đủ sức đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi. Hành động dũng cảm phi thường ấy đã đem lại thái bình cho đất nước nên cậu bé làng Gióng được nhân dân tôn vinh là Thánh Gióng và thờ phụng muôn đời. Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, người anh hùng Từ Hải: Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Chàng khinh bỉ và coi thường cái triều đình phong kiến thối nát đương thời và luôn đặt nghĩa vụ của người anh hùng lên trên hết: Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha. Trước ý nguyện đền ơn báo oán của Thúy Kiều, Từ Hải sốt sắng giúp nàng thực hiện công lí không chỉ của riêng nàng mà còn là của chung dân chúng bị áp bức. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu trên đường lai kinh ứng thí thì gặp đảng cướp Phong Lai đang phá phách, bắt bớ dân lành. Chàng đã nổi giận bừng bừng, nhanh chóng Bẻ cây làm gậy tìm đàng xông vô, đánh tan bọn cướp cứu tiểu thư Kiều Nguyệt Nga và tì nữ Kim Liên. Khi được Kiều Nguyệt Nga ngỏ lời tạ ơn, chàng đã khẳng khái chối từ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn, bởi chàng cho rằng làm việc nghĩa là bổn phận của nam nhi. Quan niệm của Lục Vân Tiên cũng chính là quan niệm của nhân dân Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Lịch sử nước ta còn lưu danh muôn thủa những vị anh hùng suốt đời hành động, cống hiến, hi sinh cho quyền lợi của đất nước và dân tộc. Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Hán, khiến cho chúng hồn bay phách lạc. Triệu Thị Trinh với câu nói nổi tiếng: Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, muốn chém cá kình ngoài biển Đông, chứ không muốn làm tì thiếp người ta. Bà đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc. Tướng Trần Bình Trọng khi sa vào tay giặc, bị dụ dỗ, đe dọa, ông đã hùng hồn tuyên bố: Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc. Suốt ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, quân dân Đại Việt trên dưới đoàn kết một lòng. Từ nhà vua cho đến các tướng sĩ, từ các bô lão trong hội nghị Diên Hồng cho tới chàng thiếu niên mười sáu tuổi Trần Quốc Toản đều cùng một quyết tâm Sát Thát, đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước ta, tạo nên hào khí Đông A lẫy lừng muôn thủa.

Ở thế kỉ XV, lòng yêu nước thương dân, căm hờn quân xâm lược đã thôi thúc Nguyễn Trãi hành động. Sau khi tiễn chân cha lên đến ải Bắc (Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc), Nguyễn Trãi nghe theo lời căn dặn tâm huyết của cha nên đã trở về thành Đông Quan, nung nấu ý chí diệt thù cứu nước, ông miệt mài ngày đêm viết Bình Ngô sách rồi lặn lội tìm đường vào Lam Sơn phò chủ tướng Lê Lợi, cùng Lê Lợi nếm mật nằm gai, vượt qua bao gian lao, thử thách, lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh, làm nên chiến thắng oanh liệt ngàn năm. Tên tuổi và sự nghiệp lớn lao của Nguyễn Trãi được dân tộc ta ngàn đời ghi nhớ.

Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ là một trong những tấm gương điển hình của con người hành động. Bất bình trước cảnh bè lũ chúa Trịnh lộng hành ăn chơi xa xỉ, lấn át quyền hành của vua Lê, biến vua Lê thành bù nhìn; căm phẫn quân Thanh mượn cớ cướp nước ta, Nguyễn Huệ đã trực tiếp dẫn quân ra Bắc, vừa đi vừa chiêu mộ binh sĩ, tạo thành một đạo quân hùng hậu đủ sức đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh trong một thời gian rất ngắn. Lòng yêu nước của ông đã biến thành hành động có sức mạnh như triều dâng bão cuốn, quét sạch quân thù, đem lại cuộc sống thanh bình cho muôn dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương chói lọi bởi những hành dộng cách mạng cao cả của Người. Thấm thía và đau đớn trước tình cảnh lầm than của dân tộc, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Ba mươi năm lênh đênh khắp bốn biển năm châu, Bác đã tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi xích xiềng nô lệ của thực dân, phong kiến; giành chủ quyền độc lập, tự do; thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca về hành động, về đức hi sinh quên mình cho dân, cho nước. Sau ngày nước nhà độc lập, Bác kêu gọi đồng bào cả nước một tuần nhịn ăn một bữa để góp phần cứu đói và Bác là người gương mẫu thực hiện đầu tiên. Chúng ta không thể quên hình ảnh Bác đến thăm một đơn vị bộ đội trong đêm trước chiến dịch Biên giới 1951. Bác thức suốt đêm để suy nghĩ về trận đánh mở màn ngày mai.

Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ và canh cho bếp lửa hồng luôn cháy sáng. Bác không ngủ vì: Bác thương đoàn dân công, Đêm nay ngủ ngoài rừng, Trải lá cây làm chiếu, Manh áo phũ làm chăn, Trời thì mưa lâm thâm, Làm sao cho khỏi ướt…

Kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội hoàn cầu, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Trong cuộc sống hòa bình, Bác vẫn ở trong căn nhà sàn đơn sơ, ăn uống thanh đạm như bao người dân lao động khác. Điều tâm huyết mà suốt đời Bác phấn đấu để biến thành hiện thực là làm sao giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước, dân tộc; là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; là chiến đấu quét sạch ngoại xâm, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tư tưởng, phẩm chất đạo đức tuyệt vời thanh cao, tuyệt vời trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là bài học nhân sinh sâu sắc cho dân tộc và nhân loại.

Cách đây hơn thế kỉ, trong một lần trò chuyện với con gái, Các Mác - vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới có câu nói nổi tiếng định nghĩa về hạnh phúc: Hạnh phúc là đấu tranh. Câu nói đó nhấn mạnh vai trò quyết định của những hành động thiết thực đòi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và quyền được hạnh phúc của con người. Tinh thần câu nói trên của Các Mác nhất quán với tinh thần câu nói của nhà văn Xi-xê-rông: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Theo Các Mác, hạnh phúc không phải tự nhiên mà có; hạnh phúc không phải là ngọn lửa thần hay phép màu nhiệm như trong thần thoại, cổ tích… mà hạnh phúc là kết quả của hành động do chính con người tạo nên. Hành động - đó là quy luật sinh tồn, vận động và phát triển của xã hội loài người.

Ngày nay, đất nước Việt Nam đang tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế. Nền kinh tế thị trường toàn cầu đòi hỏi mỗi con người phải thực sự có tài, có đức. Đức và tài thể hiện ở từng hành động cụ thể, ở hiệu quả làm việc cao nhất hằng ngày. Thuận lợi và thách thức đan xen, đòi hỏi mỗi thanh niên phải biết vươn lên trong học tập. Học, học nữa, học mãi (Lê-nin). Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi, là hành động cách mạng của thanh niên. Hành động thiết thực của chúng ta hiện nay là dám nhìn nhận những khuyết điểm, sai lầm, dám khắc phục, sửa chữa, vươn lên tiếp cận cái mới, cái tiến bộ để làm giàu cho bản thân và đất nước. Điều đáng quý của tuổi trẻ ngày nay là thái độ cầu tiến, biết hành động đúng đắn, kịp thời để tự khẳng định mình. Đó mới là con đường tốt nhất để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản thân.

Trước đây, trong chiến tranh, lớp lớp thanh niên hi sinh xương máu ngoài chiến trường để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, trong cuộc sống hòa bình, tuổi trẻ chúng ta phải không ngừng phấn đấu vươn lên, học tập và cống hiến để góp phần vào sự nghiệp làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như sinh thời Bác Hồ hằng mong ước

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×