Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu các chính sách về giáo dục, thi cử của triều đại Lê Sơ

Nêu các chính sách về giáo dục , thi cử  của triều đại Lê Sơ . Các chính sách đó cs tác dụng ra sao ?

5 trả lời
Hỏi chi tiết
481
0
1
Nguyễn Mai
27/08/2020 10:58:59
+5đ tặng

Nêu các chính sách về giáo dục, thi cử của triều đại Lê Sơ
Ngay sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở Đông Kinh, mở trường học các lộ mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

Ở các đạo phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là sách của nhà Nho. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời Lê Thánh Tông, tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 501 tiến sĩ 9 trạng nguyên.

Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tài liệu học tập thì gồm mấy bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh tinh tuý, Bắc sử (Sử Trung Quốc). Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc lòng. Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng.

Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới. Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái. Việc thi cử và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ và trạng nguyên đỗ đạt và thành danh.

Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ.

Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cho rằng kiểu người điển hình do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ nhà Lê.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyễn Mai
27/08/2020 10:59:09
+4đ tặng
- Dựng lại văn miếu, mở trường học ở các lộ, mọi người đều có thể đi học và đi thi,
- Tuyển chọn người có tài, có đạo đức để làm thầy.
- Học đạo nho, nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan.
- Đỗ tiến sĩ được vua ban cho áo, mũ, tước phẩm, vinh quy bái tổ, khắc tên trên bia đá văn miếu.
- Tuyển chọn công bằng.
==> Ý nghĩa: cho thấy sự chú trọng của nhà vua với người tài, tuyển chọn người tài một cách công bằng, mọi người đều có quyền được đi học, nâng cao kiến thức và ứng tuyển thi cử.
Cho biết việc dựng bia tiến sỹ trong Văn Miếu có ý nghĩa như thế nào?
- Minh chứng cho việc học rộng tài cao của các sĩ tử. Đây là để kích thích những người thi, luôn khát khao để thành công đỗ đạt.
- Để những người đời sau, có thể tưởng nhớ đến những người đi trước.
 
0
1
Nguyễn Mai
27/08/2020 10:59:18
+3đ tặng
- Dựng lại văn miếu, mở trường học ở các lộ, mọi người đều có thể đi học và đi thi,
- Tuyển chọn người có tài, có đạo đức để làm thầy.
- Học đạo nho, nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan.
- Đỗ tiến sĩ được vua ban cho áo, mũ, tước phẩm, vinh quy bái tổ, khắc tên trên bia đá văn miếu.
- Tuyển chọn công bằng.
1
0
thảo
27/08/2020 10:59:56
+2đ tặng
Nêu các chính sách về giáo dục, thi cử của triều đại Lê Sơ
Dựng lại văn miếu, mở trường học ở các lộ, mọi người đều có thể đi học và đi thi,
- Tuyển chọn người có tài, có đạo đức để làm thầy.
- Học đạo nho, nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan.
- Đỗ tiến sĩ được vua ban cho áo, mũ, tước phẩm, vinh quy bái tổ, khắc tên trên bia đá văn miếu.
- Tuyển chọn công bằng.
==> Ý nghĩa: cho thấy sự chú trọng của nhà vua với người tài, tuyển chọn người tài một cách công bằng, mọi người đều có quyền được đi học, nâng cao kiến thức và ứng tuyển thi cử.
0
1
Việt Dorapan
27/08/2020 11:07:39
+1đ tặng
Các chính sách về giáo dục, thi cử ở triều đại Lê Sơ là:
- Dựng lại văn miếu, mở trường học ở các lộ, mọi người đều có thể đi học và đi thi,
- Tuyển chọn người có tài, có đạo đức để làm thầy.
- Học đạo nho, nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan.
- Đỗ tiến sĩ được vua ban cho áo, mũ, tước phẩm, vinh quy bái tổ, khắc tên trên bia đá văn miếu.
- Tuyển chọn công bằng.
=> Ý nghĩa: Cho thấy sự chú trọng của nhà vua với người tài, tuyển chọn người tài một cách công bằng, mọi người đều có quyền được đi học, nâng cao kiến thức và ứng tuyển thi cử.
Chúc bạn học tốt! 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo