Tần Thủy Hoàng tên là Doanh Chính, sinh vào tháng giêng năm thứ 48 đời Tần Chiêu Vương, tại Hàm Đan. Năm 13 tuổi đăng cơ làm Tần Vương, do trọng phụ Lã Bất Vi nhiếp chính. Sau khi đích thân trị vì, tiêu diệt sáu nước, xưng là Thủy Hoàng Đế, tức vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tại vị 37 năm, trong đó, xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm. Ốm chết, thọ 50 tuổi.
Năm sinh, năm mất: 259 TCN – 210 TCN (
Nơi an táng: Ly Sơn (phía đông bắc Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Sau: Tần Nhị Thế – Hồ Hợi Tính cách: Doanh Chính tuổi Dần, tính cách cũng rất giống hổ. Úy Liễu, phụ tá đắc lực của Tần Thủy Hoàng, từng miêu tả ông như sau: Tần Vương có mũi cao, mắt dài, ngực nhô cao như ức chim, đối xử với người khác vô tình, lòng dạ như lang sói. Khi chưa đạt mục đích thì còn cư xử hòa nhã, một khi đã đạt được mục đích rồi thì có thể ăn cả thịt người. Nếu người này có được thiên hạ thì mọi người đều sẽ trở thành tù binh của ông ta. Công – tội: Thống nhất sáu nước, phế bỏ chế độ phong kiến nhà Chu, đặt lại quận huyện, thống nhất độ dài trục bánh xe, văn tự, tiền tệ, đơn vị đo lường trên toàn quốc. Có công lao không thể phủ nhận trong việc dung hòa văn hóa các dân tộc của Trung Quốc, xác lập bản đồ Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi bình định thiên hạ, ông đã thi hành nền chính trị hà khắc, đốt sách chôn Nho, xây dựng những công trình quy mô lớn, tiêu xài hoang phí, mê muội tà thuật, khát khao được trường sinh khiến cho dân chúng lầm than nên không lâu sau khi ông chết, triều Tần đã bị khởi nghĩa nông dân lật đổ. Hoàng đế đầu tiên? Tần Vương Doanh Chính kiêm tính xong sáu nước, kết thúc cục diện cát cứ thời Chiến Quốc, thống nhất nước Trung Hoa. Ông ta cảm thấy công tích của mình còn lớn lao hơn cả tam hoàng ngũ đế trong truyền thuyết, không thể cứ dùng danh hiệu “vương” nữa, mà cần tìm một danh hiệu tôn quý hơn cho xứng với công tích đó, liền quyết định dùng danh hiệu “hoàng đế”, Vì là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, nên ông tự xưng là Thủy Hoàng đế (thủy có nghĩa: đầu tiên). Ông ta còn quy định, con cháu về sau nối ngôi, cứ theo thứ tự mà gọi, như Nhị thế hoàng đế, Tam thế hoàng đế… cho tới Vạn thế hoàng đế.