Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 6
21/11/2017 21:55:26

Phân biệt về cấu tạo từ. Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Từ ghép là gì? Từ láy là gì? Nêu tác dụng của các từ trên

Câu 1:
Từ đơn là gì?
Từ phức là gì?
Từ ghép là gì?
Từ láy là gì?
Câu 2: Nêu tác dụng của các từ trên.
Câu 3: Phân biệt về cấu tạo từ.
Câu 4: Viết một đoạn văn về ngày 20/11 có sử dụng từ láy,cụm danh từ.
5 trả lời
Hỏi chi tiết
5.076
11
3
Deano
21/11/2017 21:56:12
Câu 1
*Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
4
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
21/11/2017 22:01:27
2.1. Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng.
Ví dụ: tôi, bác, người, nhà, cây, hoa, trâu, ngựa...
đi, chạy, cười, đùa, vui, buồn, hay, đẹp...
vì, nếu, đã, đang, à, ư, nhỉ, nhé...
2.2. Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép. Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt như sau:
- Từ ghép đẳng lập. Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng.
Thứ nhất, các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau.
So sánh: ăn ≠ ăn ở ≠ ăn nói ≠ ở ≠ nói...
Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống...
Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ.
- Từ ghép chính phụ. Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cái, dưa hấu, cỏ gà... xấu bụng, tốt mã, lão hoá... xanh lè, đỏ rực, ngay đơ, thằng tắp, sưng vù...
2.3. Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm).
Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt.
Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (chẳng hạn như: người người, nhà nhà, ngành ngành... thì ta có dạng láy của từ chứ không phải là từ láy. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, có thể phân loại từ láy như sau:
Từ láy gồm hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi) có các dạng cấu tạo sau:
Láy hoàn toàn. Gọi là láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối của chúng rất nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố được gọi là yếu tố láy. Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:
a. Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tố được nói nhấn mạnh hoặc kéo dài). Ví dụ: cào cào, ba ba, rề rề, lăm lăm, khăng khăng, kìn kìn, lù lù, lâng lâng, đùng đùng, hây hây, gườm gườm, đăm đăm...
b. Lớp từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu. Nguyên tắc đối thanh điệu ở đây là: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; và bằng đứng trước, trắc đứng sau.
1
0
~@Lê Nguyễn@~
21/11/2017 22:14:08
Có ai làm được cau 4 ko?
Giúp e với!
4
0
Meo Meo
21/11/2017 22:42:11
Câu 4
Đêm nay thật đẹp , ánh trăng lung linh . Hàng nghìn vì sao trên trời lấp lánh . Nằm trằn trọc không ngủ được, nghĩ về ngày mai sẽ làm gì. Mặt trăng tròn vành vạnh, ánh lên muôn vàn vì sao. Nhìn thấy trăng, tôi lại nhớ tới chị Hằng cùng các bạn nhỏ vui chơi trung thu. Trăng là nguồn cảm hứng cho nhà thơ nhà văn sáng tác ra những bài văn, bài thơ hay Nhờ có trăng mà ta soi sáng tâm hồn mình, nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ ở đồng quê cùng bè bạn ngắm trăng trông thật lãng mạn. Trăng là người bạn tri ân tri kỉ và đừng bao giờ lãng quên người bạn tốt này
Từ láy : lung linh , lấp lánh , trằn trọc
Cụm dt : hàng nghìn vì sao, người bạn tốt này, người bạn tri ân tri kỉ
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/11/2017 13:05:57
Tiết trời trở lạnh sang đông. Ngày 20-11 lại đến. Những kỷ niệm về công ơn Thầy Cô giáo bỗng trổi dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động. Nhanh thật! Mới đó mà gần mười năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên em cắp sách đi học. Gần mười năm em đến trường được Thầy Cô giảng dạy, mười năm mà tình nghĩa của Thầy Cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Và bây giờ đây chúng em đang ở ngôi trường Việt Đức thân yêu, học lớp 10 TN 1 với thầy cô mới nhưng 2 tháng qua cũng đã là quá đủ để chúng em cảm nhận được tình yêu thương mà các thầy các cô đã dành cho chúng em. Và chúng em cảm thấy chúng em đã lớp 10 rồi mà vẫn như là học sinh lớp 1, mới bẽn lẽn bước vào lớp. 
Điều mà em đón nhận được ở tất cả các vị Thầy Cô ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt gặp ở Thầy Cô nét phiền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. Và cũng bao lần em nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ làm Thầy Cô trẻ hẳn lại mỗi lúc chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả thay những kỹ sư tâm hồn! 
Thầy Cô đã vì chúng em mà có quản ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em nào có hiểu ra điều đó làm cho Thầy Cô phiền lòng. Chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến lớp, và viện lý là bài khó học. Nhưng tại sao chúng em không hiểu rằng để giảng dạy cho dễ hiểu, Thầy Cô đã tốn bao công sức chuẩn bị giáo án hằng đêm. 
Tại sao chúng em không biết rằng có những đêm mất điện, trong lúc chúng em ngủ say thì Thầy Cô còn thức bên ngọn đèn chấm bài, sửa từng câu, từng chữ... Còn biết bao câu hỏi tại sao, chúng em thật nông nổi và đáng trách. Nhưng Thầy Cô bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ bằng tình thương yêu học trò nồng thắm. Ôi Thầy Cô của chúng em! 
Rồi khi em được công nhận là học sinh giỏi, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh đều khen ngợi. Nhưng em hiểu rằng, đằng sau thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của Cô. Em như một bông hoa, còn Cô là lòng đất. Hoa phải nhờ đất nuôi sống, nhờ đất lớn lên và xinh đẹp tô điểm cho đời. Thế nhưng người ta chỉ khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến nguồn gốc đã nuôi sống bông hoa. 
Song, đất không bao giờ phiền lòng về điều đó, vẫn tháng tháng ngày ngày nuôi sống vẻ đẹp cho đời. Cô cũng vậy, như dòng nước chảy xuôi, dạy dỗ chúng em mà không hề toan tính. Cho nên chúng em - những bông hoa phải biết cội nguồn cho mình sức sống, mà tỏ lòng biết ơn đối với Thầy Cô. Dù biết là nhớ ơn thế nào cho đủ, nhưng cũng phải tỏ chút gì để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Lòng biết ơn đôi khi chỉ là việc đến thăm viếng Thầy Cô mỗi dịp Tết, lễ... nhưng nó sẽ động viên Thầy Cô rất nhiều trong việc giảng dạy. 
...Một mùa Xuân mới lại sắp về. Chúng em thêm một tuổi, và tóc Thầy Cô cũng thêm nhiều sợi bạc. Tóc Thầy Cô đã bạc đi cho mùa Xuân quê hương mãi mãi tươi xanh. Thầy Cô, đó là tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn đuốc thiêng liêng soi đường cho chúng em bước tới. Rồi mai kia khi chúng em đã rời xa quê hương. Em đã vào đại học, tiếp tục con đường học vấn của mình. Bước đường tương lai rộng mở trước mắt em. Con đường ấy chính Thầy Cô là người khai mở. Vì thế, cho dù đã trưởng thành đến mấy, dù giữ vị trí nào trong xã hội, thì những hình bóng kính yêu của Thầy Cô mãi mãi ở bên em như nhắc nhở, động viên em trong suốt cuộc đời. Hôm nay đây, với sự họp mặt đầy đủ của các thành viên trong lớp 10 TN 1, chung em xin được kinh tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất, không chỉ là tấm lòng mà chúng em giành cho cô mà còn là một lời hứa chân thực nhất chúng em muốn nói với cô: Chúng em sẽ cố gắng chăm ngoan hơn để không phụ lòng cô đã mong mỏi ở chúng em.Ngoài mẹ cha , thầy cô là tất cả , 
Đã cho em đôi cánh bước vào đời 
Trong lòng em mãi luôn thầm nhủ : 
"Nhớ ơn thầy cô đến trọn đời!"

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo